Trang chủNewsNhân quyềnNiger trước những ngả đường lịch sử

Niger trước những ngả đường lịch sử


Cuộc đảo chính chóng vánh ở Niger đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng quốc tế. Tương lai của người dân Niger sẽ đi về đâu vẫn còn là một vấn đề đang được bỏ ngỏ.

Bất cứ dự đoán nào cũng đều chỉ dừng lại ở mức tham khảo, bởi điều gì cũng có thể xảy ra, không loại trừ kịch bản xấu nhất là Niger sẽ trở thành tâm điểm của cuộc xung đột mang tính chất khu vực, chiến trường chính của cuộc chiến tranh ủy nhiệm mới ở châu Phi.

Niger đi về đâu sau đảo chính quân sự. (Nguồn: BBC)
Hầu hết người Niger vẫn đang cố gắng lo cho cuộc sống thường nhật bất kể cuộc đối giữa nhóm đảo chính và các nước trong khu vực. (Nguồn: BBC)

Đảo chính ở Niger – sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng

Ngày 26/7/2023, lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tuyên bố đảo chính, lật đổ ông Mohammed Bazoum – người nắm quyền lãnh đạo quốc gia này sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2021. Sau đảo chính, Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani – chỉ huy lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tuyên bố “được chọn làm nguyên thủ quốc gia”, ra lệnh đóng cửa biên giới, bãi bỏ Hiến pháp hiện hành và ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc.

Chưa đầy hai tuần sau, lực lượng đảo chính ở Niger thành lập chính phủ mới do Thủ tướng Ali Mahaman Lamine Zeine – một nhà kinh tế học đứng đầu. Đây là cuộc đảo chính quân sự thứ năm kể từ khi Niger tuyên bố độc lập và cuộc đảo chính thứ bảy ở khu vực Trung, Tây Phi trong ba năm vừa qua.

Tuy nhiên, khác với các cuộc đảo chính trước đây, cuộc đảo chính lần này được các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích, bình luận quốc tế đặc biệt quan tâm và khai thác từ nhiều khía cạnh.

Các nhà quan sát cho rằng, cuộc đảo chính này đã được lực lượng cận vệ Tổng thống chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, bài bản, phản ánh sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, chịu sự tác động từ các tác nhân bên trong và bên ngoài.

Trong đó, nhân tố chủ quan giữ vai trò chủ yếu, quyết định trực tiếp đến việc lật đổ Tổng thống Niger Mohammed Bazoum. Sở dĩ chúng ta có thể đưa ra nhận định trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tiến hành đảo chính trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang ở giai đoạn cao trào. Tại thời điểm đảo chính, dư luận quốc tế đang tập trung theo dõi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhất là cuộc phản công quy mô lớn của quân đội Ukraine tại chiến trường miền Đông nước này, cũng như những lùm xùm sau cuộc “nổi loạn” của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner và số phận ông trùm Yevgeny Prigozhin.

Vì vậy, kế hoạch đảo chính đã được giữ bí mật đến phút chót và lực lượng cận vệ Tổng thống Niger chưa vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước lớn trước khi tổ chức chính biến, giúp cho hành động thực tế của lực lượng này diễn ra rất nhanh. Chỉ khi đưa ra thông báo về việc lật đổ Tổng thống Niger Mohammed Bazoum, dư luận thế giới mới ngỡ ngàng trước những gì đang diễn ra ở quốc gia này, các nước lớn chưa kịp “trở tay” thì chính quyền đã thuộc về tay của phe đảo chính.

Thứ hai, cuộc đảo chính Niger nằm trong “làn sóng đảo chính” ở khu vực Sahel. Các cuộc đảo chính trước đó không chỉ là chất kích thích mà còn củng cố động lực để lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tiến hành lật đổ lãnh đạo đương nhiệm.

Theo các chính trị gia, nhà phân tích, bình luận quốc tế, phe đảo chính tổ chức binh biến trong thời điểm này chắc chắn sẽ chịu sức ép từ các nước lớn, nhưng họ sẽ nhận được sự ủng hộ của các quốc gia được lãnh đạo bởi chính quyền quân sự. Các quốc gia này sẽ liên kết để vượt qua “sức nóng” của dư luận quốc tế, chống trả các đòn trừng phạt, thậm chí là các biện pháp quân sự của các nước trong khu vực.

Trên thực tế, Mali, Burkina Faso đã tuyên bố việc Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) can thiệp quân sự vào Niger nghĩa là tuyên chiến với hai quốc gia này. Ngoài ra, các thành viên của ECOWAS vừa trải qua đảo chính cũng tích cực thúc đẩy đàm phán, sử dụng biện pháp “ngoại giao con thoi” nhằm xoa dịu tình hình, tránh để xảy ra một cuộc xung đột đe dọa đến hòa bình, an ninh của khu vực Tây Phi.

