Trang chủKinh tếNông nghiệpGS Võ Tòng Xuân Vị sứ giả nông nghiệp

GS Võ Tòng Xuân Vị sứ giả nông nghiệp


Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của GS-TS Võ Tòng Xuân còn mang nhiều lợi ích cho nông dân các nước nghèo ở châu Phi như đưa nhiều giống lúa Việt Nam hay nhà khoa học Việt Nam sang giúp đỡ các nước: Sierra Leone, Liberia, Nigieria, Sudan, Mozambique, Angolia, Cameroon…, kiến thiết nền nông nghiệp cho phù hợp với tình hình và điều kiện của từng quốc gia.

Trong nhiều lần tiếp xúc với ông, GS Võ Tòng Xuân luôn nhắc về hành trình đầu tiên sang Sierra Leone giúp nông dân nước này trồng lúa. Trong đó, lần thứ nhất năm 2006, từ cuộc trao đổi với ông Sahr Johnny, khi đó đang là Đại sứ của Sierra Leone tại Trung Quốc trong việc giúp nước này sản xuất lương thực, GS-TS Võ Tòng Xuân đã nhận lời sang hỗ trợ.

Với suy nghĩ trong khi các cường quốc Âu Mỹ và châu Á đang tìm cách viện trợ cho châu Phi thì Việt Nam có thể giúp châu Phi xóa đói giảm nghèo bằng kỹ thuật trồng lúa miền Tây. Đó chính là động lực thôi thúc ông dành nhiều thời gian và tâm huyết với các quốc gia còn khó khăn, thiếu thốn lương thực.

GS Võ Tòng Xuân thời điểm đó đã xin phép lãnh đạo UBND tỉnh An Giang thực hiện chuyến tìm hiểu Sierra Leone từ ngày 31/5 đến 6/6/2006 bằng tiền riêng và được đón tiếp rất trọng thể từ lãnh đạo đất nước này đến các địa phương.

Trong thời gian ở Sierra Leone, GS đã đi khắp nơi tiếp xúc, trao đổi với các trưởng bộ lạc và nông dân để tìm hiểu tập quán làm ăn của họ; đồng thời thảo luận với các nhân viên nghiên cứu lúa ở Rokupr để tìm hiểu những khó khăn trong nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật. GS nhận thấy Sierra Leone đất rộng, người thưa, điều kiện khí hậu khá giống với ĐBSCL. Tuy nhiên, hầu hết người dân vẫn trồng lúa quảng canh một năm một vụ, chưa nắm được kỹ thuật trồng lúa tiên tiến. Nước tưới ở đây vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước trời, chưa có hệ thống thủy lợi nào được xây dựng, vì vậy năng suất chỉ đạt 2-3 tấn/ha.

Hơn một năm sau chuyến khảo sát, “Nhóm công tác an toàn lương thực Sierra Leone” do GS-TS Võ Tòng Xuân đứng đầu được thành lập.

GS-TS Võ Tòng Xuân từng chia sẻ: “Tôi thấy bây giờ trong các quốc gia trên thế giới có châu Phi là có nạn đói, thiếu ăn, nghèo đói. Rất nhiều các nước giàu trên thế giới mỗi năm họ đều đổ tiền để giúp châu Phi hàng triệu triệu đô la nhưng họ càng giúp thì vẫn tiếp tục đói, nghèo. Thành ra tôi nghĩ Việt Nam mình chiến thắng các loại giặc, kể cả giặc rầy nâu… nhưng mình không có tiền, không có tiền để mà mình giúp Châu Phi. Cho nên tôi mới cố gắng là mình đem kỹ thuật trồng lúa cao sản của đồng bằng sông Cửu Long của mình của Việt Nam mình để giúp Châu Phi, để họ sản xuất giống được như mình, để mà họ cũng thoát nghèo, thoát đói”.

Trong lần tiếp theo sang đất nước Tây Phi này, 50 giống lúa cao sản và 10 giống lúa chất lượng cao của ĐBSCL đã được GS và các cộng sự mang theo. Các giống lúa này sau đó được thử nghiệm tại khu Mange Bureh và trại nghiên cứu Rokupr, song song với đó là việc thiết kế hệ thống tưới tiêu tại khu vực thử nghiệm. Các chuyên gia Việt Nam ngày đó đã lập nên 2 kỳ tích. Thứ nhất là trồng được 2 vụ lúa, thời gian sinh trưởng của cây lúa chỉ từ 95-100, năng suất khoảng 4,7 tấn/ha. Thứ hai là các chuyên gia còn tích trữ được lượng lúa giống đủ để gieo trồng ở diện rộng.

