Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhớ những lần lội ruộng cùng thầy Võ Tòng Xuân

Nhớ những lần lội ruộng cùng thầy Võ Tòng Xuân


Nhớ những lần lội ruộng cùng thầy Xuân - Ảnh 1.

GS Võ Tòng Xuân và chuyên gia Úc trao đổi về sản xuất lúa tại HTX An Phong (Đồng Tháp) – Ảnh: T.L.

Các thế hệ học trò đầu tiên của GS.TS Võ Tòng Xuân giờ đa phần đã về hưu, nhưng hình ảnh vị “tổng tư lệnh” trong phong trào thu thập các giống lúa và cấy lúa IR36 cứu đói thời điểm những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn in đậm trong tâm trí họ.

Sự ra đi của GS.TS Võ Tòng Xuân để lại niềm tiếc thương vô hạn cho các thế hệ học trò. Tất cả đều có chung nhận định nhờ có thầy Xuân mà họ tiến bộ và nhờ có sự đóng góp của ông mà nền nông nghiệp nước nhà mới có những thành tựu như hôm nay.

Khởi xướng phong trào thu thập giống lúa

PGS.TS Võ Công Thành (Trường Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ, đã về hưu) nhớ lại những ngày ông thuộc thế hệ sinh viên tham gia phong trào thu thập giống lúa và cấy lúa dưới sự chỉ đạo của GS Võ Tòng Xuân. 

Ông khẳng định: “Thầy Xuân là người đứng ra, hay gọi khác hơn là vị “tổng tư lệnh”, cho sinh viên đi thu thập các giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra một tập đoàn giống lúa vô cùng quý giá đến mức không thể tính bằng tiền”.

Đó là những năm 1974, khi GS Võ Tòng Xuân đi học ở Philippines về đã kêu gọi sinh viên “ai quê ở đâu thì về đem giống lúa lên sẽ được thưởng điểm”. Chính cách làm này chỉ sau một thời gian ngắn đã thu được trên 2.000 mẫu giống và hầu hết các giống lúa được thu thập này đều gửi Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để lưu giữ.

Ông Thành cho biết ông thi tuyển và đậu vào Trường đại học Cần Thơ năm 1975 và có vinh dự được học GS Võ Tòng Xuân trong hai năm 1978 – 1979, đúng vào thời điểm nạn đói do thiếu lương thực bởi dịch rầy nâu hoành hành.

“Lúc đó thầy tập hợp lại hướng dẫn cho chúng tôi để sau đó chúng tôi đi chỉ dẫn cho người dân cấy 1kg lúa 1 công hay kỹ thuật ngâm ba sôi hai lạnh. Thầy mở lớp tập huấn cách làm, anh em chúng tôi gốc nông dân nên tiếp thu nhanh không có gì trở ngại”, ông Thành nhớ lại.

IR36 chính là giống lúa kháng rầy và với kỹ thuật 1kg lúa 1 công đất đã tiết kiệm giống lúa rất lớn bởi người nông dân lúc đó làm 10 – 15kg lúa cho 1 công đất. Do lượng giống quá ít nên phải dùng kỹ thuật 1kg lúa 1 công đất để tiết kiệm được giống lúa và cũng cho kết quả nhanh nhất để cứu đói thời điểm đó, đồng thời nhân nhanh diện tích giống lúa quý.

Học hỏi nhiều nhờ “đi theo thầy Xuân”

PGS.TS Nguyễn Văn Sánh – nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long – khẳng định như vậy khi hồi ức về những năm tháng cùng GS Võ Tòng Xuân lặn lội thực tế đồng ruộng khắp vùng miền cả nước.

Năm 1984, ông Sánh khi đó mới ra trường đã vinh dự được cùng GS Võ Tòng Xuân tham gia chương trình 9.000 tấn lương thực và kỹ thuật viên nông nghiệp của tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau). Sau thống nhất đất nước năm 1975 thì Minh Hải là vùng khó khăn, có tài nguyên nhưng lạc hậu. Với chương trình này, GS Võ Tòng Xuân là cầu nối để đưa khoa học kỹ thuật đến với người dân.