Thứ ba, lực lượng đảo chính, đứng đầu là Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani đã củng cố cơ sở xã hội trong nước để tiến hành lật đổ đương kim Tổng thống Mohammed Bazoum. Tháng 3/2021, với sự can thiệp của lực lượng cận vệ, âm mưu đảo chính nhằm vào Tổng thống đắc cử Mohammed Bazoum của một bộ phận binh sĩ quân đội Niger đã chết yểu.

Theo các chuyên gia phân tích, bình luận chính trị quốc tế, tại thời điểm sau cuộc bầu cử diễn ra năm 2021, ông Mohammed Bazoum nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, rộng rãi của cử tri, vì vậy, việc đảo chính có thể thành công nhưng chính quyền hậu đảo chính sẽ sớm “đi vào ngõ cụt” vì không được nhân dân ủng hộ. Sau hơn hai năm cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Mohammed Bazoum ngày càng thể hiện sự yếu kém trong lãnh đạo đất nước.

Các chính sách kinh tế – xã hội không mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, tình trạng khủng bố ngày càng gia tăng, đặc biệt, Niger ngày càng lệ thuộc vào các nước lớn, nhất là Mỹ và Pháp. Về vấn đề này, lực lượng đảo chính tuyên bố “chính phủ của Tổng thống dân bầu đã thất bại trong chính sách kinh tế, đưa đất nước vào nguy cơ bất ổn gia tăng”.

Hơn nữa, ông Mohammed Bazoum là người Niger gốc Arab, không phải người bản địa, một bộ phận dân chúng Niger vốn có thái độ hoài nghi đối với những chính trị gia gốc Arab. Sau những thất bại trong quản lý nhà nước, họ thêm nghi ngờ, phẫn nộ trước cách hành xử của ông Bazoum đối với các vấn đề của đất nước.

Niger trước những ngả đường lịch sử
Mohamed Toumba, một trong hai tướng dẫn đầu cuộc đảo chính, phát biểu trước những người ủng hộ chính quyền cầm quyền của Niger ở Niamey ngày 6/8. (Nguồn: AP)

Thứ tư, các lực lượng đảo chính đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở chính trị – tư tưởng để lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ chính quyền cũ. Sau khi đảo chính thành công, chính quyền quân sự do Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani đứng đầu đã chủ trương hạn chế tối đa ảnh hưởng của các nước phương Tây, xóa bỏ các tàn dư chế độ thuộc địa còn sót lại ở Niger, ban hành các chính sách mang tính dân tộc, thúc đẩy quan hệ đối ngoại với Nga và Trung Quốc.

Có thể thấy rằng, đường lối, chủ trương của chính quyền quân sự đã được người dân Niger ủng hộ mạnh mẽ; hàng chục vạn người dân Niger đã tập trung ở thủ đô Niamey và các thành phố lớn trên khắp đất nước thể hiện quan điểm ủng hộ cuộc đảo chính, trong đó nhiều người đã giơ những khẩu hiệu phản đối sự hiện diện của Pháp và bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga. Để thúc đẩy hòa giải dân tộc, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cũng tuyên bố khởi đầu 30 ngày “đối thoại toàn quốc” để xây dựng những đề xuất nhằm thiết lập nền tảng cho “đời sống hiến pháp mới”.

Như vậy, có thể thấy rằng, cuộc đảo chính này đã được lực lượng cận vệ Tổng thống Niger chuẩn bị trong một thời gian dài, tận dụng yếu tố dân tộc và thời đại; phân tích tình hình quốc tế và trong nước, bảo đảm cuộc đảo chính diễn ra nhanh chóng, nắm chắc phần thắng và không gây đổ máu. Những diễn biến hậu đảo chính ngày càng khẳng định nhận định này là phù hợp, cho thấy lực lượng đảo chính đã sẵn sàng để tiếp quản chính quyền từ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Bazoum.

Niger là quốc gia ở khu vực Sahel, nằm ở phía Tây châu Phi, được ví như vùng đất nóng, khô hạn, sa mạc hóa; tỷ lệ thất nghiệp cao, 41% người dân đói nghèo, xếp thứ 189/191 về chỉ số phát triển con người. An ninh bất ổn, liên tục xảy ra khủng bố do các nhóm Hồi giáo cực đoan (từ tháng 1/2020 đến tháng 8/2022 có 13 vụ), làm hàng ngàn người chết.

Tương lai của Niger sẽ đi về đâu?