Sau bước đầu thử nghiệm thành công ở Sierra Leone, GS-TS Võ Tòng Xuân và các cộng sự tiếp tục có mặt tại Nigeria, Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi, Liberia để khảo sát và hỗ trợ.

“Tôi cũng đi mười mấy nước đưa cán bộ kỹ thuật của mình qua để giúp cho người ta làm trong giai đoạn đầu của mình. Đầu tiên là tôi đem nhiều giống để chọn ra giống tốt nhất, kế đó là tổ chức nhân ra. Từ đó khi nhận ra rồi thì tôi rất mong là sẽ tiếp tục là họ đưa thủy lợi vào. Trên cơ sở thủy lợi đó thì tôi mới huấn luyện cho mấy ông nông dân nhưng rất tiếc là lúa của mình qua đó, và kỹ thuật của mình đã cho thấy có thể có những cánh đồng 5 tấn, 8 tấn, 9 tấn như ở Mozambique” – GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ.

Tại cuộc hội thảo quốc tế trực tuyến về an ninh lương thực và dinh dưỡng tổ chức vào cuối tháng 5/2022, GS-TS Võ Tòng Xuân một lần nữa đau đáu với mong muốn hỗ trợ người dân châu Phi giảm nỗi lo về an ninh lương thực.

Kể lại câu chuyện sang Sierra Leone giúp nông dân trồng lúa tại cuộc hội thảo quốc tế này, GS-TS Võ Tòng Xuân đúc kết rằng ở châu Phi, lương thực nằm chính ở trong đất, lại có sẵn nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là những người trẻ rất mong được làm việc. Vì thế, chỉ cần trang bị cho họ kỹ năng, công cụ, công nghệ để sản xuất, chắc chắn châu Phi sẽ chiến thắng “giặc đói”, bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân: “Ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mozambique khi đi thực tế cũng nói chưa bao giờ thấy cây lúa mà nó tốt như thế này ở châu Phi. Nhưng sau đó thì ông cũng không có đầu tư và cái khác biệt chính trong sản xuất lúa ở châu Phi và Việt Nam là thủy lợi. Không có thủy lợi thì mình làm theo kiểu lúa trời thì không có năng suất được. Do đó, với tất cả mong muốn của tôi là góp kỹ thuật cho châu Phi, nhưng cuối cùng không thực hiện được trọn vẹn”.

Theo GS Võ Tòng Xuân, từ nhiều thập kỷ nay, châu Phi đã và đang được các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế giúp phát triển. Nhưng theo số liệu của Liên hiệp quốc, hàng năm số người nghèo và đói lại tăng thêm. Vì thế, theo GS, nông nghiệp châu Phi phải được phát triển bằng một phương cách thích hợp hơn, và sẽ bắt kịp nông nghiệp các lục địa khác nếu xác định được kỹ thuật canh tác từng vùng cụ thể; được tạo điều kiện và cấu trúc hạ tầng tối thiểu, và nông dân được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia.

Những năm tháng cuối đời mình, GS Võ Tòng Xuân vẫn đau đáu nghĩ về sự hỗ trợ chưa trọn vẹn đối với các quốc gia Châu Phi. GS chia sẻ Việt Nam mình từ chỗ thiếu ăn đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo nhóm đầu thế giới thì hoàn toàn có thể đem kinh nghiệm ra giúp các nước Châu Phi. Chúng ta có thể hỗ trợ các nước châu Phi bằng cách chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật trồng lúa; đồng thời mong các tổ chức quốc tế cùng chung tay để hỗ trợ các quốc gia còn khó khăn này.





Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/gs-vo-tong-xuan-vi-su-gia-nong-nghiep-post1115833.vov

Cùng chủ đề

Phát triển sản phẩm OCOP, động lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn

Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương. Dây chuyền sản xuất sản phẩm OCOP Nghêu thịt hộp Lenger tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam ở thành phố Nam...

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì

Ba Vì là một trong những địa phương ở Hà Nội sở hữu nhiều sản vật nổi tiếng. Những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn địa phương như chè búp khô, sữa bò, thịt và giò đà điểu, gà đồi, mật ong, miến dong... từ lâu đã trở thành thế mạnh riêng của vùng. Đặc biệt, các sản vật này ngày càng được nâng tầm khi được đưa vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để...

