Trang chủNewsKinh tếNhập khẩu thép tăng kỷ lục, Việt Nam phải làm gì?

Nhập khẩu thép tăng kỷ lục, Việt Nam phải làm gì?


6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép vào Việt Nam cao nhất trong lịch sử, hiện hữu nguy cơ mất thị trường nội địa.

Quan ngại với thép nhập khẩu từ Trung Quốc

Báo cáo mới nhất từ Tổng Cục Hải quan cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 8,2 triệu tấn thép (tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái) với tổng giá trị gần 6 tỷ USD (tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Số nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép là hơn 3,03 tỷ USD, tăng 24,8%.

Còn báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam, hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép với quy mô sản xuất có thể đạt đến 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng, tồn kho lớn… Và điều đáng lo ngại của ngành thép Việt là đang có nguy cơ bị mất thị trường nội địa do thép nhập khẩu từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thép vào Việt Nam. Trong năm 2023, lượng sắt thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 62% trong tổng lượng và chiếm 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của nước ta.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc xuất khẩu 45 triệu tấn thép, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Thép Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Riêng 4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép hơn 5,4 triệu tấn, tăng 42% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu thép từ Trung Quốc 3,7 triệu tấn, chiếm 68% tổng lượng nhập khẩu.

Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thép, với khoảng 500 nhà máy thép các loại, tổng công suất khoảng 1,17 tỷ tấn thép/năm vào năm 2023. Do nguồn cung thép lớn hơn nhiều so với nhu cầu trong nước, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã bắt đầu bán phá giá thép ở thị trường nước ngoài. Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi làn sóng xuất khẩu thép của Trung Quốc.




Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, xu hướng nhập khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh vừa qua xuất phát từ nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản nguội lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ sắt thép yếu đi. Khi đó Trung Quốc sẽ gia tăng xuất khẩu thép ra nước ngoài. Hiện, Trung Quốc chiếm hơn 1/2 sản thép của thế giới nên chỉ cần thay đổi chiến lược tăng xuất khẩu ra nước ngoài cũng gây nhiều áp lực lên các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Ngay như ở sản phẩm thép không gỉ mà Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá thì Việt Nam đang là 1 trong 10 quốc gia xuất khẩu thép không gỉ lớn nhất của Trung Quốc. Hàng năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 250.000 tấn thép không gỉ, trong đó các doanh nghiệp nội địa bán khoảng hơn 115.000 tấn (khoảng 45%), nhập khẩu 135.000 tấn (khoảng 55%). Trong khi đó, công suất của chỉ riêng 4 nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam hơn 800.000 tấn/năm, gấn hơn 3 lần so với tổng tiêu thụ nội địa.

Thép không gỉ của Trung Quốc đang phải chịu hơn 102 lệnh áp thuế phòng vệ thương mại trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam. Nhưng Trung Quốc vẫn có thể duy trì được thị phần xuất khẩu thép nói chung và thép không gỉ nói riêng. Nếu Việt Nam dỡ bỏ thuế chống bán phá giá, rất khó có thể ngăn cản được làn sóng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Làm gì để chặn sóng?

Tính đến nay, Việt Nam áp dụng 12/28 vụ phòng vệ thương mại là đối với các sản phẩm thép, chiếm khoảng 46% tổng các vụ phòng vệ thương mại đã từng tiến hành đối với tất cả các loại sản phẩm ở Việt Nam. Các vụ việc chống bán phá giá sản phẩm vừa nêu luôn được Chính phủ và Hiệp hội Thép Việt Nam ủng hộ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị tổn thương bởi các hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Và Trung Quốc luôn là quốc gia bị cáo buộc bán phá giá trong tất cả các vụ kiện chống bán phá giá thép cán nguội, tôn mạ màu, mạ kẽm hay thép không gỉ trước đây.

