Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững lớp học sơ tán sau bão lũ

Những lớp học sơ tán sau bão lũ


HỌC NHỜ TRƯỜNG BẠN

Bà Nguyễn Thị Thu, Hiệu trưởng Trường tiểu học – THCS Tân Đồng (H.Trấn Yên, Yên Bái), cho biết ngọn đồi phía sau trường sạt lở làm sập tường tầng 1 của một dãy nhà 2 tầng với 6 phòng học nên nguy cơ đổ trường rất cao. Toàn bộ 8 lớp đang học tại 6 phòng học này phải di dời sang học nhờ tại 3 điểm khác nhau, trong đó có trường mầm non và trụ sở UBND xã.

A 1- trang 17-270.jpg

Một số lớp của Trường tiểu học – THCS Tân Đồng (Yên Bái) phải học nhờ ở UBND xã

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Theo bà Thu, vì trường bị thiệt hại nặng, xây mới ước tính cần khoảng 5 – 6 tỉ đồng nên việc sửa chữa không thể nhanh chóng như các trường sửa chữa nhỏ lẻ khác. Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh (HS) sẽ phải học nhờ, học tạm kéo dài trong lúc chờ địa phương hoặc các nhà hảo tâm đầu tư xây dựng giúp.

Tại Trường tiểu học Ca Thành (H.Nguyên Bình, Cao Bằng), mưa bão đã làm sạt lở ta luy ở trước mặt sân trường còn phía sau trường có vết nứt dài, nguy cơ tiếp tục sạt lở. Để đảm bảo an toàn cho cả thầy và trò, nhà trường đã mua bạt quây sân khấu của trường mầm non bên cạnh thành hai lớp học cho HS tiểu học, lớp còn lại thì học ở khu vực bếp ăn ngoài hiên có mái tôn của trường mầm non.

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Lào Cai, đến tuần này, toàn tỉnh còn 3 trường phải tạm dừng học tập do hư hại nặng, nguy cơ sạt lở, mất an toàn, gồm: điểm trường THCS và THPT H.Bát Xát tại xã Mường Hum; Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Phìn Ngan, H.Bát Xát và Trường PTDTBT THCS Nậm Lúc, H.Bắc Hà. Đây đều là các trường bị ảnh hưởng nặng do thiên tai. Hiện một số điểm trường tại vùng nguy hiểm cũng chuyển HS đến học tạm tại các nhà văn hóa, học nhờ trường khác, nhà dân, bố trí để HS đang theo gia đình ở các khu tạm cư được học tập thuận lợi tại nơi ở mới. Mặt khác, Sở yêu cầu các trường tiếp tục rà soát nguy cơ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dạy và người học.

Ông Lương Sỹ Dương, Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan, cho biết trước mắt, nhà trường gửi HS lớp 9 ra học tập tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX của huyện để đảm bảo tiến độ chương trình cho HS cuối cấp. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tìm địa điểm học tập mới đảm bảo an toàn cho các khối lớp còn lại. Theo kế hoạch, cố gắng đưa HS trở lại trường vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới.

A 2- trang 17-270.jpg

Học sinh vùng rốn lũ ở xã Hữu Văn, H.Chương Mỹ (Hà Nội) đến trường bằng thuyền vào ngày 23.9

ẢNH: NGUYỄN TRƯỜNG

HỌC 1 BUỔI/NGÀY LUÂN PHIÊN

Ngay tại Hà Nội, vùng rốn lũ H.Chương Mỹ cũng phải linh hoạt các giải pháp để HS không nghỉ học quá lâu, thầy trò một số trường tại xã Nam Phương Tiến (H.Chương Mỹ) phải đi học nhờ trường bạn để kịp tiến độ chương trình. Lãnh đạo Trường tiểu học Nam Phương Tiến A chia sẻ do mực nước sông dâng cao và kéo dài, nhà trường đã làm tờ trình và được Phòng GD-ĐT H.Chương Mỹ chấp thuận cho HS của trường sang học nhờ bên Trường THCS Nam Phương Tiến B thuộc thôn Đồi Mít để duy trì nhịp học tập. Trường bạn cho mượn 3 phòng học, HS chỉ học 1 buổi/ngày và luân phiên nhau. Buổi sáng dành cho các em khối 3, 4, 5; buổi chiều là khối 1, 2. Mỗi khối, phải ghép hai lớp làm một khoảng 40 em, có 2 cô giáo cùng dạy. Nhà trường bố trí dạy cả thứ bảy nên hiện tại, HS cơ bản đã theo kịp chương trình. Nhiều gia đình HS bị ngập nên việc đưa đón các em bằng phương tiện đường thủy với sự hỗ trợ từ thầy cô và bố mẹ.

