Trang chủNewsThế giớiNỗ lực ngăn chặn hiểm họa ma túy ở tiểu vùng sông...

Nỗ lực ngăn chặn hiểm họa ma túy ở tiểu vùng sông Mekong



Các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mekong đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma túy ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế – xã hội, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: TTXVN)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 14 cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác năm 1993 về phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong, ngày 6/9, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: TTXVN)

Tiểu vùng sông Mekong bao gồm sáu quốc gia là Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam, là khu vực có tiềm năng phát triển với những nền kinh tế năng động và vị trí địa chiến lược quan trọng.

Hợp tác đối phó hiểm họa “Tam giác vàng”

Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực tiểu vùng đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma tuý ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế – xã hội, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước. Đặc biệt, khu vực “Tam giác vàng”, nằm sát biên giới các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, được xác định là nguồn cung ma túy lớn thứ hai trên thế giới, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 80 tấn heroine và hàng nghìn tấn ma túy tổng hợp các loại.

Nhận thức được nguy cơ của hiểm họa ma túy và nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý, năm 1993, các nước tiểu vùng sông Mekong là: Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã ký Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống ma tuý (Thỏa thuận MOU1993), xác lập nền tảng và cơ chế hợp tác về phòng, chống ma tuý giữa các nước tiểu vùng sông Mekong.

Mục tiêu chính của Thỏa thuận MOU1993 là nhằm đối phó với hoạt động sản xuất, mua bán ma túy bất hợp pháp ngày càng gia tăng, thông qua việc xây dựng cơ chế hợp tác chung ở Tiểu vùng nhằm xóa bỏ tình trạng gieo trồng cây thuốc phiện, ngăn chặn hoạt động mua bán các chất ma túy và tiền chất để sản xuất ma túy và giảm nhu cầu tiêu thụ các chất gây nghiện.

Thỏa thuận MOU1993 đã khẳng định cam kết của các quốc gia thúc đẩy hợp tác đấu tranh phòng, chống ma tuý, nhìn nhận đúng đắn tình hình và xu hướng phát triển của vấn đề sản xuất, sử dụng và mua bán trái phép các chất ma tuý, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của công tác hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng, chống ma tuý.

Theo Trưởng đại diện Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Jeremy Douglas, trong năm 2022, khu vực Đông và Đông Nam Á đã thu giữ hơn 151 tấn ma túy các loại, trong đó chủ yếu là ma túy tổng hợp; thu giữ 27,4 tấn ketamine- một loại ma túy tổng hợp nguy hiểm, phổ biến trong năm 2022, tăng 167% so với năm 2021.

Mở rộng thành viên Thỏa thuận

Tại Hội nghị MOU cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia (UBQG) đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1995, Việt Nam và Campuchia chính thức trở thành thành viên của Thỏa thuận MOU1993 theo Nghị định thư sửa đổi năm 1995. Kể từ đó, các thành viên của Thỏa thuận MOU 1993 bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và UNODC.

Từ năm 1995 trở đi, Hội nghị MOU được tổ chức luân phiên ở các nước thành viên với cơ chế Hội nghị cấp quan chức cao cấp tổ chức thường niên và Hội nghị cấp Chủ tịch UBQG tổ chức hai năm một lần. Tại các hội nghị này, các quốc gia chia sẻ về kết quả công tác phòng, chống ma tuý và thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng về phòng, chống ma túy. Cho đến nay đã có 11 Bản kế hoạch hành động tiểu vùng được thông qua.

Tại Hội nghị MOU cấp Chủ tịch UBQG tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1995, một Kế hoạch hành động tiểu vùng về kiểm soát ma tuý gồm 11 dự án với tổng vốn tài trợ trên 15 triệu USD đã được ký thông qua. Từ năm 1995 đến nay, tổng ngân sách vận động tài trợ cho các dự án trong khuôn khổ Kế hoạch hành động tiểu vùng lên tới gần 30 triệu USD. Năm 2018, Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 10 giai đoạn 2016-2018 đã huy động được gần 4 triệu USD.

Kế hoạch hành động tiểu vùng cơ bản gồm bốn lĩnh vực ưu tiên hợp tác, đó là: ma túy và sức khỏe; hợp tác thực thi pháp luật; hợp tác quốc tế trong các vấn đề pháp lý; và Phát triển thay thế bền vững.

Trưởng đoàn các nước và UNODC tham dự Hội nghị.  (Nguồn: VGP)
Trưởng đoàn các nước và UNODC tham dự Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Sự tham gia tích cực của Việt Nam

Kể từ khi tham gia chính thức Thỏa thuận MOU1993 vào năm 1995, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, có nhiều sáng kiến đóng góp vào việc thực hiện MOU1993 và các kế hoạch hành động của Thỏa thuận cũng như hợp tác song phương với các nước thành viên, nhất là các thành viên có chung đường biên giới.

