Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân sáng chế máy cày lên luống làm nhanh gấp 5...

Nông dân sáng chế máy cày lên luống làm nhanh gấp 5 lần thủ công, cả làng ở Bình Định phục sát đất


Những sáng chế máy, cải tiến máy nông nghiệp của ông Tiễn được áp dụng có hiệu quả, góp phần giải phóng sức lao động của con người và nhiều lần đạt giải cao tại hội thi “Sáng tạo nhà nông” do Hội Nông dân tỉnh Bình Định tổ chức.

Xuất thân là một ngư dân, nhưng ông Tiễn có niềm đam mê sáng chế máy nông nghiệp và mong muốn giúp bà con giảm bớt cực nhọc trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Tiễn đã mày mò, nghiên cứu để cải tiến, chế tạo một số thiết bị dùng trong sản xuất cây đậu phụng và đã được nhiều người áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. 

Cụ thể, ông đã nghiên cứu, cải tiến thành công máy trỉa đậu phụng đa năng. 

Từ máy trỉa đậu phụng 1 hàng do Trung Quốc sản xuất, ông đã chế tạo thêm một số phụ tùng, thiết bị để cải tiến thành máy trỉa đậu phụng 2 hàng.

Một ông nông dân sáng chế máy cày lên luống làm nhanh gấp 5 lần thủ công, cả làng ở Bình Định phục lăn - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Tiễn, nông dân sáng chế máy cày lên luống đang vận hành máy ở cánh đồng trồng đậu phộng, trồng hành của thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Chiếc máy trỉa đậu phộng 2 hàng do ông Tiễn mày mò nghiên cứu, cải tiến đã giúp nông dân trong vùng trỉa đậu nhanh gấp 2 lần so với máy trỉa 1 hàng và gấp 3 lần so với trỉa tay trước đây.

Máy trỉa đậu phộng do ông Tiễn cải tiến trỉa hạt đều hơn và tỷ lệ hạt mọc mầm cũng cao hơn.

Với thiết bị cải tiến lắp vào máy trỉa đậu phộng, ông Huỳnh Tiễn, thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát đã tham gia và đạt giải Nhì tại hội thi “Sáng tạo nhà nông” năm 2022 do Hội Nông dân tỉnh Bình Định tổ chức.

Với hiệu quả của máy trỉa đậu đa năng mang lại, nhiều người dân trong và ngoài xã đã đặt mua máy trỉa đậu phộng để sử dụng và tín nhiệm cao. 

Ông Đồng Thanh Giỏi, nông dân ở thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) nhận xét: “Gia đình tôi trồng hơn 5 sào đậu phụng, vì đã lớn tuổi sức khỏe yếu nên đặt mua 1 máy trỉa đậu 2 hàng do ông Tiễn chế tạo. 

Từ ngày có máy, việc trỉa đậu phụng của gia đình khỏe hơn rất nhiều, một mình tôi có thể tự trỉa hết diện tích đậu của gia đình mà không cần thuê mướn nhân công như trước đây và việc trỉa đậu cũng nhanh hơn, đậu mọc đều, đẹp hơn”

Trước đó, ông Tiễn cũng đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy cày lên luống. 

Từ máy xới nhỏ động cơ xăng, ông chế tạo bộ bánh lồng cùng bộ lưỡi cày và cần gạt dùng để lên luống làm đất phục vụ trồng đậu phụng, trồng hành.

Với máy cày lên luống này, việc làm đất không những nhanh gấp 5 lần so với làm thủ công mà độ sâu và khoảng cách giữa các luống cũng đều hơn nhờ điều chỉnh lưỡi cày và hệ thống gạt bằng của máy. 

Và với thiết bị cải tiến này, ông đã tham gia và đạt giải Nhất hội thi “Sáng tạo nhà nông” năm 2016 do Hội Nông dân tỉnh Bình Định tổ chức. 

Với ưu điểm của máy, đã có nhiều người ở xã Cát Hải và các địa phương lân cận đặt hàng ông sản xuất và đang sử dụng có hiệu quả.