Tương tự, thầy Nguyễn Bá Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Phương Tiến A, thông tin do tình hình nước ngập sâu nên toàn bộ hơn 200 HS của trường phải chuyển sang học trực tuyến nhiều ngày nay. Tuy nhiên, một số em không đủ điều kiện để tham gia do nhà bị cắt điện và mạng chập chờn. Sau khi có sự đồng ý, chỉ đạo của Phòng GD-ĐT, từ chiều 23.9, toàn bộ HS của trường được di chuyển sang học nhờ tại Trường THCS Tân Tiến (cách khoảng 3 km) để học trực tiếp.

Những lớp học sơ tán sau bão lũ- Ảnh 3.

Nhiều gia đình HS vùng rốn lũ H.Chương Mỹ (Hà Nội) bị ngập nên việc đưa đón các em bằng phương tiện đường thủy với sự hỗ trợ từ thầy cô và bố mẹ

CHIA CA, MƯỢN NHÀ DÂN…

Tại Trường tiểu học số 1 Phố Ràng (H.Bảo Yên, Lào Cai) đang xuất hiện nhiều vết nứt sụt lún, có nguy cơ sạt lở cao. Hiệu trưởng Ma Thị Xuân cho biết nhà trường đã báo cáo chính quyền địa phương và tạm thời di dời toàn bộ bàn ghế, đồ dùng học tập của 20 lớp và các phòng học chức năng của trường sang Trường mầm non Hoa Hồng cũ. Đến ngày 23.9, Trường tiểu học số 1 Phố Ràng đã đón HS quay trở lại. Năm học này, nhà trường có 648 HS với 20 lớp. Tuy nhiên, địa điểm mới chỉ có 10 phòng học nên trường đã tổ chức dạy học 2 ca. Buổi sáng dạy 10 lớp thuộc khối 3, 4, 5 với thời lượng tối đa 5 tiết/buổi nhưng HS các khối lớp này phải học cả thứ bảy mới hết được số tiết theo phân phối chương trình. Buổi chiều, dạy khối lớp 1, 2 cùng 2 lớp 3 với 4 tiết/buổi.

Lãnh đạo nhà trường cũng cho biết chương trình mới yêu cầu bắt buộc với tiểu học là 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, trong bối cảnh khắc phục khó khăn đột xuất nên nhà trường phải có những giải pháp linh hoạt như tạm thời cắt các tiết hoạt động trải nghiệm, khi tổ chức dạy học 2 ca, nhà trường yêu cầu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ HS học tại nhà. Trước mắt, trường gặp khó đối với môn tin học do không có phòng máy tính.

Tại điểm Trường THCS – THPT Bát Xát tại xã Mường Hum, vụ sạt lở đất xảy ra đêm và sáng 9.9 khiến toàn bộ dãy nhà xe và 16 phòng ở bán trú của HS sập đổ hoàn toàn. Khu vực ta luy dương sau nhà bán trú 5 tầng cũng bị sạt khoảng 6.000 m³ đất, đá. Phía sau dãy phòng học 4 tầng xuất hiện nhiều vết nứt, có nguy cơ sạt lở cao… Thầy Vũ Xuân Quế, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết ngày 26.9, nhà trường đón HS trở lại trường học tập và khắc phục bằng cách tổ chức học 2 ca để lấy phòng học làm chỗ ở cho 200 HS nữ. Còn 300 HS nam được bố trí ở tại khu nhà đa năng.

Không chỉ có mô hình học nhờ, học tạm ở trường bạn, điểm Trường mầm non Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu, H.Si Ma Cai (Lào Cai) còn được nhà dân cho mượn để tổ chức dạy học. Cụ thể, trong khi điểm trường với 35 HS từ 2 – 5 tuổi phải tạm dừng hoạt động dạy và học trong một thời gian vì nguy cơ sạt lở, gia đình ông Ly A Nhà ở thôn Mù Tráng Phìn đã tự nguyện dọn dẹp toàn bộ đồ đạc, nhường lại căn nhà 2 tầng (diện tích gần 50 m² mặt sàn) để làm phòng học cho các cháu. Bên cạnh việc cho mượn nhà ở làm lớp học, các thành viên trong gia đình ông Nhà còn giúp các cô giáo nấu ăn và chăm sóc trẻ.