Tháng 5/2015, Việt Nam là chủ nhà MOU1993. Hội nghị có sự tham dự đầy đủ của đại diện từ sáu quốc gia thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam cùng đại diện UNODC.

Bên cạnh đó, từ 2016, Việt Nam tham gia tích cực vào Kế hoạch Hành động sông Mekong an toàn (SMCC), sáng kiến do Trung Quốc và Thái Lan đồng khởi xướng từ năm 2013 nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng mua bán ma tuý bất hợp pháp ở khu vực “Tam giác vàng” và các điểm nóng khác trong khu vực. Trung tâm SMCC hoạt động theo cơ chế luân phiên. Năm 2023, Trung tâm SMCC đặt tại trụ sở Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy ở Hà Nội và đi vào hoạt động từ ngày 7/2-9/4/2023. Tham gia vào MOU1993, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, quyết tâm và cam kết trong việc tăng cường hợp tác với Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, các nước tiểu vùng sông Mekong và các nước trên thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 14 cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hợp tác phòng, chống ma túy Tiểu vùng sông Mekong diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá, trong 30 năm qua, cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong về phòng, chống ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân các nước thành viên.

Thực hiện trách nhiệm thành viên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách tầm vĩ mô với những mục tiêu dài hạn, trong đó có Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 và chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy với mục tiêu dài hạn tầm nhìn đến năm 2030.

Cùng với tăng cường thực thi pháp luật, Việt Nam đang đổi mới triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa. Bên cạnh đó, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới để giải quyết vấn đề ma túy; luôn ủng hộ và tham gia tích cực vào các khuôn khổ hợp tác của khu vực cũng như các cơ chế hợp tác với các nước đối tác, các tổ chức quốc tế.

Để đối phó có hiệu quả với hiểm họa ma túy, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh các giải pháp toàn diện, trong đó dành ưu tiên cao trong triển khai các giải pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy bất hợp pháp qua biên giới đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Việt Nam đang triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền giáo dục phòng ngừa, đa dạng và xã hội hóa các mô hình điều trị cai nghiện… Ngoài nỗ lực trong nước, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các nước, đặc biệt với các nước đã ký kết hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương về phòng, chống ma túy và có chung đường biên giới như với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Việt Nam luôn sát cánh cùng các nước thành viên Tiểu vùng sông Mekong thực hiện nghiêm túc những cam kết và thỏa thuận đã đạt được, nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu chung, vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng và xây dựng một khu vực không ma túy.

Từ ngày 5-7/9, nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 14 cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác năm 1993 về phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hội nghị diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm ký kết Bản thỏa thuận về phòng, chống ma túy giữa các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong và UNODC. Vì vậy Hội nghị lần này tại Bắc Kinh, Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng. Tham gia Hội nghị, Chính phủ các nước tiểu vùng sông Mekong trong đó có Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong hợp tác, giải quyết vấn nạn ma túy trong khu vực và trên thế giới.

Hội nghị đã thông qua ba văn kiện, gồm: Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 12, Tuyên bố chung Bắc Kinh và Sáng kiến của Trung Quốc về giải quyết vấn đề ma tuý tổng hợp ở khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Trong khuôn khổ Hội nghị, ngày 5/9, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến với Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy Trung Quốc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phân cấp quản lý đường bộ theo nguyên tắc “1 việc, 1 người chịu trách nhiệm”

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc về rà soát, hoàn thiện dự thảo 4 nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. ...

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng để phòng, chống ma túy đến năm 2030

Chính phủ trình Quốc hội chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 do Bộ Công an chủ trì quản lý với tổng vốn thực hiện hơn 22.450 tỷ đồng. Sáng 8/10, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Bảo đảm cơ sở vật chất và duy trì...

Chính phủ đề xuất dành 22,4 nghìn tỷ để ngăn chặn tội phạm về ma tuý

Sáng 8/11, Quốc hội nghe tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. ...

10 tháng năm 2024, ngành Hải quan thu 92,3% dự toán ngân sách

(PLVN) - Lũy kế 10 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngày 7/11, Tổng cục Hải quan thông tin đến báo chí về tình hình công tác tháng 10/2024 của đơn vị. Theo đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35...

Bổ sung chế tài xử lý doanh nghiệp không bám lộ trình giảm khí thải

Sáng 7/11, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan về dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.

Mới nhất

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất