“Nay lương cao - mai sa thải”

Một kỹ sư làm việc tại một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc gần đây đã chia sẻ lại câu chuyện của mình thu hút đông đảo sự quan tâm của cư dân mạng, theo trang Iceberg Institute.

Khi hào hứng về quê ăn Tết, kỹ sư này mang theo một cốp xe đầy quà biếu, nghĩ rằng năm nay mình đã có thể khiến gia đình tự hào. Trong bữa cơm sum họp của đại gia đình, những câu hỏi quen thuộc vang lên: "Dạo này cháu làm gì rồi?".

Hình 1.png
Mỗi dịp Tết về, không ít người trẻ ở Trung Quốc phải đối mặt với áp lực bị so sánh nếu không chọn công việc trong khu vực nhà nước. Ảnh minh họa: Baidu.

Anh cười đáp: "Cháu đang làm thuật toán tại Tencent" (một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc). Bàn ăn bỗng trở nên im lặng.

Nhưng khi cậu em họ kế bên lên tiếng: "Con làm ở phòng tài chính huyện", mọi người lập tức cảm thán: "Giỏi quá, công việc ổn định lắm đấy!".

Chàng kỹ sư chỉ ngồi im lặng. Một người kiếm hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,48 tỷ đồng)/năm lại không nhận được một lời khen, trong khi công chức cấp huyện với mức lương không bằng lại được chào đón nồng nhiệt.

Không chỉ trong những bữa cơm gia đình, sự khác biệt này còn thể hiện trong câu chuyện tình cảm. Một người đàn ông từng làm việc ở một công ty công nghệ lớn chia sẻ rằng anh đã hẹn hò với bạn
gái suốt 7 năm. Nhưng cuối cùng, cô lại chọn kết hôn với một công chức nhà nước.

Mẹ cô gái kiên quyết phản đối chàng trai làm trong khu vực tư nhân, lo lắng: "Công ty tư nhân nào có chắc chắn đâu? Hôm nay lương cao, mai sa thải thì sao?".

Một cựu nhân viên công nghệ từng kiếm gần một trăm vạn nhân dân tệ mỗi năm kể lại, trong buổi ra mắt gia đình người yêu, khi biết anh làm ở tập đoàn tư nhân, bố mẹ cô gái chỉ tiếp đãi lạnh nhạt. Một năm sau, anh quyết định chuyển sang làm cho Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Trung Quốc. Lần này, khi quay lại thăm nhà bạn gái, cả gia đình cô đối xử với anh như khách quý. Nhờ đổi nơi làm việc, anh từ "kẻ ngoại đạo" trở thành "chàng rể lý tưởng".

Nguyên nhân đằng sau sự phân biệt đối xử

Nhiều chuyên gia cho rằng "chủ nghĩa biên chế" đã ăn sâu vào tiềm thức của người Trung Quốc từ nhiều thế hệ trước. "Ổn định" vẫn là tiêu chí quan trọng nhất đối với nhiều bậc phụ huynh quốc gia tỷ dân.

Một công việc nhà nước dù lương thấp vẫn khiến các bậc cha mẹ yên tâm hơn mức lương 10 con số nhưng không có "biên chế".

Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ đơn giản là vấn đề quan điểm mà còn liên quan đến lợi ích và mạng lưới quan hệ xã hội ở Trung Quốc.

Trong tư duy của những thế hệ trước, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước thường có thể hỗ trợ người thân, từ việc khám chữa bệnh dễ dàng, nhận sự ưu ái trong giáo dục, đến tạo dựng các mối quan hệ hữu ích trong công việc và cuộc sống. Họ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn tạo ra giá trị cho gia đình và cộng đồng.

Trong khi đó, những nhân viên công ty công nghệ dù có thu nhập cao nhưng lại khó có thể mang
lại lợi ích thực tế cho người thân ở quê bởi những người này không có nhu cầu về công nghệ hay kỹ năng lập trình. Họ cần sự trợ giúp thiết thực hơn.

Điều này không chỉ diễn ra ở Trung Quốc mà còn là thực tế chung tại không ít quốc gia châu Á, nơi hệ thống công chức nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng.

Tranh cãi tiến sĩ trường đại học top 2 thế giới thi công chức huyện nghèoTRUNG QUỐC- Thông tin một sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ tại đại học danh giá hàng đầu thế giới xin vào làm công chức cấp huyện ở một thành phố kém phát triển là điều ‘không thể tưởng tượng được’, theo Sixth Tone.