Cùng điểm danh 10 thực phẩm hỗ trợ thải độc gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ cũng như các thực phẩm không tốt cho gan.
Uống cà phê hàng ngày có thể giúp bảo vệ gan chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. |
Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giàu chất xơ, protein, giảm đáng kể lượng đường, muối, carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa, đồ uống không cồn thường được khuyến khích cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan lưu trữ quá nhiều chất béo, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan gây nhiều biến chứng.
Trong cơ thể khỏe mạnh, gan loại bỏ độc tố và tạo ra mật, chất lỏng màu vàng xanh giúp phân hủy chất béo thành acid béo để chúng có thể được tiêu hóa. Bệnh gan nhiễm mỡ làm tổn thương gan và khiến gan không thể hoạt động tốt như bình thường nhưng thay đổi lối sống có thể giúp gan không bị nặng hơn.
Phương pháp điều trị đầu tiên dành cho những người thừa cân hoặc béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ là giảm cân dần dần, thông qua sự kết hợp giữa giảm lượng calo, tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
10 thực phẩm tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ
1. Cà phê giúp hạ men gan bất thường
Uống một tách cà phê hàng ngày có thể giúp bảo vệ và thải độc gan chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.
Một đánh giá năm 2021 cho thấy tiêu thụ cà phê thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ, cũng như giảm nguy cơ tiến triển bệnh xơ gan ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Cà phê cũng có tác dụng làm giảm số lượng men gan bất thường ở những người có nguy cơ mắc bệnh gan.
2. Rau xanh ngăn ngừa tích tụ mỡ
Các hợp chất có trong rau bina (rau cải xoăn) và các loại rau lá xanh khác có thể giúp chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy ăn rau bina đặc biệt làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể do nitrat và các polyphenol khác biệt có trong lá xanh.
Điều thú vị là nghiên cứu tập trung vào rau bina sống, vì rau bina nấu chín không có kết quả rõ ràng như vậy. Điều này có thể là do nấu rau bina (và các loại rau lá xanh khác) có thể làm giảm hàm lượng polyphenolic và hoạt động chống oxy hóa.
3. Đậu và đậu nành giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ
Cả đậu và đậu nành đều cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Ăn các loại đậu thậm chí có thể giúp giảm lượng đường trong máu và chất béo trung tính ở những người mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chế độ ăn nhiều đậu đặc biệt giúp giảm khả năng mắc gan nhiễm mỡ.
Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng ăn đậu nành (cho dù thay thế khẩu phần thịt hoặc cá, hoặc bằng cách tiêu thụ súp miso có chứa đậu nành lên men) cũng giúp bảo vệ gan.
Có thể là do đậu nành chứa hàm lượng protein β-conglycinin cao được chú ý vì khả năng giúp giảm mức chất béo trung tính và có thể bảo vệ chống lại sự tích tụ mỡ nội tạng.
Ngoài ra, đậu phụ là một loại thực phẩm ít chất béo, là nguồn cung cấp protein dồi dào, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng nếu đang cố gắng hạn chế tiêu thụ chất béo.
Cá hồi giàu acid omega-3 tốt cho nguoiwf bệnh gan nhiễm mỡ. |
4. Cá giúp giảm viêm và giảm mỡ
Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ có nhiều acid béo omega-3. Omega-3 có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách giảm mỡ gan, tăng cường cholesterol HDL bảo vệ và giảm mức chất béo trung tính.
5. Bột yến mạch bổ sung chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống bổ dưỡng với nhiều thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch có hiệu quả đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ và có thể giúp giảm mức chất béo trung tính.
6. Các loại hạt giúp giảm viêm
Chế độ ăn nhiều hạt có liên quan đến việc giảm viêm, kháng insulin, stress oxy hóa và tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ thấp hơn.
Một nghiên cứu lớn từ Trung Quốc cho thấy việc tăng cường tiêu thụ hạt có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ăn quả óc chó đã cải thiện các xét nghiệm chức năng gan.
