Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhập khẩu nhiên liệu ngày càng nhiều, sức ép lên giá điện

Nhập khẩu nhiên liệu ngày càng nhiều, sức ép lên giá điện


Áp lực từ giá nhiên liệu thế giới ngày càng đè nặng

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, giá nhiên liệu các tháng vừa qua của năm 2023 mặc dù có giảm so với năm 2022, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với các năm 2020-2021.

Trong đó, giá than cao vẫn đang đè nặng lên chi phí mua điện của tập đoàn này. Giá than nhập gbNewC tăng 2,97 lần so với năm 2020, tăng 1,3 lần so với năm 2021; giá dầu HSFO tăng 1,86 lần so với năm 2020 và tăng 1,13 lần so với năm 2021.

Còn than mua của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc cũng tăng từ 29,6% đến 49% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than áp dụng năm 2021.

than cho điện.jpg
Nhu cầu nhập khẩu than cho phát điện ngày càng lớn. Ảnh: Lương Bằng

Giá than, giá dầu, giá khí cùng tăng khiến chi phí mua điện than, điện khí của tập đoàn này cũng tăng theo. Bởi lẽ, năm 2023, các nhà máy điện than và khí chiếm tỷ trọng sản lượng điện phát lên tới 55% tổng sản lượng điện phát toàn hệ thống.

Đó là lý do khiến giá thành sản xuất điện năm 2023 được ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh. Nói cách khác, giá mua vào cao hơn giá điện bán ra.

Điều đáng lo ngại là, tỷ trọng than nhập khẩu giá cao ngày càng tăng. Hiện nay, than trong nước được khai thác ở mức 43-45 triệu tấn/năm, chỉ đáp ứng khoảng một nửa lượng than cho các nhà máy điện than. Với quy mô điện than như hiện tại, ước tính than trong nước chỉ đảm bảo cho sản xuất dưới 20% tổng sản lượng điện; các nhà máy còn lại phải nhập khẩu than, hoặc sử dụng than trộn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng than nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh, từ mức 6,9 triệu tấn của năm 2015 đã tăng lên mức “đỉnh” trên 54 triệu tấn vào năm 2020. Chỉ riêng 10 tháng năm 2023, nhập khẩu than đã vượt 40 triệu tấn. 

Theo tính toán của Bộ Công Thương, khai thác than toàn ngành giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 40-44 triệu tấn/năm than thương phẩm. Còn tổng nhu cầu than giai đoạn này khoảng 108-110 triệu tấn.

Trong đó, nhu cầu than cho sản xuất điện chiếm trên 70% so với tổng nhu cầu trong nước (khoảng 78-79 triệu tấn, bao gồm 38-39 triệu tấn than nhập khẩu).

“Để đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước, ngoài khối lượng than sản xuất trong nước (khoảng 44 triệu tấn), Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu khoảng 66-68 triệu tấn”, Bộ Công Thương tính toán.

Còn tổng nhu cầu khí trong nước khoảng 11.200 tỷ m3, trong khi khả năng sản xuất khí trong nước là 10.071-10.463 tỷ m3. Để đáp ứng nhu cầu, dự kiến Việt Nam phải nhập khoảng 737-1.129 tỷ m3.

Theo Quy hoạch điện VIII, điện năng sản xuất từ điện than và khí sẽ duy trì ở mức trên 52% năm 2025 và trên 60% tổng sản lượng điện trong nước vào năm 2030; trong đó điện than chiếm tới 42% vào năm 2025 và 34,8% vào năm 2030. Như vậy giá nhiên liệu hóa thạch sẽ tác động mạnh đến cơ cấu giá thành sản xuất điện chung từ nay tới năm 2030.

Chuyện không chỉ riêng của Việt Nam

Chi phí nhiên liệu than, khí dự kiến còn tạo ra áp lực rất lớn đến giá điện thời gian tới. Đây là câu chuyện không phải chỉ của Việt Nam.