Thầy cô tìm “trăm phương, ngàn kế” để duy trì việc học tập của HS

Có những nơi điểm trường không bị ảnh hưởng nhưng đường đến trường của HS bị ngập lụt, thiếu an toàn và thầy cô cũng có “trăm phương, ngàn kế” để duy trì việc học tập của HS.

Nơi thì đón HS đến ăn ở tại trường tạm thời, thầy cô kiêm luôn vai trò bảo mẫu, vừa dạy, vừa nấu ăn, vừa chăm sóc trẻ để hạn chế việc các em phải di chuyển mất an toàn. Trong khi đi gọi HS trở lại trường sau bão lũ, thầy cô giáo Trường PTDTBT tiểu học Bản Mù (H.Trạm Tấu, Yên Bái) thấy có nhiều điểm nước lớn, nguy hiểm nên đã phối hợp với địa phương thông báo cho phụ huynh về cách đưa đón HS an toàn. Theo đó, thầy cô đón HS ở những điểm khó đi, thầy giáo cõng HS qua suối nước lũ, các cô có nhiệm vụ chờ ở đầu bên kia để đưa các em về trường an toàn.

Còn ở Trường PTDTBT tiểu học – THCS A Lù (H.Bát Xát, Lào Cai), do bị sạt lở nhiều đoạn, giao thông ách tắc, hàng cứu trợ giúp HS cũng không vận chuyển vào tận nơi được. Điều mà các thầy cô lo nhất là vì khó khăn, thiếu ăn các em sẽ bỏ học sau mưa lũ. Những ngày gần đây, các thầy cô của trường phải đi bộ 5 km vượt qua các đoạn đường sạt lở mang hàng cứu trợ về cho HS, trong đó có khoảng 200 HS ở nội trú tại trường rất cần hỗ trợ. Nhờ sự nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô mà tỷ lệ HS đến trường đều đặn sau đợt mưa lũ đạt hơn 98%.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-lop-hoc-so-tan-sau-bao-lu-18524092522241497.htm

Cùng chủ đề

Nguy cơ sạt lở đổ sập nhà, người dân ở Hòa Bình thấp thỏm cảnh ở nhờ

(Dân trí) - Những quả đồi cạnh nhà bất ngờ nứt toác, nguy cơ sạt lở cao khiến nhiều hộ dân ở Hòa Bình phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Hàng trăm người dân thấp thỏm cảnh sống ở nhờ chưa biết đến bao giờ. Đồi nứt toác, sạt lở khắp nơi Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hòa Bình xảy ra tình trạng nứt đồi núi, sạt lở đường giao thông, ngập úng nhiều...

Được cô giáo gọi dậy khi ngủ trưa, tránh được thảm họa sạt lở đất đá

Đêm 22-9, ông Hoàng Văn Dũng - phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát - khẳng định: "Rất may giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý kêu gọi học sinh nhanh chóng rời khỏi ký túc xá trước khi vụ sạt lở đất đá nghiêm trọng xảy ra. Nếu chậm chút nữa, thảm họa đã xảy ra...

Nguy cơ sạt lở đất đồi núi, thêm 12 hộ dân ở Hòa Bình khẩn cấp di dời

Chiều ngày 22/9, trao đổi với phóng viên Dân Việt, lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thông tin, sáng nay (22/9), chính quyền xã đã phải di dời thêm 6 hộ dân ở xóm Rài đến nơi an toàn trước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Lá bài’ kinh tế của cựu Tổng thống Trump

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đẩy mạnh tuyên truyền các cam kết về kinh tế trước thềm bầu cử, kèm những lời cảnh báo mạnh miệng. Ông Trump hứa 'hãng xe Đức sẽ thành hãng xe Mỹ' nếu ông đắc cử tổng thống Vận động tranh cử tại TP.Savannah (bang Georgia, Mỹ) ngày 24.9, cựu Tổng thống Donald Trump cam kết rằng nếu đắc cử, ông sẽ đưa công việc sản xuất từ nước ngoài đến Mỹ, nhằm tạo việc làm và thúc đẩy...

