Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa lạnh và cách phòng...

Những bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa lạnh và cách phòng tránh


Bác sĩ Hà Tấn Lộc, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh truyền nhiễm phát triển. Các loại bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa nên dễ bùng phát thành dịch bệnh. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề hiện nay cũng khiến cho hệ miễn dịch của con người suy giảm, số ca mắc bệnh về đường hô hấp gia tăng.

Dưới đây là một số bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải trong mùa lạnh và những triệu chứng điển hình.

Cảm lạnh

    Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút đường hô hấp trên, chủ yếu ở mũi rất thường gặp trong mùa lạnh. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, khó thở, chảy nhiều nước mũi, đau họng, viêm họng, đau đầu, đau nhức cơ thể, hắt hơi, sốt nhẹ.

    Những bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa lạnh và cách phòng tránh- Ảnh 1.

    Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút đường hô hấp trên, chủ yếu ở mũi

    Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên có một số trường hợp bệnh tiến triển nặng và người bệnh không được điều trị kịp thời, gây ra một số biến chứng như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác. Vì vậy, nếu các triệu chứng không giảm sau vài ngày, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời.

    Cúm

      Cúm là một bệnh truyền nhiễm, do vi rút tấn công hệ hô hấp của người bệnh. Đa phần cúm sẽ tự khỏi, nhưng đôi khi bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

      “Người nhiễm cúm thường có một số triệu chứng như sốt trên 38 độ C, đau cơ bắp, ớn lạnh, đau đầu, ho khan, mệt mỏi, nghẹt mũi, viêm họng. Khi gặp một trong những triệu chứng trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị”, bác sĩ Lộc chia sẻ.

      Viêm phổi

        Viêm phổi là một bệnh lý thường gặp do vi khuẩn, vi rút và nấm gây ra, khiến các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của phổi. Viêm phổi gồm nhiều mức độ khác nhau, các trường hợp tiến triển nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

        Các triệu chứng của viêm phổi thường tương tự như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng chúng kéo dài hơn như đau ngực khi thở hoặc ho; ho, ho có đờm; mệt mỏi; sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh; người già hoặc người suy giảm miễn dịch có thể không sốt; buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, khó thở…

        Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng như nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi…

        Viêm họng

          Viêm họng là một bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người mắc bệnh viêm họng thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, đau khi nuốt, chảy mũi, hắt hơi…

          Những bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa lạnh và cách phòng tránh- Ảnh 2.

          Viêm họng là một bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi

          Đối với trường hợp nhẹ, thông thường bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên khi các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần, uống thuốc vẫn không thuyên giảm, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

          Sởi

            Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Polinosa morbillarum gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân.

            Sởi có khả năng lây lan rất cao, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua cầm nắm chung đồ vật đã dính vi rút gây bệnh.

            Người mắc bệnh sởi thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao từ 39-40 độ C, người nhức mỏi, mắt đỏ do viêm kết mạc, mũi chảy dịch, ho, hắt hơi, đau họng, chán ăn, người xuất hiện các nốt phát ban đỏ.

            Chủ động phòng tránh bệnh truyền nhiễm mùa lạnh

            Để chủ động phòng tránh bệnh truyền nhiễm mùa lạnh, bác sĩ Lộc khuyến cáo một số biện pháp phòng tránh sau:

            • Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo đúng lịch, nhất là đối tượng có sức đề kháng kém.
            • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
            • Tránh tiếp xúc với người đang có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.
            • Mang khẩu trang khi ra đường hoặc khi đến nơi đông người.
            • Thường xuyên rửa tay với xà phòng.
            • Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước súc miệng và nước muối sinh lý.



Source link

Cùng chủ đề

7 lợi ích của nước mía mà ít người biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 1. Nguồn năng lượng tự nhiên giúp phục hồi nhanh chóng Với thành phần chứa nhiều sucrose - một loại đường tự nhiên, nước mía có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động hoặc làm việc căng thẳng. Bác sĩ M. Kavitha từ Bệnh viện Prashanth,...

Những vấn đề sức khỏe nào nên dùng gừng?

Gừng chứa hơn 400 hợp chất tự nhiên, trong đó nhiều hợp chất có tác dụng kháng viêm rất tốt. Loại thực vật này không chỉ được dùng làm gia vị mà còn có công dụng thảo dược giúp giảm triệu chứng một...

Dịch cúm, đột quỵ – nỗi ám ảnh mùa lạnh

Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh. Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh. ...

Tăng ca mắc sởi dưới 9 tháng tuổi, Bộ Y tế phê duyệt tiêm vaccine “mũi 0”

Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi...

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm (41); Đống Đa (36); Ba Đình (33); Thanh Xuân (27); Thường Tín, Hai Bà Trưng (26); Hoàng Mai, Đan Phượng (22); Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì (20). Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Quan Hoa (Cầu Giấy)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Bài đọc nhiều

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Bệnh gout nên ăn cá gì?

Người bệnh gout có thể ăn cá rô phi, cá hồng, cá chình; tránh cá ngừ, cá thu, cá mòi... vì chúng chứa nhiều purine, khiến bệnh trở nặng. Gout là dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi axit uric thừa tích tụ trong cơ thể làm hình thành các tinh thể tại khớp. Biểu hiện là đau đột ngột và dữ dội ở các khớp, kèm theo sưng đỏ, khiến hạn chế vận động.Nguyên tắc dinh dưỡng...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Kiến nghị nhà thuốc bệnh viện tự quyết mua sắm thuốc, không cần qua đấu thầu

(ĐCSVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định buộc nhà thuốc trong bệnh viện công phải đấu thầu khi mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế sẽ không giải quyết được khó khăn về thiếu thuốc, trang thiết bị y tế trong bệnh viện. Đồng thời đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập. Chiều 6/11, tiếp tục chương trình...

Cùng chuyên mục

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các vitamin khác, trong đó vitamin D và B12 tương đối cao. Vitamin D giúp hấp thu canxi, đóng vai trò...

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài

Theo đó, ngày 8/11, báo chí có phản ánh về tình trạng “bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân” tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Trước thông tin trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải khẩn trương...

Những ai không nên ăn cá ngừ đóng hộp?

Những lợi ích sức khỏe chính của cá ngừ Giúp ngăn ngừa bệnh tim Vì chứa omega 3, một chất béo lành mạnh có tác dụng chống viêm, cá ngừ giúp kiểm soát mức cholesterol "xấu", LDL, trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim như đau tim, rối loạn nhịp tim và suy tim. Thúc đẩy tăng khối lượng cơ bắp Bởi vì nó rất giàu protein, cá ngừ là một loại cá hoạt động trong việc hình thành các tế bào...

Mới nhất

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động...

Kẻ xấu chặt phá hàng loạt cây cà phê chuẩn bị thu hoạch ở Gia Lai

Lực lượng chức năng huyện Mang Yang (Gia Lai) đang điều tra vụ việc hàng loạt cây cà phê của người dân bị kẻ xấu chặt phá xảy ra trên địa bàn huyện. Ngày 9/11, ông Hồ Ngọc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ chặt phá...

Gen Z gợi ý những góc check-in đẹp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Từ kiến trúc hiện đại bên ngoài đến không gian trưng bày ấn tượng phía trong, giới trẻ có nhiều góc chụp ảnh để cho ra đời những tấm hình ưng ý tại điểm check-in hot nhất lúc này. Vừa mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Trụ điện, cáp quang chằng chịt cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa

Hàng loạt trụ điện, cáp quang nằm chằng chịt trên mặt bằng thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa được di dời khiến tiến độ dự án đang gặp khó. ...

Mới nhất