Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổNỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển


Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville phát biểu tại Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’ ngày 8/10 tại Hà Nội. (Ảnh: Anh Sơn)

Bên lề Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” ngày 8/10 tại Hà Nội vừa qua, Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville trả lời phỏng vấn đề cao ý nghĩa của Hội thảo cũng như những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp về phân định và quản lý biên giới một cách hòa bình thông qua biện pháp ngoại giao.

Đánh giá của ông về ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” và dự án hợp tác về thể chế của Việt Nam nhằm mục tiêu tăng cường năng lực giữa các đối tác trong lĩnh vực phân định và quản lý biên giới?

Trong bối cảnh một số xung đột trên thế giới vẫn đang được giải quyết bằng vũ lực thay vì đối thoại, việc tổ chức Hội thảo này là rất quan trọng. Tình hình thế giới hiện nay cho thấy việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 16 về duy trì công lý, gìn giữ hòa bình và tăng cường thể chế càng trở nên cấp thiết và phù hợp hơn bao giờ hết.

Dù hết sức nỗ lực, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức, đặc biệt là trong việc quản lý mối quan hệ với các nước láng giềng và giải quyết các yêu sách lãnh thổ chồng lấn. Do đó, hội nghị này rất ý nghĩa và có giá trị thiết thực bằng cách tạo cơ hội cho các chuyên gia trao đổi các thông lệ, kinh nghiệm và cách tốt nhất để giải quyết hiệu quả các vấn đề mà nhiều quốc gia gặp phải trong lĩnh vực quản lý biên giới ở hiện tại cũng như trong quá khứ. Tại Hội thảo, chúng ta có thể so sánh các vấn đề rất cụ thể ở các khu vực khác nhau trên thế giới như Bỉ, Canada, Australia, Hàn Quốc và Philippines.

Đây là một vấn đề rất phức tạp và đòi hỏi những kỹ năng rất quan trọng và kiến thức chuyên sâu mà các quốc gia chắc chắn cần phải củng cố và cập nhật liên tục.

“Biên giới cả trên đất liền và trên biển xác định không gian sinh tồn và phát triển của các quốc gia, đồng thời thể hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Do đó, việc phân định rõ ràng biên giới và quản lý, hợp tác hiệu quả trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế là yếu tố then chốt để bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển bền vững cũng như xây dựng mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa các quốc gia liên quan.” (Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ)
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’. (Ảnh: Anh Sơn)

Nhận xét của ông về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua biện pháp ngoại giao, đối thoại song phương với các nước láng giềng và tích cực tham gia các diễn đàn khu vực, đặc biệt là ASEAN?

Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại song phương và đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là ở Biển Đông. Vừa qua tại Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Việt Nam cũng là một bên tham gia tích cực và đóng góp cho ASEAN kể từ khi gia nhập năm 1995. Việt Nam đã thông qua tổ chức này để ủng hộ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và xây dựng sự đồng thuận giữa các quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ, Việt Nam đã ủng hộ các nỗ lực thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, nhằm quản lý căng thẳng và ngăn ngừa xung đột.

Ngoài ASEAN, Việt Nam cũng cam kết đầy đủ về việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình tại các diễn đàn đa phương khác như Cộng đồng Pháp ngữ hoặc Liên hợp quốc nhằm quốc tế hóa các vấn đề khi cần thiết, đồng thời cân bằng với việc ưu tiên đàm phán song phương. Những nỗ lực ngoại giao này được coi là những đóng góp mang tính xây dựng cho sự ổn định khu vực. Đây là điều hoàn toàn cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời đảm bảo phúc lợi cho người dân.

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Nguyễn Văn Thảo trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam cho gia đình cố Giáo sư Jean Salmon ngày 4/10 tại Brussels. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Bỉ)

Ông có thể điểm lại những dấu ấn nổi bật trong hợp tác giữa Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam?

Hợp tác giữa Ủy ban Biên giới Quốc gia và Wallonie-Bruxelles là một câu chuyện thành công lâu dài trong hơn 20 năm qua. Ngày 4/10 vừa qua tại Brussels, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Nguyễn Văn Thảo đã bày tỏ lòng tri ân đến cố Giáo sư Jean Salmon, một chuyên gia lỗi lạc về luật quốc tế, người đã có những đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu và giảng dạy luật quốc tế, đồng thời tham gia nhiều năm vào các dự án hợp tác với Việt Nam, hợp tác chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã chia sẻ kiến thức và chuyên môn, đồng thời cung cấp cho Việt Nam tư vấn pháp lý và đào tạo chất lượng cao cho các cán bộ làm biên giới lãnh thổ. Hiện chúng tôi rất hy vọng sẽ duy trì mối quan hệ đối tác này với Ủy ban Biên giới quốc gia trong chương trình hợp tác tiếp theo của chúng tôi trong giai đoạn 2025-2027.

Xin cảm ơn ông!

Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa …

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết trên …

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân …

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp …

Tổng Thư ký LHQ: Việt Nam là hình mẫu của hoà bình và phát triển bền vững, 'ngôi sao của ASEAN' Tổng Thư ký LHQ: Việt Nam là hình mẫu của hoà bình và phát triển bền vững, ‘ngôi sao của ASEAN’

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, đóng góp vào …





Nguồn: https://baoquocte.vn/no-luc-ngoai-giao-dang-ghi-nhan-cua-viet-nam-vi-bien-gioi-bien-dao-hoa-binh-va-phat-trien-289754.html

Cùng chủ đề

Tổng thống Nga, Iran hội đàm ở Turkmenistan, bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump, tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi Đức

Trung Quốc cam kết thúc đẩy 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm không phận, xe tăng Israel nã đạn vào trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon, Nga tố Mỹ phá hoại đồng thuận tại Hội nghị cấp cao Đông Á… là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Chương trình tàu ngầm hạt nhân Mỹ ‘lâm nguy’, Trung Quốc được đà tăng tốc

Chương trình tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN) lớp Columbia của Hải quân Mỹ đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng, làm gia tăng lo ngại về khả năng duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân của quốc gia này trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ Trung Quốc. Theo báo cáo của tờ Asia Times và Cơ quan Thẩm định trách nhiệm...