“Kết quả mô hình này sau đó đạt rất tốt, nhất là đã phát triển mô hình lúa – tôm và lúa – cá. Những kết quả này dựa trên cơ sở sử dụng tài nguyên vùng bán đảo Cà Mau với hệ thống canh tác lúa làm nền, phát triển thêm kỹ thuật đã nâng cao kinh tế cho nông dân”, ông Sánh nhớ lại.

Tuy nhiên, ông Sánh cho biết mình thực sự học hỏi được nhiều nhất là tham gia chương trình nghiên cứu hệ thống canh tác lúa toàn quốc những năm 1990 đến năm 1995 với vai trò điều phối kỹ thuật mạng lưới, dưới sự dẫn dắt của GS Võ Tòng Xuân.

Có dịp đi tất cả các vùng trong cả nước từ Bắc vào Nam nên ông Sánh cho hay mình đã học hỏi được lợi thế so sánh của từng vùng. 

“Cá nhân tôi đã học được cách làm, cách nghĩ của thầy Xuân. Từ đó áp dụng vào Đồng bằng sông Cửu Long với tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn) và liên kết vùng làm nền tảng”, ông Sánh nói.

Nói về người thầy của mình, ông Sánh nhận xét: “Đó là con người hy sinh không biết mệt mỏi và có hoài bão lớn với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và với nông dân. 

Cái hay của thầy là chịu lặn lội, miệt mài, có tâm với nông dân và trong ứng xử với nông nghiệp, với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chính điều đó mới lôi kéo được các nhà khoa học cùng thực hiện các chương trình.

Chỉ có người có hoài bão lớn thì mới trong hoàn cảnh nào cũng suy nghĩ, cũng nhớ về nông dân, về vùng đất này như vậy”.

Đặt nền móng cho hợp tác về nông nghiệp

Trưa 21-8, ông Nguyễn Văn Hiếu – bí thư Thành ủy Cần Thơ – dẫn đầu đoàn viếng lễ tang GS Võ Tòng Xuân theo phân công của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Trước đó, vào buổi sáng, đại diện Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc đến viếng GS Xuân. Bà Nguyễn Thị Thanh An – trưởng đại diện Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc – cho biết GS Võ Tòng Xuân là cố vấn người Việt Nam đầu tiên của hội đồng cố vấn chính sách của Úc về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế khoảng 25 năm trước. Bà An cho rằng GS Xuân là người đã đặt nền móng cho mối hợp tác bền chặt giữa Úc và Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu nông nghiệp.

Suốt đời gắn bó với cây lúa, ruộng đồng

Chiều 21-8, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã ủy quyền cho nhà báo Hoàng Trí Dũng – trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ vùng Tây Nam Bộ – gửi tặng gia đình GS Võ Tòng Xuân bức ảnh ông và GS Xuân chụp chung tại một cuộc họp vào giữa tháng 5-2024.

“Tôi tham gia đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước thăm Trung Quốc vừa về. Ngày hôm nay lại bận một cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội nên không vào viếng, tiễn đưa giáo sư được.

Bức ảnh tôi gửi tặng lại gia đình giáo sư được chụp tại cuộc họp ngày 15-5-2024. Hôm đó, thấy giáo sư rất khỏe, tôi mừng quá đến cùng trao đổi với ông về việc thành lập hội đồng lúa gạo quốc gia. Không ngờ đây lại là cuộc gặp cuối cùng.