2 năm nay, trước những biến động khủng khiếp từ giá than, dầu, khí, hàng loạt quốc gia trên khắp thế giới đã phải đối diện tình trạng giá điện tăng mạnh.

Từ tháng 1 đến tháng 4/2023, Thái Lan cũng đã phải tăng giá điện 13%, từ 4,72 baht/kWh (tương đương 3.276 đồng/kWh) lên 5,33 Baht/kWh (tương đương 3.699 đồng/kWh).

Tại Nhật Bản, do chi phí mua sắm nhiên liệu tăng cao, 5 công ty điện lực (Tohoku Electric Power, Hokuriku Electric Power, Chugoku Electric Power, Shikoku Electric Power and Okinawa Electric Power) đã nộp đơn xin Chính phủ phê duyệt tăng kế hoạch tăng giá điện sinh hoạt từ 28% đến 46% từ tháng 4/2023. Công ty Điện lực Tokyo Holdings (Tepco) đã nộp đơn xin tăng giá điện với các hộ gia đình lên trung bình 29,3% từ tháng 6/2023. Hokkaido Electric Power áp dụng mức tăng khoảng 32%, từ tháng 6/2023.

Ngoài ra, do biến động quá mạnh của giá nhiên liệu cho phát điện, nhiều công ty điện lực ở các quốc gia khác ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ cũng phải tăng giá điện ở mức rất cao để cân bằng tài chính.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, từ 1/9/2022, giá điện cho người tiêu dùng công nghiệp tăng 50%. Giá điện cho hộ gia đình và khu vực công cũng tăng lần lượt 20% và 30%.

Mức tăng lớn nhất được quan sát thấy ở Séc (61,8 %), tiếp theo là Latvia (59,4 %) và Đan Mạch (57,3 %). Chi phí năng lượng và cung cấp chủ yếu thúc đẩy sự gia tăng về mức giá điện như kể trên.

Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, chia sẻ: Trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng, với chi phí đầu vào nhiên liệu rất cao, Singapore cũng gặp khủng hoảng lớn về cung ứng năng lượng. Hầu hết công ty cung ứng điện nhỏ lẻ đều bị đóng cửa, không tiếp tục kinh doanh được.

“Thách thức lớn nhất của chúng ta khi hòa nhập với thị trường năng lượng thế giới là phải chấp nhận câu chuyện cung cầu, giá cả thế giới biến động. Điều này khiến chi phí đầu vào cho năng lượng cũng như sản xuất điện năng của chúng ta thay đổi rất lớn”, ông Hà Đăng Sơn nhấn mạnh.

Sức ép về chi phí nhiên liệu cũng khiến Việt Nam phải tăng giá điện từ ngày 4/5, với mức tăng 3% sau 4 năm giữ nguyên. Mức tăng này được đánh giá là “chưa bù đắp nổi chi phí” cho EVN.

So sánh cơ chế điều hành giá điện với giá xăng dầu, ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội dầu khí Việt Nam, cho rằng: “Cơ chế giá xăng dầu đã gần như tiệm cận với thị trường, tức là thị trường đầu vào tăng thì đương nhiên đầu ra sẽ tăng. Thị trường điện cũng phải như thế, tức là phải theo quy luật của thị trường”.

‘Giá điện đang thấp vì được bao cấp’Chuyên gia cho rằng do mang tính bao cấp khá nặng nên giá điện lâu nay còn thấp và đã đến lúc phải theo nguyên tắc thị trường để hạch toán, tính toán giá điện.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Công Thương: Chậm một ngày sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tư

Giải trình về dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, Bộ trưởng Công Thương cho biết, không có chính sách, không có đầu tư, tức không có điện. Vì thế, chậm một ngày luật này được thông qua, sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tư, đủ điện cho phát triển. Chiều 7/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong đó vấn đề giá điện được nhiều đại biểu quan...