Ấn Độ Dương “tăng nhiệt”: Nhật Bản

Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 8/10, tàu khu trục JS Ariake của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) mới đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với tàu tiếp liệu INS Shakti của Hải quân Ấn Độ ở Vịnh Bengal. Theo phân tích từ trang tin quân sự Armyrecognition, Ấn Độ và Nhật Bản chia sẻ mối quan ngại về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê giảm phiên cuối tuần, tìm cơ hội trong xu hướng phát triển mới

Sản lượng cà phê Việt Nam dự kiến giảm mạnh trong niên vụ 2024 - 2025, xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua, chủ yếu do thời tiết không thuận lợi và hiện tượng El Nino gây hạn hán và sâu bệnh.

Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Trung Quốc cũng sẽ triển khai các công cụ chính sách liên quan tới thuế và các "quỹ đặc biệt" để vực dậy lĩnh vực bất động sản.

lớp học đặc biệt của cô giáo người Mỹ và gần 300 học sinh trên khắp Việt Nam

“Món quà tuyệt vời nhất chúng ta có thể dành tặng bản thân và con em của chúng ta chính là món quà giáo dục". Hơn ai hết, là một nhà giáo đầy tâm huyết, cô Nguyên Phạm luôn trân trọng giá trị của tri thức và mong muốn truyền đạt những giá trị nhân văn ấy tới thế hệ trẻ.

Google có thể bị chia tách để chống độc quyền?

Bộ Tư pháp Mỹ vừa đưa ra các khuyến nghị về hoạt động kinh doanh của Google trong lĩnh vực tìm kiếm, có thể bị chia tách như một biện pháp để chống độc quyền.

Smartphone chạy chip Qualcomm có thể là “mục tiêu” của tin tặc

Hàng trăm triệu smartphone trên toàn cầu sử dụng chip của Qualcomm đang bị dính phải một lỗi bảo mật nguy hiểm, có nguy cơ bị tin tặc tấn công và xâm nhập thiết bị từ xa.

Bài đọc nhiều

Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia luyện tập chung trên biển

Tàu CSB 8001 của Cảnh sát biển Việt Nam và tàu KN.Pulau Dana-323 của Cảnh sát biển Indonesia trong chương trình luyện tập chung. Tham gia luyện tập chung trên biển có sự tham gia của cán bộ, chiến sĩ, thủy thủ của hai tàu CSB 8001, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 và tàu...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia luyện tập chung trên biển

Tàu CSB 8001 của Cảnh sát biển Việt Nam và tàu KN.Pulau Dana-323 của Cảnh sát biển Indonesia trong chương trình luyện tập chung. Tham gia luyện tập chung trên biển có sự tham gia của cán bộ, chiến sĩ, thủy thủ của hai tàu CSB 8001, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 và tàu...

Những thành tựu nổi bật trong hợp tác quốc tế về biển của Việt Nam

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai.  Chính vì vậy, quan điểm đúng đắn về hợp tác quốc tế biển...

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng

Là một trong những nước bỏ phiếu thông qua UNCLOS và ký Công ước trong ngày mở ký, ngay từ trước khi Công ước có hiệu lực ngày 16/11/1994, trong Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Như hầu hết các quốc gia ven biển khác, Việt Nam...

Sự cần thiết hợp tác quốc tế về biển trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam

Nhu cầu hợp tác quốc tế về biển xuất phát trước hết từ thực tiễn tại khu vực. Như chúng ta đều biết, Biển Đông là nơi án ngữ nhiều tuyến đường hàng hải có vai trò quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế bậc nhất trên thế giới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và là nguồn sống của hàng triệu người trong khu vực. Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam tham quan...

Việt Nam – Lào – Campuchia nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu...

Sáng 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng, làm việc tại Thủ đô Vientiane, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet tại cuộc ăn sáng làm việc. Ảnh: VGP Tại cuộc gặp, ba Thủ tướng nhấn mạnh truyền thống đoàn...

Mới nhất

Litva thử nghiệm lớp phòng thủ mới dọc biên giới với vùng Kaliningrad của Nga

Video về các chướng ngại vật chống tăng này đã được cơ quan dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Litva (Lithuania) công bố, trang...

Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc mắc kẹt trong cuộc chiến Israel

Hoạt động gìn giữ hòa bình ngày càng rủi ro Các quan chức Liên hợp quốc cho biết hai thành viên của phái bộ gìn giữ hòa bình hoạt...

Báo Indonesia muốn AFC tổ chức lại trận đấu gặp Bahrain

"Trận hòa trước Bahrain được coi là không công bằng với đội tuyển Indonesia. Hoàn toàn có thể tổ chức trận đá lại cho 2 đội sau những tranh cãi", tờ CNN Indonsia nhận định trong bài viết "Liệu có thể xuất hiện trận đá lại giữa Indonesia và Bahrain".Báo chí Indonesia nói nhiều đến trường hợp này...

Mới nhất