Tôi xin gửi lại gia đình giáo sư và truyền đi thông điệp giáo sư là một nhà khoa học suốt đời gắn bó với cây lúa, hạt gạo quê hương, gắn bó với ruộng đồng”, ông Hoan nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nho-nhung-lan-loi-ruong-cung-thay-vo-tong-xuan-20240822075345256.htm

Cùng chủ đề

Hàng nghìn người tiễn biệt Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng

TPO - Sáng 22/8, hàng nghìn người đứng bên đường tiễn biệt Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Sáng 22/8, tại Nhà tang lễ Câu lạc bộ Hưu trí TP. Cần Thơ diễn ra lễ truy điệu tiễn đưa GS. Võ Tòng Xuân, sau đó linh cữu ông được gia đình đưa về quê nhà an nghỉ tại thị trấn...

Hàng nghìn người tiễn đưa Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng

Tại lễ truy điệu, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng - Trưởng ban lễ tang cho biết, sau cơn bạo bệnh kéo dài, dù được sự cứu chữa, chăm sóc của thầy thuốc và gia đình, nhưng do tuổi cao, sức yếu, ông Võ Tòng Xuân đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/8, hưởng thọ 84 tuổi. Ông Lê Văn Nưng ôn lại quá trình cống hiến...

GS Võ Tòng Xuân Vị sứ giả nông nghiệp

Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của GS-TS Võ Tòng Xuân còn mang nhiều lợi ích cho nông dân các nước nghèo ở châu Phi như đưa nhiều giống lúa Việt Nam hay nhà khoa học Việt Nam sang giúp đỡ các nước: Sierra Leone, Liberia, Nigieria, Sudan, Mozambique, Angolia, Cameroon…, kiến thiết nền nông nghiệp cho phù hợp với tình hình và điều kiện của từng quốc gia. Trong nhiều lần tiếp xúc...

Lãnh đạo nhiều địa phương, chuyên gia, nông dân và nhiều trường đại học đưa tiễn GS Võ Tòng Xuân tại TP Cần Thơ

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, sáng 20/8, lãnh đạo nhiều địa phương vùng ĐBSCL, chuyên gia, nông dân và nhiều trường đại học đưa tiễn GS Võ Tòng Xuân tại nhà tang lễ TP. Cần Thơ (số 30A, đường Mậu Thân, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều). GS Võ Tòng Xuân qua đời sáng nay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lũ sông Hồng lên rất nhanh, cắt điện tối om, dân quận Hoàn Kiếm ôm chiếu sơ tán trong đêm

  Nhìn từ trên cao, nước lũ đã ngập vào phố Chương Dương Độ cả 100m, có nơi ngập rất sâu - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG Tối 10-9, lũ trên sông Hồng đoạn chảy qua quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên nhanh, khiến nhiều ngôi nhà quanh khu dân cư ven sông Hồng thuộc phường Chương Dương và Phúc Tân nước bắt đầu vào nhà. Lo ngại trong đêm lũ sẽ tiếp tục lên cao, dân cư ở đây hối hả thu dọn, di chuyển...

Bà con chùa Hương chèo đò, đẩy đò thâu đêm đến vùng lũ

Đến Thái Nguyên, bà Lý Đậu Đậu dù tuổi đã cao nhưng vẫn hăm hở chèo đò làm thiện nguyện. Bà chèo mấy tiếng mà không biết mệt. Bà còn chở được mẹ bầu sắp sinh đến trạm y tế phường nhanh gọn. Chị Nguyễn Thị Hằng, con gái của bà, rất tự hào về việc làm của mẹ. Từ nơi...

Thị trường phía Nam có thêm gần 2.000 căn hộ dưới 2 tỉ đồng

Ngày 10-9, liên doanh Nhật Bản gồm Cosmos Initia (thành viên của Daiwa House Group) - TT Capital - Koterasu Group chính thức ra mắt dự án TT AVIO (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), với mức giá từ 1,23 tỉ đồng/căn 2 phòng ngủ. Liên doanh phát triển dự án TT AVIO với sự góp mặt của hai "ông lớn" Nhật...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 10-9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, với sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc dự lễ phát động - Ảnh: TTXVN Tại buổi lễ, các đại biểu dành một...