Ngoài ra, ông Tiễn còn nghiên cứu, chế tạo ra nhiều thiết bị khác để hỗ trợ người dân trong sản xuất nông nghiệp.

Tiêu biểu nhất là chế tạo đòn ngồi để thu hoạch đậu phụng, nhổ hành. Với đặt thù ruộng sản xuất đậu và ruộng hành ở Cát Hải đều trồng theo luống, giữa các luống đều có rãnh để đi lại. 

Từ thực tế đó, ông đã chế tạo đòn ngồi có 4 bánh xe chạy dọc theo luống để giúp người dân thuận tiện hơn trong việc chăm sóc, thu hoạch nông sản, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với cây trồng.

Và trên đòn ngồi có thiết kế vị trí cắm dù hoặc căng màng che nắng. Người ngồi trên đòn chỉ cần dùng chân đạp xuống đất để tạo đà di chuyển tới hoặc lui theo ý muốn. 

Với ưu điểm dễ làm, giá thành rẻ nhưng lại rất hữu ích nên hiện ở xã Cát Hải hầu như nhà nào cũng có từ 1 đến 2 chiếc đòn để dùng trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cho biết: “Các máy móc, thiết bị do ông Tiễn sáng chế đều mang tính thực tiễn cao và phát huy hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Các máy nông nghiệp, thiết bị máy do ông Tiễn sáng chế, chế tạo, cải tiến không những giảm công lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn giúp bà con rút ngắn thời gian sản xuất, đảm bảo thời vụ”.

Chưa bằng lòng với những gì đã làm được, hiện ông Tiễn đang nghiên cứu và chuẩn bị cho ra đời máy tuốt đậu phụng cải tiến.

Máy tuốt đậu phộng cải tiến do ông Tiễn đang mày mò sáng chế sẽ gúp tuốt đậu sạch, nhanh và vẫn giữ được nguyên thân cây đậu để phục vụ cho chăn nuôi. 

Và với những sáng chế máy nông nghiệp của mình, ông Huỳnh Tiễn đã nhiều lần được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và Hội Nông dân các cấp tặng nhiều Bằng khen, giấy khen, được bà con nông dân tin tưởng, quý mến.





Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-sang-che-may-cay-len-luong-lam-nhanh-gap-5-lan-thu-cong-ca-lang-o-binh-dinh-phuc-sat-dat-20240815074755495.htm

Cùng chủ đề

Một nông dân sáng chế máy nhổ lạc, máy gieo hạt ở Long An, cho máy chạy cả làng phục lăn

Được vinh danh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024, ông Võ Văn Út, nông dân ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa (tỉnh Long An)cảm thấy tự hào, được động viên, khích lệ tiếp tục sáng tạo.Sinh ra...

Chàng thanh niên sáng chế máy nông nghiệp từ khát khao thoát cảnh “cổ cày, vai bừa”

Lão nông ở Khánh Hòa đam mê sáng chế máy nông nghiệp Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ Đó là trải lòng của anh Tạ Đình Huy (42 tuổi) ở xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, Hà Nội về lý do, động lực khiến anh trở thành nhà sáng chế máy nông nghiệp...

Những người ‘cõng nắng’ trên cánh đồng muối trắng tại Bình Định

(VTC News) - Bình minh ló rạng, người dân xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định) tất bật bắt đầu một ngày làm việc trên những cánh đồng muối để duy trì nghề "cha truyền con nối". Bình minh trên cánh đồng muối Bình Định 5h sáng, những tia nắng đầu tiên bắt đầu len lỏi trên cánh đồng muối tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát (Bình Định), nhìn từ trên cao từng thửa muối như những mảnh gương soi.  Tới...

Làng cổ đẹp như phim ở Bình Định, cả làng hơn 300 năm qua vẫn làm nón ngựa từ thời Quang Trung

Trải qua nhiều thăng trầm, nón ngựa Phú Gia vẫn là kiệt tác của nón lá, bởi tính giá trị mỹ thuật cao, là sản phẩm đặc trưng của văn hóa trang phục người dân làng nghề Bình Định. Người dân Bình Định rất tự hào về hình ảnh chiếc nón ngựa Phú GiaTheo ông Tạ Xuân Chánh...

