Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNỗi lo dịch tay chân miệng bùng phát năm học mới

Nỗi lo dịch tay chân miệng bùng phát năm học mới


CDC Hà Nội cảnh báo, số ca mắc tay chân miệng hiện tăng cao hơn so với cùng kỳ và sẽ còn tăng hơn khi các trường mầm non, tiểu học đón trẻ quay lại trường khai giảng năm học mới.

Theo CDC Hà Nội, tuần qua đã ghi nhận 41 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 11 ca so với tuần trước.

Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.818 ca mắc. Số mắc tay chân miệng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm, Hà Nội đã ghi nhận 41 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh.





CDC Hà Nội cảnh báo, số ca mắc tay chân miệng hiện tăng cao hơn so với cùng kỳ và sẽ còn tăng hơn khi các trường mầm non, tiểu học đón trẻ quay lại trường khai giảng năm học mới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội dự báo, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học sẽ tiếp nhận trẻ đi học trở lại.

Với bệnh tay chân miệng, hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan. Các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con mình mắc tay chân miệng và cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.

Về phía người dân để phòng dịch, chuyên gia khuyến cáo, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Các phụ huynh thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường;

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế
gần nhất.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước.

Các nốt phỏng nước này xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông. Thủ phạm gây bệnh này là nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71).

Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng, thường tự khỏi. Còn EV71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm tới thần kinh, tim mạch, phổi; thậm chí có thể gây tử vong.

Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bệnh diễn biến nhanh, chỉ nửa ngày đã chuyển sang cấp độ nặng hơn, làm tăng nguy cơ suy hô hấp và biến chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ mắc bệnh.

Việc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi. Trẻ bệnh được chăm sóc và theo dõi sát, hạn chế những rủi ro có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ nếu phát hiện và điều trị quá chậm.

Một trong những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng là tình trạng loét miệng. Vị trị loét nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi…

Có trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 độ C – 38 độ C. Tuy nhiên, có trẻ bị sốt cao trên 39 độ C liên tục là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng đã nghiêm trọng, cần đến ngay các cơ sở y tế.

Hầu hết những trẻ mắc tay chân miệng độ nhẹ đều được bác sĩ cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà theo những nguyên tắc cách ly đúng cách giữa trẻ bệnh trẻ lành để hạn chế sự lây nhiễm. Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh; tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn; sử dụng thuốc điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Các bác sỹ khuyến cáo, với những bệnh nhiễm virus cấp tính như tay chân miệng, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, bàn chân, bàn tay, mông, gối; hoặc những dấu hiệu như sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run, yếu chi.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể dẫn đến các di chứng thần kinh, tim mạch, thậm chí tử vong. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào.

Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh mức độ nhẹ, được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.

3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện, tránh bệnh trở nặng. Đầu tiên là trẻ sốt cao không đáp ứng điều trị. Trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 tiếng đồng hồ và thuốc hạ nhiệt paracetamol không có tác dụng. Dấu hiệu thứ hai là trẻ giật mình nhiều. Thứ ba là trẻ quấy khóc dai dẳng.





Nguồn: https://baodautu.vn/ha-noi-noi-lo-dich-tay-chan-mieng-bung-phat-nam-hoc-moi-d222769.html

Cùng chủ đề

Phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong trường học

Hiện nay, một số bệnh truyền nhiễm tiếp tục có dấu hiệu lây lan phức tạp, đặc biệt là dịch sởi và các bệnh dịch lây qua đường hô hấp, tiêu hóa. Một số dịch bệnh dù có vaccine phòng ngừa nhưng cũng dễ bùng phát nếu nhà trường, phụ huynh không cảnh giác. Đảm bảo vệ sinh trường, lớp Các trường mầm non đang rất tích cực trong công tác vệ sinh, phòng chống...

TPHCM: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng, bệnh tay chân miệng giảm nhẹ

Trong tuần qua, TPHCM ghi nhận 167 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 31% so với trung bình 4 tuần trước đó. Bệnh do virus Dengue gây ra qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Ngày 23-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, tuần qua, TPHCM ghi nhận 404 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (giảm 2% so với trung bình 4 tuần trước). Tổng số ca tay chân...

Nhiều dịch bệnh mùa hè gia tăng, Bộ Y tế ra công điện

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa đã ký ban hành công điện về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2024 gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố. Tại công điện nêu rõ, thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết,...

TP.HCM: Phát hiện thêm nhiều ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng

Chiều 11-6, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 23 này (tính đến ngày 9-6), TP.HCM ghi nhận 9 ca mắc bệnh sởi.Số ca sởi xác định tích lũy đến tuần 23 là 16 ca dương tính. Đáng lưu ý, trong tuần 23 toàn thành phố ghi nhận 10 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không được để người dân không được khám chữa bệnh

Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnhNgày 11/9, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn số 293/SYT-NVY về việc bảo đảm công tác đáp ứng y tế và khắc phục hậu quả sau Bão số 3 (Yagi) gửi các đơn vị trực thuộc. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Giám đốc các đơn vị khẩn trương, nghiêm...