Không lâu sau khi lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tuyên bố đảo chính thành công, cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng trái chiều. Mỹ và các nước phương Tây bày tỏ lập trường cứng rắn đối với đảo chính Niger, cho rằng lực lượng đảo chính cần tôn trọng trật tự Hiến pháp và khôi phục quyền lực cho Tổng thống bị lật đổ Mohammed Bazoum ngay lập tức. Thậm chí, Mỹ và Pháp tuyên bố không loại trừ việc sử dụng biện pháp quân sự nhằm lập lại trật tự ở quốc gia Tây Phi này.

Ngày 7/9, giới chức Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang bố trí lại một số binh sĩ và thiết bị ở Niger và sẽ rút một số lượng nhỏ quân nhân không thiết yếu “vì hết sức thận trọng”. Đây là động thái quân sự lớn đầu tiên của Mỹ ở Niger kể từ cuộc đảo chính nổ ra tại quốc gia Tây Phi này hồi tháng 7.

Hai hôm sau, chính quyền quân sự của Niger cáo buộc Pháp triển khai các lực lượng tại một số nước Tây Phi nhằm mục đích “can thiệp quân sự” tại Niger trong bối cảnh hàng trăm người biểu tình dựng trại bên ngoài một căn cứ quân sự của Pháp ở thủ đô Niamey để yêu cầu Pháp rút quân khỏi nước này.

Trước đó, ngày 31/8, Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí đưa ra cơ chế pháp lý cho việc thực hiện trừng phạt nhằm vào những quan chức thực hiện vụ đảo chính ở Niger.

Đồng quan điểm với Mỹ và các nước phương Tây, ECOWAS đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào lực lượng quân sự Niger, đồng thời ra “tối hậu thư” yêu cầu phe đảo chính phục chức cho Tổng thống Mohammed Bazoum. Sau khi “tối hậu thư” bị khước từ, lãnh đạo quân đội các nước thuộc ECOWAS đã nhóm họp và tuyên bố “sẽ can thiệp quân sự vào Niger bất cứ lúc nào”. Trong bài phát biểu đăng ngày 1/9 trên một tờ báo Tây Ban Nha, nhà ngoại giao hàng đầu của Niger cho biết ECOWAS quyết tâm thực hiện hành động quân sự nếu những người theo chủ nghĩa đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum không nhượng bộ.

Ngược lại, Niger nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn to lớn từ các nước khu vực Sahel vừa trải qua đảo chính, bao gồm Mali, Burkina Faso, Chad và Guinea. Mali, Burkina Faso sẽ tuyên chiến nếu Niger bị can thiệp quân sự, còn Chad và Guinea – hai quốc gia thành viên của ECOWAS đều phản đối việc sử dụng biện pháp quân sự, bảo lưu quan điểm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Niger bằng biện pháp ngoại giao.

Ngày 16/9, 3 quốc gia thuộc khu vực Sahel là Mali, Niger và Burkina Faso đã ký kết một hiệp ước an ninh, trong đó các bên cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra bạo loạn hoặc hành động can thiệp từ bên ngoài.

Đối với Nga và Trung Quốc, hai nước này cho rằng tình hình bất ổn ở Niger cần được xử lý bằng giải pháp chính trị nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Ngày 4/9, đài truyền hình quốc gia Niger đưa tin Đại sứ Trung Quốc tại nước này Jiang Feng tuyên bố chính phủ Trung Quốc dự định đóng “vai trò trung gian” trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Niger sau cuộc gặp với Thủ tướng được chính quyền quân sự Niger bổ nhiệm, ông Ali Mahaman Lamine Zeine.

Đứng trước những động thái trái chiều từ cộng đồng quốc tế, từ tuyên bố đến hành động, chính quyền quân sự ở Niger đã thể hiện lập trường cứng rắn, mạnh mẽ, không chịu thỏa hiệp trước sức ép từ bên ngoài. Người đứng đầu chính quyền quân sự ở Niger, Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani khẳng định rằng “mọi nỗ lực can thiệp quân sự nhằm vào Niger sẽ không phải là cuộc dạo chơi trong công viên như nhiều người lầm tưởng”.

Bên cạnh đó, Niger đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong trường hợp nổ ra chiến tranh; tuyên bố sẽ tử hình Tổng thống bị lật đổ Mohamamed Bazoum nếu bị can thiệp quân sự và từ chối tiếp các phái đoàn ngoại giao của ECOWAS. Tuy nhiên, chính quyền quân sự cũng để ngỏ khả năng đàm phán để giải quyết khủng hoảng chính trị ở nước này.