Đào khảo cổ tại một phế tích tháp Champa cổ ở Bình Định phát lộ ra la liệt cổ vật, viện vật lạ

Các chuyên gia còn phát hiện 156 hiện vật đá gồm đá cát kết, đá hoa cương, đá ong với nhiều loại hình, kích thước khác nhau; 522 hiện vật bằng đất nung, gồm các loại như bệ thờ, mảnh minh văn khi khai quật tháp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chim le le, con động vật hoang dã nuôi thành công ở Đồng Tháp, bán 240.000 đồng/con, hút hàng

Anh Phan Văn Sơn (SN 1985) ở ấp Phú Long, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) là một trong những nông dân tiên phong thực hiện mô hình nuôi le le (chim le le-một loài động vật hoang dã) đem lại nguồn thu nhập ổn định cho...

“Hiến đất xây trường học, hành động rất đáng trân trọng” của ông Ma Dỉ Măng ở Hà Giang

Ông Ma Dỉ Măng (sinh năm 1972), xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần (Hà Giang), đã có nghĩa cử rất đáng trân trọng khi hiến đất để xây dựng trường học. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương cộng đồng mà còn góp phần cải thiện điều kiện học tập cho trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. ...

Lớp học “đặc biệt” không tiếng trống trường của “cô giáo” Thùy

Giữa lòng TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có một lớp học tình thương do Bí thư đoàn cơ sở phường 7 Trần Thanh Thùy phụ trách, giảng dạy cho hàng chục trẻ em nghèo. Học trò của cô Thùy là những cháu ban ngày theo cha mẹ bán vé số mưu...

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Trước khi hạ rào, công viên Tuổi trẻ Thủ đô trông ra sao?

Nhiều hạng mục công trình trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân. ...

Bài đọc nhiều

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Đây là cây lim xanh gần 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, cây cổ thụ cao hơn 50m

Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng...

Cùng chuyên mục

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Chợ cá Tha...

Chim le le, con động vật hoang dã nuôi thành công ở Đồng Tháp, bán 240.000 đồng/con, hút hàng

Anh Phan Văn Sơn (SN 1985) ở ấp Phú Long, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) là một trong những nông dân tiên phong thực hiện mô hình nuôi le le (chim le le-một loài động vật hoang dã) đem lại nguồn thu nhập ổn định cho...

“Hiến đất xây trường học, hành động rất đáng trân trọng” của ông Ma Dỉ Măng ở Hà Giang

Ông Ma Dỉ Măng (sinh năm 1972), xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần (Hà Giang), đã có nghĩa cử rất đáng trân trọng khi hiến đất để xây dựng trường học. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương cộng đồng mà còn góp phần cải thiện điều kiện học tập cho trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. ...

Rốt ráo ứng phó bão số 8 mạnh cấp 10

Tàu thuyền rời vùng nguy hiểm Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, tối 11/11, bão Toraji đã đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Hồi 4 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật...

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Mới nhất

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển...

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn mỏi mòn chờ hỗ trợ sinh hoạt phí

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn phản ánh học đến năm 4 vẫn chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí. Có sinh viên phải tạm thời nghỉ học. ...

Đón hơn 4.700 khách quốc tế du lịch tàu biển

Ngày 12/11, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã đón 2 tàu biển Noordam và Celebrity Solsitce cập cảng, đưa hơn 4.700 khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh. ...

Bệnh viện Nhi đồng 1 cứu sống bệnh nhi 2 tuổi người Campuchia

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM hỗ trợ chi phí 100 triệu đồng phẫu thuật cứu sống bệnh nhi 2 tuổi người Campuchia được chẩn đoán màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. ...

Tổng kết khóa đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu …

Chương trình đào tạo, kéo dài trong 4 tuần từ ngày 14/10 - 08/11/2024, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.Tại lễ tổng kết, ông Đào Trọng Tiến - Tuỳ viên thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc - chia sẻ, trong suốt 4 tuần thực hành sản xuất khuôn mẫu tại Trung tâm đào tạo...

Mới nhất