Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững dấu hiệu của người sắp bị đột quỵ

Những dấu hiệu của người sắp bị đột quỵ


Có 3 dấu hiệu mà người bệnh cần đặc biệt chú ý vì đó là cảnh báo rõ ràng của đột quỵ.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đây là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao. 





Đột quỵ có thể cướp đi sinh mạng và để lại những di chứng nặng nề. Ảnh: Freepik

Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình 50 ca nhập viện mỗi ngày, có những ngày cao điểm, đơn vị tiếp nhận gần 60 người bệnh.

Tuy nhiên, quá nửa bệnh nhân đột quỵ nhập viện trong tình trạng rất nặng nề, qua giờ vàng của can thiệp, do người dân không có thói quen đi cấp cứu khi có dấu hiệu ban đầu.

PGS-TS.Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu dưới đây, đừng chậm trễ nhập viện vì nguy cơ đột quỵ rất cao.

Bởi khi mới đột quỵ biểu hiện nhẹ nên người bệnh chủ quan chờ xem có hồi phục không; nghĩ là cảm gió, hoặc dùng thuốc theo truyền miệng, đến khi nặng lên, đưa đến viện đã qua giai đoạn tối ưu để điều trị.

Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ: Đầu tiên là liệt mặt: Mặt không cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống, đặc biệt khi bệnh nhân nói cười. 

Dấu hiệu thứ hai là yếu tay chân: Yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay lên cao, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có bất thường. Bệnh nhân không nhấc được tay, chân hoặc nhấc lên khó khăn, một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. 

Dấu hiệu thứ ba là nói khó: Hãy yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu bệnh nhân nói không lưu loát, đó là dấu hiệu bất thường.

Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ nhanh nhất.

PGS. Mai Duy Tôn cho biết, ngày nay có rất nhiều phương pháp điều trị đột quỵ. Khả năng hồi phục cho người bị đột quỵ phụ thuộc nhiều vào việc điều trị sớm.

Thời gian vàng để làm tan cục máu đông trong vòng từ 4 đến 6 giờ. Nếu chậm hơn, tuần hoàn máu không lưu thông có thể dẫn đến vùng não đó bị hoại tử.

Hiện có những phương pháp mới, cho phép mở rộng điều trị với bệnh nhân đột quỵ trong 24 giờ đầu, tuy nhiên, càng được điều trị trong thời gian vàng, khả năng hồi phục càng cao.

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai, nếu không được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng”, hậu quả do đột quỵ rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong là 10 – 20%. Những người sống sót phải chịu cảnh tàn phế chiếm gần 30% và chỉ khoảng 30% người bị đột quỵ có thể sống bình thường.

Ngoài sơ cứu không đúng cách, một vấn đề rất cần lưu ý là việc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế quá chậm, dẫn đến mất cơ hội sống.

Tình trạng bệnh nhân đột quỵ nhập viện trễ vẫn còn rất phổ biến do nhiều nguyên nhân khách quan như giao thông không thuận lợi, ở xa trung tâm cấp cứu đột quỵ.

Theo giới chuyên môn, tuy có trọng lượng nhỏ, nhưng não người lại tiêu thụ ô xy nhiều nhất. Não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, song lại cần đến 20-25% lượng máu nuôi toàn bộ cơ thể. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức tại các cơ sở y tế có khoa cấp cứu đột quỵ để hạn chế tối đa tổn thương về não.

“Thời gian vàng” để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là trong tầm 3-4 giờ đầu sau khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên và được cấp cứu bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch; hoặc trong 24 giờ đầu với phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (tùy thuộc vùng não tổn thương) đối với các bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não.

Giới chuyên môn cảnh báo, sai lầm phổ biến trong sơ cứu đột quỵ là để người bệnh nằm ở nhà nghỉ ngơi, chờ đợi cơ thể tự hồi phục, thay vì đưa ngay tới bệnh viện.