Những diễn biến mới trên chính trường Niger đã khiến ECOWAS phong tỏa các giao dịch tài chính và nguồn cung cấp điện cho Niger, đồng thời đóng cửa biên giới với Niger khiến việc tiếp cận các mặt hàng thiết yếu vô cùng khó khăn. Hậu đảo chính, đời sống của người dân Niger có nhiều xáo trộn, cuộc sống vốn dĩ đang thiếu thốn nay càng trở nên khó khăn hơn, giá cả các loại hàng hóa tăng vọt, tình trạng khan hiếm lương thực, thiếu điện ngày càng phổ biến, đe dọa đến sản xuất, sinh hoạt của người dân nước này.

Sau ngày 26/7/2023, tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân; còn giá lương thực thì tăng vọt do các lệnh đóng cửa biên giới. Nguồn lương thực ở Niger phụ thuộc vào nhập khẩu, tình hình sản xuất trong nước không có nhiều khả quan do quốc gia Tây Phi này bị hạn hán nghiêm trọng và có rất ít đất canh tác.

Sau khi lực lượng cận vệ Tổng thống Niger nắm quyền, theo người dân ở thành phố Maradi – một thành phố nhộn nhịp ở Nam Niger, gần biên giới với Nigeria, giá gạo đã tăng khoảng 20%, từ 11.000 franc CFA một túi (18,3 USD) lên 13.000 Franc chỉ trong vài ngày.

Còn giá nhiên liệu thì đã tăng gần gấp đôi, từ 350 Nairo (khoảng 0,45 USD) lên 620 Naira cho mỗi lít xăng sau khi Niger xảy ra chính biến. Nhiều người dân Niger hoài nghi về những ngày tháng tiếp theo của mình, phản ánh rằng “hầu hết các hộ gia đình đang tích trữ đồ. Chỉ vài ngày mà có những thứ đã tăng giá 3.000 – 4.000 Franc CFA (5-6 USD). Trong một tháng tới tình hình sẽ còn như thế nữa?”.

Niger trước những ngả đường lịch sử
Người dân Niger khó có thể chịu được giá cả tăng vọt trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị. (Nguồn: Guardian Nigeria)

Đứng trước ngã rẽ của lịch sử, sự lo lắng, hoài nghi về con đường phía trước là không thể tránh khỏi, nhất là khi những khó khăn trong nước đang bủa vây, sức ép từ nước ngoài ngày càng nặng nề, cả đất nước đang có nguy cơ trở thành một chiến trường mới của cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn, khả năng rất cao có thể xảy ra một cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Niger.

Mọi chủ trương, đường lối của chính quyền quân sự Niger đang được cả thế giới theo dõi sát sao, bởi nó không chỉ quyết định đến tương lai của khoảng 27 triệu người dân quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực Tây Phi nói riêng và toàn thế giới nói chung.


[*] Học viện An ninh nhân dân

[**] Công an huyện Mê Linh, Hà Nội





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Tham vọng nâng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ

Việc Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực mở rộng ảnh hưởng không chỉ tại các nước OTS mà còn là châu Phi cho thấy Trung Á và châu Phi là không gian tiềm năng để Ankara có thể trở thành một thế lực toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Hà Nội thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch với châu Phi

DNVN - Hội nghị "Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Việt Nam – Nam Phi" với chủ đề "Điểm đến Hà Nội – Cơ hội và tiềm năng hợp tác” là sự kiện quan trọng, cơ hội tốt để tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch...

Hàng chục người thiệt mạng trong cuộc tấn công của RSF vào một ngôi làng ở Sudan

It nhất 50 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự Sudan (RSF), những người đã bao vây và đột kích các ngôi làng ở bang al-Jazira của Sudan.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ Việt trẻ tiếp nguồn năng lượng mới cho văn hoá truyền thống

Những người sinh ra và lớn lên ở những giai đoạn khác nhau, sẽ có cách sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Sản lượng giảm, bà con găm hàng đầu cơ, doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Mới nhất

Ca khúc Bom hẹn giờ của Hứa Kim Tuyền được các chị đẹp tranh giành

Tập 3 của "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2024" có nhiều giây phút căng não, kịch tính nghẹt thở khi 2 Liên minh được thành lập với đội hình đầy đủ. Luật chơi phức tạp khiến các chị đẹp choáng váng khi đấu trí để lấy các ca khúc cho Công diễn 1. ...

Nghệ sĩ Việt trẻ tiếp nguồn năng lượng mới cho văn hoá truyền thống

Những người sinh ra và lớn lên ở những giai đoạn khác nhau, sẽ có cách sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

NDO - Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11 giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người...

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 15h45 chiều 9/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức...

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới

(Dân trí) - Với thông điệp coi trọng thời gian, trí tuệ, Việt Nam kiến nghị thúc đẩy thông thương với Trung Quốc bằng đường sắt, mở ra hành lang thương mại mới để đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường châu Âu.   Thông điệp này nhiều lần được nhắc đến trong các hoạt động của Thủ tướng Phạm...

Mới nhất