Ông Phạm Công Thảo, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, WTO có công cụ để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá trên thị trường hay thép nhập khẩu làm ảnh hưởng và tổn hại đến ngành công nghiệp thép trong nước. Công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam còn khá trẻ, do vậy năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Khi thép nhập khẩu tràn vào bán phá giá trên thị trường làm tổn hại đến ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của ngành thép các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn công cụ, giải pháp bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

“Thời gian qua, Chính phủ cũng đã có các chính sách hỗ trợ cho ngành thép. Đặc biệt là các chính sách về phòng vệ thương mại. Chúng ta cũng đã có một số biện pháp phòng vệ thương mại như phôi thép, thép xây dựng, thép không gỉ, tôn mạ màu… gần đây, các doanh nghiệp cũng đặt vấn đề cần áp dụng phòng vệ thương mại với một số sản phẩm mới và tiếp tục duy trì phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm như thép không gỉ”, ông Thảo cho biết.

Chia sẻ tại Talkshow “Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép trong thế gongj kìm” của Báo Đầu tư, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), ở phần lớn trong các vụ việc phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp đứng đơn kiện yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là biện pháp chống bán phá giá, đã có sự chuẩn bị bài bản, có những công cụ, bằng chứng đáp ứng được các yêu cầu theo pháp luật.

“Theo sự theo dõi của chúng tôi, tất cả các vụ việc phòng vệ thương mại đối với thép thì chưa có vụ nào bị từ chối áp dụng biện pháp thương mại cả. Còn mức độ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đến đâu, mức thuế như thế nào và thời gian bao nhiêu lâu phụ thuộc vào từng loại sản phẩm. Điều này căn cứ vào thực tế là các sản phẩm nhập khẩu bị kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mức độ cạnh tranh không lành mạnh, mức độ bán phá giá, mức độ gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đến đâu sẽ có biện pháp tương ứng”, bà Trang cho biết.

Theo PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Thép là sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Nếu tự chủ được sản xuất trong nước sẽ giúp ổn định thị trường và nền kinh tế. Doanh nghiệp trong nước có lợi thế là ở gần thị trường hơn, nếu bị bán phá giá thì sẽ mất đi lợi thế này. Việc điều tra chống bán phá giá thép sẽ làm cho kinh tế thị trường minh bạch và tích cực hơn.

Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, việc bán phá giá thép khiến các doanh nghiệp nội địa sẽ gặp khó khăn lớn, nguồn thu giảm, công ăn việc làm của người dân bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc điều tra chống bán phá giá sẽ bảo vệ sản xuất trong nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại cũng có thể giúp loại bỏ hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Còn ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì khẳng định, ngành thép là ngành đầu vào cực kỳ quan trọng của kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh. Bản thân sự phát triển của ngành thép cũng là một ngành kinh tế. Tất cả các nước đều có sự nhìn nhận về vai trò của ngành thép là giống nhau. Chính vì sự quan trọng đó, thép cũng là nguyên nhân của các chính sách phòng vệ và bảo hộ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.





Nguồn: https://baodautu.vn/nhap-khau-thep-tang-ky-luc-viet-nam-phai-lam-gi-d220012.html

Cùng chủ đề

Ngành thép ‘sáng cửa’ tăng trưởng những tháng cuối năm

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép đang “sáng sủa” hơn. Kỳ vọng, năm 2025 trở đi, ngành thép sẽ có đà tăng trưởng cao trở lại. Nhìn thấy đà hồi phục của doanh nghiệp thép Lợi nhuận của khối doanh nghiệp ngành thép trong quý III/2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ. Đầu tiên phải kể đến Công ty cổ phần...

Áp dụng chống bán phá giá nếu thép nhập khẩu ảnh hướng xấu tới sản xuất trong nước

Đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa thép nhập khẩu và sản xuất trong nước Chiều 23/10, tại Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến tình hình nhập khẩu thép tăng mạnh trong thời gian qua ảnh hưởng như thế nào đến ngành sản xuất trong nước, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại -...

Bất chấp lệnh điều tra, thép cuộn cán nóng vẫn ồ ạt vào Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, lượng thép HRC nhập khẩu về Việt Nam là 1,2 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 8 và bằng 220% sản lượng sản xuất trong nước (568.000 tấn). Lũy kế 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gần 8,8 triệu tấn HRC, tăng 26% so với cùng kỳ 2023 và bằng 171% sản xuất trong nước. Trong đó, lượng nhập từ Trung Quốc chiếm 72%, với...

Vì sao thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam lại tăng vọt?