Sửa Luật Điện lực: Cần chấm dứt việc bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng

Chiều 7/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Luật Điện lực sửa đổi, nhiều vấn đề của ngành điện đã được bóc tách, bàn thảo, trong đó có việc bù chéo giá điện, hình thức thí điểm cho giá điện 2 thành phần. Bên cạnh đó, quan điểm khởi động lại điện hạt nhân và ứng xử với điện tái tạo ra sao khi chính sách giá đang có nhiều tồn tại, cần sửa...

Đề xuất cơ chế giá điện mới công bằng hơn, áp dụng từ 2025?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa báo cáo Bộ Công Thương về Đề án “Xây dựng hệ thống giá bán điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng) và lộ trình áp dụng cho ngành Điện Việt Nam”. Trong đó EVN cho biết, đơn vị tư vấn cho rằng phương án lý tưởng nhất để áp dụng cơ chế giá điện hai thành phần là từ 1/1/2025, nếu như giai đoạn thử nghiệm được triển khai...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Thủ tướng: Giá điện không được ‘giật cục’, xem xét nhập khẩu từ Trung Quốc

Nội dung trên được đề cập tại Thông báo số 500 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 dự kiến là 7% và để bảo đảm đủ điện phục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp vẫn chưa biết sợ khi mua hoá đơn khống

Không ít chủ doanh nghiệp phải trả giá bằng rất nhiều tiền để xử lý hóa đơn bất hợp pháp đã sử dụng trong quá trình hạch toán. Có kế toán dính vòng lao lý khi xử lý hóa đơn cho doanh nghiệp. “Sếp em mua hóa đơn để thanh toán cho những khoản chi phí mua ngoài. Như vậy có rủi ro không?.  Công ty mình đội sale đi mua vật dụng hoặc công tác phí… chuyên mua hóa đơn để...

Con trai cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế thêm cổ phiếu trị giá 218 tỷ

CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa công bố thông tin, ông Nguyễn Hùng Cường hoàn thành nhận thừa kế hơn 11 triệu cổ phiếu, từ cố chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), ông Nguyễn Hùng Cường đã tiếp nhận thành công hơn 11 triệu cổ phiếu DIG từ cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn, trong khoảng thời gian từ 21/10-19/11. Ông Cường là con trai ông Tuấn.  Cố...

Bão số 9 giật cấp 10, suy yếu nhanh thành vùng áp thấp trong chiều mai

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Bắc với sức gió giảm còn cấp 8, giật cấp 10. Trong những giờ tới, bão suy yếu nhanh và thành vùng áp thấp trong chiều mai (20/11). Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 Man-yi đang suy yếu nhanh và trở thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ trong chiều mai (20/11). Cụ thể, đến 16h...

Hoa hậu Thanh Thuỷ tiết lộ lý do giành vương miện Hoa hậu Quốc tế

Chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thuỷ nói điều nổi bật của mình là thể hiện truyền thống văn hóa Việt Nam và cá tính của bản thân thay vì o ép mình vào hình mẫu để phù hợp với cuộc thi. Chiều 19/11, Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy có mặt tại trụ sở Báo Tiền Phong tại Hà Nội để tham dự buổi gặp gỡ, giao lưu cùng người hâm mộ và phóng...

Đồng Nai sắp có thêm khu công nghiệp sinh thái

Trong số hơn 300 khu công nghiệp (KCN) của cả nước, có 3 KCN được chọn thí điểm, trong đó có KCN Amata ở Đồng Nai. Sau hơn 3 năm triển khai, KCN Amata đã đạt 86% điểm theo bộ tiêu chí đánh giá. Năm 2020, Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện Dự án Triển khai KCN sinh thái...

Bài đọc nhiều

Vẫn băn khoăn đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 100% với bia

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với bia từ mức 65% hiện nay được đề xuất tăng lên 80% vào năm 2026, rồi liên tục tăng 5%/năm, đạt mức 100% vào năm 2030. Nhiều ý kiến lo ngại mức tăng này gây hệ lụy lên nền kinh tế. Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi đang được thảo luận tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, trong đó có đề xuất tăng thuế...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận giá USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn nhiều nhất 465 đồng so với kênh ngân hàng.