Sắp tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp với quy mô lớn

(NLĐO) - Năm 2025, Việt Nam sẽ thực hiện cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ 6 ...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Kiên Giang linh hoạt đóng cống ven biển ứng phó hạn mặn trong mùa khô 2024-2025

Hạn mặn mùa khô 2024-2025 dự báo có xu thế tăng nhanh và xâm nhập sâu vào nội đồng. Kiên Giang chủ động vận hành linh hoạt đóng hệ thống cống ven biển trữ ngọt, ứng phó hạn mặn, bảo vệ năng suất mùa vụ địa phương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

FED tiếp tục hạ lãi suất lần thứ 3, phát tín hiệu thận trọng trong năm 2025

Đúng theo dự đoán của thị trường, FED đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ giảm về 4,25% - 4,5%, tức hạ 25 điểm cơ bản (0,25%). Đây là lần thứ 3 liên tiếp cơ quan này giảm lãi suất, với 2 lần trước các mức giảm lần lượt là 0,5% và 0,25%. Đây là quyết định không gây bất ngờ của FED, nhưng điều mà thị trường...

Vươn khơi bám biển góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Chi đội Kiểm ngư số 3: Điểm tựa cho ngư dân bám biển, khắc phục thẻ vàng IUU ...

Ông Chà Cụt chỉ còn 1 chân vẫn lao động thu 300 triệu /năm

Ông Nguyễn Văn Chà đi bộ đội, thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia từ năm 1985. Ông thuộc lực lượng Công binh của Sư 330. Đến năm 1987, trong một lần hành quân ông, Chà không may đạp trúng mìn mất đi 1 chân và nhiều vết thương khác trên cơ thể. Sau gần 3 năm điều trị ông trở về cuộc sống đời thường với tỷ lệ thương tật gần 80%. Thời điểm này, ông...

VN-Index có thể thử thách ngưỡng 1.268 điểm

VN-Index tăng trưởng trên hỗ trợ quanh 1.260 điểm Sau giai đoạn chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản giảm dần, VN-Index đã phục hồi tăng điểm tốt trong phiên 18/12 với thanh khoản, độ rông thị trường cải thiện tốt hơn. Kết phiên giao dịch ngày 18/12, VN-Index tăng 4,28 điểm (+0,34%) lên 1.266,0 điểm, duy trì trên đường giá trung bình 200 phiên. Khối lượng giao dịch trên HOSE tăng 9,4% so với phiên trước, sau...

Công nghiệp cơ khí vẫn còn lẹt đẹt khi thiếu vai trò của “sếu đầu đàn”

Thời gian qua, công nghiệp nói chung và công nghiệp cơ khí của Việt Nam đã phát triển với nhiều chuyển biến tích cực, từng bước làm chủ công nghệ, mở rộng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ lệ nội địa hoá cùng phát triển thị trường. Đứng trước dư địa thị trường rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường đối với các DN trong ngành cơ khí trong nước vẫn...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Cùng chuyên mục

Chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao đang làm giàu cho nông dân một huyện của Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. ...

Miền Bắc đón thêm không khí lạnh lạ thường, có rét đậm vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra dự báo thời tiết dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025. Dự báo thời tiết khu vực miền Bắc từ nay đến hết năm có thể ảnh hưởng bởi 3 đợt không khí lạnh tăng...

Trồng giống đậu xanh này ở Quảng Trị, cây nào cũng ra quả chi chít, xúm xít thế này đây

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị, từ đó có sở sở để bổ sung vào bộ giống đang được trồng tại địa phương, giúp nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn được giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát...

Bước tiến nông thôn mới của huyện Ứng Hoà

Lan toả phong trào xây dựng nông thôn mới Sau khi về đích nông thôn mới năm 2023, xã Phương Tú (huyện Ứng Hoà) đã sớm xây dựng kế hoạch với mục tiêu đưa địa phương về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024. Ở đó, chính quyền địa phương xác định sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng. Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phí Trạch (xã Phương Tú) Nguyễn Văn Phẩm cho...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Mới nhất

Sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ dài nhất lên tới gần 2 tháng

Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Trong đó, có không ít trường cho sinh viên nghỉ kéo dài cả tháng, thậm chí lên tới 58 ngày. ...

Động thái mới nhất của toà án

(NLĐO) - TAND thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản yêu cầu nguyên đơn bổ sung kết...

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

Về đất thép Củ Chi, nơi mỗi cành cây, ngọn cỏ cũng có thể trở thành những dũng sĩ, người ta vẫn nhắc về câu chuyện của các chị em trong Trung đội nữ du kích Củ Chi. Gan dạ, dũng cảm và mưu trí - những phụ nữ dù chân yếu tay mềm nhưng đã lập nên bao chiến...

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã chứng tỏ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ việc giành độc lập, phát triển và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực, hiệu quả vào...

Mới nhất