7. Nghệ giúp giảm dấu hiệu tổn thương gan
Curcumin – thành phần hoạt chất trong củ nghệ – có thể làm giảm các dấu hiệu tổn thương gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu tập trung vào việc bổ sung nghệ cho thấy có thể làm giảm nồng độ alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST) trong huyết thanh – hai loại enzyme cao bất thường ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Chất curcumin trong củ nghệ có thể làm giảm các dấu hiệu tổn thương gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. |
8. Hạt hướng dương chống oxy hóa
Hạt hướng dương đặc biệt có hàm lượng vitamin E cao, một chất chống oxy hóa thường được sử dụng trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Trong khi hầu hết các nghiên cứu về bệnh gan nhiễm mỡ và vitamin E tập trung vào các chất bổ sung, thì một khẩu phần 100g hạt hướng dương có khoảng 20mg vitamin E, hơn 100% giá trị được đề xuất hàng ngày. Nếu đang muốn tăng lượng vitamin E tiêu thụ một cách tự nhiên nên ăn hạt hướng dương.
9. Tăng lượng chất béo không bão hòa
Thay thế các nguồn chất béo bão hòa như: bơ động vật, thịt mỡ, xúc xích và thịt đã qua xử lý bằng các nguồn chất béo không bão hòa như: bơ thực vật, dầu ô liu, bơ hạt và cá béo có thể tốt cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
10. Tỏi cải thiện sức khỏe tổng thể
Tỏi không chỉ tạo thêm hương vị cho món ăn mà các nghiên cứu thực nghiệm nhỏ cũng cho thấy bổ sung bột tỏi có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể và mỡ ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Trong một nghiên cứu năm 2020, những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ dùng 800mg bột tỏi mỗi ngày trong 15 tuần đã thấy lượng mỡ trong gan giảm và nồng độ enzyme được cải thiện.
Tỏi có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể và mỡ ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. |
Thực phẩm cần tránh nếu mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Nếu bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh một số loại thực phẩm – hoặc ít nhất là hạn chế ăn chúng một cách tối đa. Những thực phẩm này thường góp phần làm tăng cân và có thể làm tăng lượng đường trong máu, do đó hãy tránh khi có thể.
Rượu bia: Rượu có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh về gan khác.
Hạn chế đường: Tránh xa các thực phẩm có đường như kẹo, bánh quy, nước ngọt và nước ép trái cây. Lượng đường trong máu cao làm tăng lượng chất béo tích tụ trong gan.
Thực phẩm chiên: Đây là những chất béo và calo cao.
Giảm muối: Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Đó là khuyến cáo để hạn chế lượng natri ăn vào dưới 2.300mg mỗi ngày. Những người bị huyết áp cao nên hạn chế lượng muối ăn vào không quá 1.500mg mỗi ngày
Bánh mì trắng: Bột mì trắng thường được chế biến kỹ và các sản phẩm làm từ bột mì này có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn ngũ cốc nguyên hạt do thiếu chất xơ. Có thể hạn chế ăn nhiều cơm.
Thịt đỏ: Thịt bò và thịt lợn có nhiều chất béo bão hòa. Các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói… cũng nên hạn chế vì chúng chứa nhiều natri và chất béo bão hòa.
Những cách bổ sung để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Ngoài việc sửa đổi chế độ ăn uống, một số thay đổi lối sống khác có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe gan.
Tập thể dục: Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn kiêng có thể giúp bạn giảm cân và kiểm soát bệnh gan. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục nhịp điệu ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
Hạ lipid máu: Theo dõi lượng chất béo bão hòa và đường tiêu thụ để giúp kiểm soát mức cholesterol và chất béo trung tính. Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn uống thuốc.
Quản lý bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường và bệnh gan nhiễm mỡ thường xảy ra cùng nhau. Chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp quản lý cả hai tình trạng này. Nếu lượng đường trong máu vẫn cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hạ đường huyết.