U.20 Việt Nam thắng liên tục, HLV và đội trưởng Công Phương vẫn chưa hài lòng điều gì?

Đội tuyển U.20 Việt Nam đã có trận thắng thứ 2 liên tiếp tại vòng loại U.20 châu Á 2025. Tuy nhiên, HLV trưởng Hứa Hiền Vinh và thủ quân Nguyễn Công Phương cho rằng đội vẫn còn vấn đề cần cải thiện. Tối 25.9, đội tuyển U.20 Việt Nam giành chiến thắng 3-0 trước U.20 Guam, ở trận đấu thuộc khuôn khổ lượt trận thứ 3 bảng A - vòng loại giải U.20 châu Á 2025. Sau hơn 45 phút thi...

Bài đọc nhiều

Học sinh vùng lũ Cao Bằng: ‘Tiền này em đưa bố mẹ mua sách vở, dựng lại nhà’

Nguồn: https://tuoitre.vn/hoc-sinh-vung-lu-cao-bang-tien-nay-em-dua-bo-me-mua-sach-vo-dung-lai-nha-2024092517430442.htm

Con muốn sắm điện thoại bằng bạn bằng bè, cha mẹ phải làm gì?

Tùy độ tuổi con mà mua điện thoạiChị Nguyễn Thị Tuyền (44 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cũng có con gái đang học lớp 11. Vợ chồng chị mua cho con chiếc điện thoại gần 5 triệu đồng để tiện liên lạc.Vừa rồi, con nói muốn mua điện thoại xịn hơn nhưng chị giải thích cho con sau này lên đại học,...

Cùng chuyên mục

Xác định mục tiêu để không… học đại đại học

Tránh mông lung, sa đàTheo ThS Đào Duy Duyên - giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM, nhiều sinh viên sau khi đạt được mục tiêu lớn là đỗ đại học thì không xác định được mục tiêu tiếp theo của mình dẫn đến việc mất định hướng và động lực để tiếp tục cố gắng, theo...

Hàng nghìn sinh viên bị ‘giam’ bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ là công cụ cho sinh viên tham gia tự tin vào thị trường lao động, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016. B1 là mức tối thiểu được đa số đại học dùng để xét đầu ra ngoại ngữ. Tại nhiều trường đại học,...

Hợp tác với Mỹ, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 24-9 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak,...

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Đây là một trong số các ý kiến nêu ra tại Diễn đàn đối thoại giáo dục đại học báo chí và truyền thông Trung Quốc-Việt Nam do Đại học Truyền thông Trung Quốc tổ chức chiều 25/9 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đại diện lãnh đạo gần 30 trường đại học, học viện của hai nước như Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà...

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất và có phụ cấp ưu đãi nghề

Sáng 25/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Quy định chế độ, chính sách đãi ngộ tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, kết quả đánh giá, tổng kết thực trạng thi hành pháp luật về nhà giáo những năm qua cho thấy, bên cạnh...

Mới nhất

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai

(MPI) - Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai với chủ đề kết nối - hội nhập - cất cánh diễn ra ngày 24/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến...

Bầu cử Mỹ 2024: Bà K.Harris nới rộng khoảng cách so với ông D.Trump

Trong bối cảnh chỉ 6 tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cuộc khảo sát mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ bà Harris đã đạt mức cao kỷ lục, trong khi tỷ lệ ủng hộ Trump vẫn ở mức thấp. Kết quả thăm dò do Reuters/Ipsos vừa công bố cho thấy Phó Tổng thống...

Công bố thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ, huỷ công khai trong lĩnh vực đấu...

(MPI) - Ngày 24/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 2290/QĐ-BKHĐT công bố thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ, huỷ công khai trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ...

Tổng thống Nga ra tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tung hành động khiến nhiều nơi “thấp thỏm”

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vạch ra những thay đổi dự kiến ​​sẽ được đưa vào Học thuyết hạt nhân cập nhật của nước này.

Liên hợp quốc đưa “sức mạnh của thể thao” vào Hiệp ước vì tương lai

Hiệp ước vì tương lai đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. ...

Mới nhất