Thêm nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ học, học trực tuyến vì mưa lũ

Ngày 10-9, nhiều đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo chuyển lịch học trực tiếp sang trực tuyến do tình hình mưa lũ tại miền Bắc đang diễn biến phức tạp, đảm bảo an toàn cho người học.Cụ thể, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Trường đại học Kinh tế,...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Hải Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão số 3

TPO - Học sinh toàn thành phố Hải Phòng tiếp tục được nghỉ học ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới để các trường khắc phục thiệt hại, sự cố sau bão số 3.  Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục thông...

Bí quyết ‘săn’ học bổng đại học

Nhân mùa khai giảng năm học mới, các "thợ săn" học bổng chia sẻ bí quyết chinh phục các suất học bổng của trường, tổ chức, doanh nghiệp.Lên kế hoạch học tập cụ thểBùi Đặng Đăng Khoa (đang theo học thạc sĩ tại khoa địa chất và dầu khí Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết trong...

Tỉnh duy nhất nào ở miền Trung không có thị xã?

1. Tỉnh duy nhất nào ở...

1.001 câu hỏi ‘khó đỡ’ của phụ huynh người Việt với giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh

Những năm gần đây, việc giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam đã mang lại những hiệu ứng tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh. Nhưng do khác biệt văn hóa Đông - Tây nên một số giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh ở Việt Nam gặp không ít rắc rối.Đó là gì?Dưới đây là...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh người Thái đỗ Đại học Y Hà Nội được hỗ trợ chi phí ăn học

TPO - Sau khi hoàn cảnh nữ sinh Vi Thị Thảo được đăng tải trên báo Tiền Phong, những ngày qua nhiều tấm lòng đã đến để chia sẻ, hỗ trợ tiền để nữ sinh này có kinh phí lên đường nhập học. Ngày 9/9, ông Lữ Văn Cương - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết, sau khi nghe tin em Vi Thị Thảo ở bản Kẽm Đôn đỗ ngành Bác...

Ấn Độ dành nhiều chương trình học bổng cho Việt Nam

Những sinh viên và học giả được cấp học bổng Ấn Độ sẽ theo học 11 chương trình Tiến sĩ, 39 chương trình sau đại học và 11 chương trình Đại học tại các trường đại học danh tiếng ở Ấn Độ như: IIT Roorkee, Đại học Delhi, Đại học Nalanda, Đại học Banaras Hindu, Đại học Savitribai Phule...

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát, in bổ sung sách giáo khoa cho học sinh sau bão lũ

TPO - Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình sách giáo khoa học sinh ở các địa phương bị hư hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để khẩn trương in ấn bổ sung và cung ứng kịp thời cho năm học mới. Bộ GD&ĐT vừa yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố và các nhà xuất bản, tổ chức biên soạn, phát hành sách...

Hơn 500 phần quà trung thu cho học sinh vùng sâu Đam Rông

Ngày 10/9, hơn 500 phần quà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng trao tặng cho các em học sinh vùng sâu trên địa bàn xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. ...

Thêm nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ học, học trực tuyến vì mưa lũ

Ngày 10-9, nhiều đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo chuyển lịch học trực tiếp sang trực tuyến do tình hình mưa lũ tại miền Bắc đang diễn biến phức tạp, đảm bảo an toàn cho người học.Cụ thể, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Trường đại học Kinh tế,...

Mới nhất

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Tuy nhiên, huyện A Lưới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.Chủ tịch...

Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp

 Xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án BT chuyển tiếp để mở đường cho các dự án mới. “Mục tiêu là làm sao xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án chuyển tiếp, theo đúng tinh thần là tạo thuận lợi cho các dự án để có cơ...

Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệpTrong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác

Doanh nhân trẻ Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt NamThông qua hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản) mong muốn phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn...

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịchDo đã nộp báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, nên cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn sẽ không bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 11/9. ...

Mới nhất