Thua lỗ triền miên với loạt nợ xấu, tiền đâu để đại gia Thang Văn Lương ‘ôm’ dự án khủng Cap Padaran Mũi Dinh?

Thế chân FIT tại dự án khủng Cap Padaran Mũi Dinh CTCP Tập đoàn F.I.T mới đây đã thông báo việc thoái vốn tại CTCP Bất động sản Cap Padaran Mũi Dinh - chủ đầu tư dự án Cap Padaran Mũi Dinh. Các thủ tục giao dịch chuyển giao chính thức hoàn tất...

Thúc đẩy tín dụng ngành nông sản chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường. Tuy nhiên, nhiều điểm nghẽn về tín dụng đang khiến việc vay và cho vay vốn sản xuất nông nghiệp tại khu vực này gặp nhiều...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp vẫn chưa biết sợ khi mua hoá đơn khống

Không ít chủ doanh nghiệp phải trả giá bằng rất nhiều tiền để xử lý hóa đơn bất hợp pháp đã sử dụng trong quá trình hạch toán. Có kế toán dính vòng lao lý khi xử lý hóa đơn cho doanh nghiệp. “Sếp em mua hóa đơn để thanh toán cho những khoản chi phí mua ngoài. Như vậy có rủi ro không?.  Công ty mình đội sale đi mua vật dụng hoặc công tác phí… chuyên mua hóa đơn để...

Hộ kinh doanh 4.0: chốt sổ cuối tháng bằng ACB ONE

Giải pháp Quản lý cửa hàng trên ứng dụng ngân hàng số ACB ONE giúp việc quản lý doanh thu trở nên đơn giản tiện lợi và "pro" hơn bao giờ hết. ...

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai giảm kịch sàn sau khi kiểm toán viên bị đình chỉ

(NLĐO)- Giá cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai giảm kịch sàn gần 7% sau tin kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán bị đình chỉ. ...

Chưa vội bắt đáy, khối ngoại vẫn bán ròng

(NLĐO) – Khối ngoại miệt mài bán ròng hơn 1.600 tỉ đồng khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước chán nản, chưa vội bắt đáy. ...

Cần nghiên cứu, vận dụng tốt cơ chế chính sách để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Nhận định rằng tuy cùng hệ thống quy phạm pháp luật nhưng có bộ ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công tốt, có nơi lại chưa đạt yêu cầu, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh việc nghiên cứu kỹ, áp dụng hiệu quả cơ chế chính sách, quy định để thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công. ...

Mới nhất

Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình...

Mỹ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới, Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, Trung Quốc thừa nhận xâm phạm không phận Nhật Bản, Triều Tiên lên án hợp tác quân sự Hàn-Mỹ-Nhật, Philippines phản bác cáo buộc của Trung Quốc ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc hội kiến với Đại tướng Chansamone Chanyalath Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào. Ngày 19/11, tại Vientiane (Lào), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ...

Doanh nghiệp vẫn chưa biết sợ khi mua hoá đơn khống

Không ít chủ doanh nghiệp phải trả giá bằng rất nhiều tiền để xử lý hóa đơn bất hợp pháp đã sử dụng trong quá trình hạch toán. Có kế toán dính vòng lao lý khi xử lý hóa đơn cho doanh nghiệp. “Sếp em mua hóa đơn để thanh toán cho những khoản chi phí mua ngoài. Như vậy...

Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục trải rộng trên nhiều lĩnh vực khi hai siêu cường hàng đầu thế giới đều đang đánh cược trong cuộc đua làm chủ công nghệ tiêu diệt máy bay không người lái (UAV), nhiều khả năng sẽ định hình lại tương lai của các xung đột trong tương lai.

Vùng đồng bào DTTS ở Tuyên Quang đổi thay nhờ các Chương trình MTQG

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) nói chung, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai...

Mới nhất