Thêm thời gian ân hạn cho dự án chậm tiến độ

Nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ có thể có thêm 12 tháng để hoàn thành trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt dự án. Sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc văn bản...

Giải mã làn sóng dịch chuyển của giới tinh hoa về khu Đông TP.HCM

Giải mã làn sóng dịch chuyển của giới tinh hoa về khu Đông TP.HCMSở hữu chuỗi tiện ích sang trọng phong cách resort 5 sao, dự án Vinhomes Grand Park - The Opus One là mảnh ghép tiếp theo góp phần đưa khu Đông TP.HCM trở thành bến đỗ của giới tinh hoa trên hành trình tìm chốn an cư, đầu tư hoàn hảo. Có thu nhập...

Nike gặp khó với giấy phép lao động nước ngoài tại TP.HCM

Nike cho biết TP.HCM là nơi duy nhất yêu cầu nộp hồ sơ xin giấy phép lao động nước ngoài vào Việt Nam theo từng đợt, cũng như quy trình tuyển dụng tại Thành phố đã gây khó cho doanh nghiệp. Trước thềm chương trình đối thoại chính sách 2024 do UBND TP.HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức...

Mía đường Sơn La sắp chia cổ tức 200%

Công ty cổ phần Mía đường Sơn La (mã chứng khoán SLS) vừa thông báo chốt danh sách nhận cổ tức niên độ 2023-2024 tỷ lệ 200%, tức mỗi cổ phiếu nhận tiền mặt 20.000 đồng. Công ty cổ phần Mía đường Sơn La vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên vào đầu tháng 9, trong đó thông qua việc điều...

Bài đọc nhiều

Hơn 54.000 trẻ em, nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 14-9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã triển khai tại 84 điểm tiêm trên toàn thành phố, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi.Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Cùng chuyên mục

Triển khai chiến dịch tiêm chủng miễn phí phòng chống dịch sởi tại TP Hồ Chí Minh

Qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã quyết định chọn đơn vị Tiêm chủng Long Châu cùng đồng hành trong chiến dịch thực hiện tiêm chủng miễn phí vaccine ngừa bệnh sởi-rubella, nhằm đẩy nhanh tốc độ chủng ngừa cho trẻ em chưa tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa chưa đầy đủ, nhanh chóng đẩy lùi dịch sởi trên địa bàn thành phố. Hệ thống trung tâm Tiêm chủng Long...

Không được để người dân không được khám chữa bệnh

Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnhNgày 11/9, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn số 293/SYT-NVY về việc bảo đảm công tác đáp ứng y tế và khắc phục hậu quả sau Bão số 3 (Yagi) gửi các đơn vị trực thuộc. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Giám đốc các đơn vị khẩn trương, nghiêm...

Cách hạ đường huyết bằng quả bơ

Kiều Vũ (Tổng hợp từ nutrition & Medicalnewstoday)   -   Thứ hai, 16/09/2024 19:00 (GMT+7) Hạn chế chỉ số đường huyết tăng đột biếnBơ là loại quả có cả chất xơ hòa tan, không hòa tan và axit béo không bão hòa đơn. Hàm lượng magie cao trong quả bơ cũng có thể giúp điều chỉnh sự hấp thụ insulin và glucose để giảm lượng đường trong máu.Khi kết hợp một nửa hoặc toàn bộ...

Không thu viện phí của nạn nhân vùng thiên tai khoản không được BHYT thanh toán

Theo đó, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà...

Hy hữu ca bệnh có u chi chít trong dạ dày và mọc khắp cơ thể

Đối với các u mềm ở đầu, tay, vai và các nốt sần trên mu bàn tay, mặt (ảnh bên dưới), bệnh nhân được khuyên thực hiện phẫu thuật bóc các u mềm lớn trên đầu, tay vừa để tìm hiểu bệnh vừa để giải quyết thẩm mỹ. Kết quả các khối đều là u xơ bì (Sclerotic Fibroma-like Dermatofibroma). Đặc điểm...

Mới nhất

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố hơn 13.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào bão lũ

  Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 13.358 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 13/9. Chiều 16/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 13.358 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh...

Cách hạ đường huyết bằng quả bơ

Kiều Vũ (Tổng hợp từ nutrition & Medicalnewstoday)   -   Thứ hai, 16/09/2024 19:00 (GMT+7) Hạn chế chỉ số đường huyết tăng đột biếnBơ là loại quả có cả chất xơ hòa tan, không hòa tan và axit béo không bão hòa đơn. Hàm lượng magie cao trong quả bơ cũng có thể giúp điều...

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng....

Không thu viện phí của nạn nhân vùng thiên tai khoản không được BHYT thanh toán

Theo đó, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải...

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh thành bão

NDO - Chiều 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các Bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Ảnh minh họa. Công điện...

Mới nhất