Cần đẩy mạnh hơn biện pháp phòng vệ thương mạiTrước tình hình nhập khẩu ồ ạt, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 26-7-2024. Tuy nhiên, quá trình điều tra có thể kéo dài đến một năm, trong khi đó thép nhập khẩu...

Hòa Phát của ‘vua thép’ Trần Đình Long thu trên 4 tỷ USD, dồn lực cho đại dự án

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) của tỷ phú Trần Đình Long vừa công bố báo cáo cho thấy, doanh thu trong quý III/2024 đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước (28.766 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát ghi nhận hơn 105 nghìn tỷ đồng doanh thu (hơn 4 tỷ USD), tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 75% kế hoạch năm 2024. Hòa Phát cho biết,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Vân Đồn

Khu vực đảo Trà Bản, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có chức năng là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, dân cư, dịch vụ công cộng; khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu bảo tồn đa dạng hệ sinh thái. Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Vân ĐồnKhu vực đảo Trà Bản, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có chức...

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểm

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm trong quý IV/2024 để ổn định bộ máy và hoạt động từ quý I/2025. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểmSở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao...

Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Trước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này yêu cầu các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độTrước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xe… Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định - Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. ...

Bài đọc nhiều

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. ...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt. Mỹ - thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ...

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Cùng chuyên mục

Lý giải nguyên nhân giá tiêu đồng loạt giảm mạnh?

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 13/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 13/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 13/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 2.000 - 2.200 đồng/kg ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 138.000 -139.000 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk,Bình...

Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh

Chỉ sau 2 năm, Bangladesh đã bứt phá lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may. Muốn tồn tại và chiếm vị trí top đầu, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD dứt khoát phải có sự đầu tư, hy sinh cho sản xuất xanh. Bài học từ Bangladesh Thực tế 3 năm vừa qua, thị trường dệt may thế giới sụt giảm về tổng cầu do kinh tế, dịch bệnh....

Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Duy trì ở ngưỡng thấp

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 13/11, giá dầu WTI giảm 0,15 USD, tương đương 0,22 %, xuống mức 67,97 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,06 USD, tương đương 0,08%, lên mức 71,89 USD/thùng.Giá dầu đứng ở ngưỡng thấp do các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin OPEC cắt giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu, đồng USD mạnh và sự thất vọng về kế hoạch kích thích mới nhất của Trung Quốc.OPEC cho biết, nhu...

Giá dầu giữ mức thấp nhất gần 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 13/11/2024: Giá dầu giữ gần mức thấp nhất trong 2 tuần sau khi OPEC cắt giảm triển vọng nhu cầu và đồng USD tăng giá. Giá xăng dầu hôm nay ngày 13/11/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 13/11/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 67,99 USD/thùng, giảm 0,07% (tương đương giảm 0,05 USD/thùng). ...

Giá vàng hôm nay 13/11/2024: Giảm không thấy đáy, nhẫn tròn bốc hơi 8 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm, thủng ngưỡng 2.600 USD khi đồng USD lên giá và áp lực bán tháo, bán khống trên diện rộng. Vàng SJC xuống 80 triệu đồng, nhẫn tròn đã mất khoảng 8 triệu đồng/lượng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, giá vàng miếng SJC 9999 trong nước được Công ty SJC và Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji tại Hà Nội và TPHCM niêm yết ở...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay, 13-11: Tiếp tục giảm mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay vẫn trên đà lao xuống khi đồng USD tăng giá rất mạnh, lãi suất trái phiếu Mỹ đi lên. ...

Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh

Chỉ sau 2 năm, Bangladesh đã bứt phá lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may. Muốn tồn tại và chiếm vị trí top đầu, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD dứt khoát phải có sự đầu tư, hy sinh cho sản xuất xanh. Bài học từ Bangladesh Thực tế...

Thị trường âm nhạc TP HCM dần trở lại thời đỉnh cao

Tại Nhà hát Hòa Bình, sô diễn của ca sĩ Uyên Linh "The Vocalist" (tối 9-11) chật kín khán giả. ...

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

Đâm xe nghiêm trọng ở Trung Quốc, có tới 35 người thiệt mạng

(CLO) Một tài xế đã đâm xe vào đám đông tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải của Trung Quốc, khiến 35 người thiệt mạng và 43...

Mới nhất