Nhiều trường hợp người nhà cho bệnh nhân uống nước đường, nước chanh hoặc thuốc Đông y… Đây là việc làm nguy hiểm, bởi bệnh nhân đột quỵ thường bị khó thở, rối loạn nuốt. Ăn uống trong lúc này có thể gây sặc, nghẹn, suy hô hấp nặng hơn.

Thông thường, khi thấy ai lăn ra bất tỉnh, nhiều người cứ tưởng họ bị trúng gió và dùng những biện pháp dân gian, thay vì tức tốc chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Các phương pháp dân gian chữa đột quỵ như chích máu 10 đầu ngón tay, nằm dốc ngược đầu, đứng một chân… đều không được khoa học chứng minh là có hiệu quả. Việc chần chừ đưa người bệnh đi viện sẽ làm mất thời gian cấp cứu tốt nhất. Hiện vẫn còn những quan niệm sai lầm khi cấp cứu đột quỵ như cạo gió, cúng bái; uống thuốc theo truyền miệng; vận chuyển người bệnh bằng xe 2 bánh, chờ cho người bệnh khỏe lại…

“Đây là những nguyên nhân khiến người bệnh không được cấp cứu đúng cách và kịp thời, gây nhiều hậu quả đáng tiếc”, đại diện Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo.

Trong khi đó, đột quỵ hoàn toàn có thể dự phòng sớm, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ như bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, các bệnh lý van tim, loạn nhịp, bệnh lý về máu, thận, phổi. Người dân chỉ cần thay đổi lối sống cũng có thể giảm khả năng bị đột quỵ.

Còn theo bác sỹ Duy Tôn, để phòng đột quỵ, mỗi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó, cần tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…

Đặc biệt lưu ý, khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt…), cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng đáng tiếc.

Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ não Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị chế độ ăn uống để phòng đột quỵ, như ăn nhiều rau và trái cây; chọn thực phẩm nguyên hạt, nhiều chất xơ; giảm thịt trong bữa ăn sao cho ít nhất 50% khẩu phần ăn là trái cây và rau quả; 25% là ngũ cốc giàu chất xơ; ăn cá ít nhất 2 lần/tuần và chọn cá giàu omega 3 như cá hồi hoặc cá ngừ.

Đồng thời, hạn chế cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; chọn thịt nạc, thịt gia cầm và không sử dụng chất béo bão hóa hoặc chất béo chuyển hóa khi chế biến; tránh đồ uống và thực phẩm có thêm đường; chọn lựa, chuẩn bị thực phẩm với gia vị cùng hỗn hợp gia vị hạn chế muối.

Cần lưu ý việc hạn chế rượu, bia tối đa vì nó có thể tương tác bất lợi với một số thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để ngăn ngừa tái phát đột quỵ não (ví dụ warfarin). Lạm dụng rượu, bia sẽ gây tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ não tái phát.





Nguồn: https://baodautu.vn/nhung-dau-hieu-cua-nguoi-sap-bi-dot-quy-d221596.html

Cùng chủ đề

Đau đầu 4 ngày, đến viện mới phát hiện mắc thể đột quỵ não đặc biệt

Dấu hiệu mờ nhạtBệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thông tin vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý huyết khối tĩnh mạch não, một thể đột quỵ não đặc biệt, hiếm gặp.Cụ thể, nữ bệnh nhân 38 tuổi (trú huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ) trước vào viện 4 ngày đã xuất hiện đau đầu, tự uống thuốc...

Phân biệt say rượu và đột quỵ

Một ca bệnh tại do các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang điều trị đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ nhầm lẫn giữa triệu chứng say rượu và đột quỵ não. Một người đàn ông Hàn Quốc 41 tuổi đã trải qua tình huống nguy hiểm khi cho rằng các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt,...

Những điều cần biết về căn bệnh gây tử vong hàng đầu

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện một cách đột ngột, người bệnh có thể tử vong rất nhanh, hoặc nếu vượt qua giai đoạn cấp cứu, có thể để lại nhiều di chứng nặng về sau. Ảnh minh họa. Ở bệnh nhân bị đột quỵ,...

