Công dụng của trứng vịt lộn với sức khỏe
Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, mạnh chân gối, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu… Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein, 12,4 g lipid, 82 mg canxi, 212 mg phốtpho, 600 mg cholesterol…
Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1, vitamin C… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được trứng vịt lộn.
Những thực phẩm không nên ăn kèm với trứng vịt lộn
Óc lợn
Trứng vịt lộn có chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao nên khi ăn cùng óc lợn- một loại thực phẩm cũng giàu protein và cholesterol sẽ gây ra tình trạng dư thừa và làm tăng cholesterol xấu trong máu.
Từ đó, sẽ gây rá các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch và nguy hiểm hơn là đột quỵ.
Nước cam
Uống nước cam khi đang ăn trứng vịt lộn có thể gây nên tình trạng xấu cho sức khỏe chẳng hạn như tiêu chảy, chướng bụng… Nguyên nhân là bởi hàm lượng protein trong trứng phản ứng lại với axit tartaric có trong quả cam.
Tỏi
Khi ăn trứng vịt lộn, bạn cũng nên tránh ăn chung với tỏi nhé. Đặc biệt là trường hợp chiên tỏi quá tay, cháy khét nhiều.
Lúc này, phần tỏi này sẽ sản sinh ra một chất rất độc. Nếu ăn kèm với trứng vịt lộn thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Quả hồng
Nếu bạn vừa ăn trứng vịt lộn xong và sau đó bạn ăn trái hồng. Thì đây là một việc làm không nên tý nào, bởi vì điều này sẽ làm cho cơ thể bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm…
Uống trà
Nhiều người có thói quen uống trà sau khi ăn trứng vịt lộn. Họ cho rằng, việc làm này sẽ giúp hơi thở thoát ra từ miệng trở nên thơm hơn.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng lượng axit tannic bên trong lá trà khi kết hợp với protein của trứng vịt lộn sẽ làm cho cơ thể chúng ta gặp tình trạng khó tiêu hóa.
Sữa
Sau khi ăn trứng vịt lộn, bạn không nên uống sữa để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sữa chứa nhiều lactose, khi gặp protein trong trứng vịt lộn sẽ tạo phản ứng, làm giảm chất dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.
Các loại thịt rùa, thỏ và ngỗng
Theo Đông y, đây đều là những loại thực phẩm có tính hàn và có các chất chứa hoạt tính sinh học nên khi ăn chung với nhau sẽ gây kích ứng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu hoặc tiêu chảy. Đặc biệt, khi ăn trứng vịt lộn và thịt rùa chung sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-pham-khong-nen-an-kem-voi-trung-vit-lon-neu-an-cung-co-the-nguy-hiem-den-tinh-mang-172241018155440148.htm