Cảnh báo các ca đột quỵ não tái phát

Đột quỵ khiến người bệnh mất đi 3,7 năm tuổi thọ trong một giờ. Sau cơn đột quỵ não bị tàn phá, có thể già thêm tương đương quá trình lão hóa tự nhiên 37 năm. Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 7 ca tái phát đột quỵ vào cấp cứu. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Phó...

Đột quỵ khiến não già hơn gần 40 tuổi

Mỗi giờ trôi qua, cơn đột quỵ khiến các tế bào não chết nhanh, trên quy mô lớn, làm suy yếu chức năng thần kinh tương đương lão hóa tự nhiên gần 40 năm. Ngày 25/6, TS.Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM thông tin rằng đột quỵ khiến người bệnh mất đi 3,7 năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nam Việt sắp trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5%

CTCP Nam Việt (mã ANV - sàn HoSE) lên kế hoạch chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 tháng 10 và thực hiện chi trả vào tháng 12/2024 với tổng số tiền lên tới 66,56 tỷ đồng. Ngày 14/10 tới đây, Nam Việt sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu...

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bãoCác bộ, ngành và địa phương có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Một tuyến đường...

Cần Thơ đấu giá nhiều khu “đất vàng”

Tổng số khu đất đưa ra đấu giá là 14 khu, với tổng diện tích 238.323,36 m2. UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2023/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024. Mục đích đấu giá các khu đất nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất công theo đúng quy hoạch, kế...

Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ

Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũCán bộ nhân viên MobiFone phát huy tinh thần tương thân tương ái, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. Tổng công ty Viễn thông MobiFone vừa tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi (bão số 3). Phát huy...

Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếu

Đầu tư gì cuối năm 2024: Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếuGiá vàng trong nước hiện neo cao do được hưởng lợi từ xu hướng tăng của vàng thế giới. Tuy nhiên, đại diện AFA Capital cho rằng vàng đã phản ánh kỳ vọng của kịch bản rủi ro suy thoái và dư địa có thể không còn nhiều. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Bộ Y tế cho biết,...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

4 cách giúp giảm đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là gì?Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất, do là áp lực liên tục gây căng cứng quanh trán hoặc sau đầu và cổ, cảm giác như có một dải băng chặt đang bóp chặt đầu. Đau đầu do căng thẳng thường có cường độ từ nhẹ đến trung bình và có thể trở thành mãn tính.Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng- Cơn đau âm ỉ,...

Cùng chuyên mục

Điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Hà Giang

Ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Hà Giang về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Công văn nêu rõ: Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang),...

Hàng trăm trẻ được VNVC tiêm ngừa sởi trong ngày đầu tiên miễn phí

PGS.TS Tăng Chí Thượng (bìa phải) đến thăm và giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi sáng 17-9 tại VNVC quận 8 (TP.HCM).Sáng 17-9, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM -...

Thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú kéo dài 90 ngày

Bộ Y tế đồng ý về mặt chủ trương thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày và giao thẩm quyền cho người đứng đầu các bệnh viện. Cụ thể thời gian như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh và các yếu tố khác. Tuy nhiên, cần phải dựa vào đánh giá của bác sĩ điều trị.Cục Quản lý Khám, chữa bệnh...

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

Chế độ ăn chống viêm là một chế độ ăn tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm hạn chế...

Làm gì để bớt nghiện mạng xã hội?

Nếu các ứng dụng trên điện thoại và mạng xã hội đang chiếm hết thời gian của bạn, có lẽ đã đến lúc để làm một "cuộc thanh lọc". Dưới đây là những gì bạn cần biết về thải độc kỹ thuật số, bao gồm khái niệm, cách thực hiện và những dấu hiệu cho thấy bạn cần thải độc.Giới hạn thời...

Mới nhất

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn” Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội tại thị trường Mỹ Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho hay,...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy...

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa,...

Mới nhất