Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhận diện rõ thách thức để hoàn thành các mục tiêu

Nhận diện rõ thách thức để hoàn thành các mục tiêu


Thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, các đại biểu Quốc hội đã nêu những bất cập, hạn chế và đề nghị nhận diện rõ hơn những thách thức để có những chỉ đạo, điều hành phù hợp, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng và các mục tiêu kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024…

Quan ngại về nguy cơ rủi ro lạm phát

Về tăng trưởng kinh tế, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cùng nhiều đại biểu khác cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã nhấn mạnh tăng trưởng GDP quý I đạt 5,56%, cao nhất trong giai đoạn từ 2020 đến nay. Đây cũng là cơ sở để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giữ nguyên kịch bản là tốc độ tăng trưởng GDP cả năm nay đạt khoảng 6-6,5%. Các đại biểu cho rằng, đây là đề xuất rất thận trọng nếu nhìn vào những thách thức của nền kinh tế, đặc biệt là những khó khăn của doanh nghiệp.

Nhận diện rõ thách thức để hoàn thành các mục tiêu

Cũng theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, 4 tháng đầu năm chúng ta ghi nhận 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân mỗi tháng có khoảng trên 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Cập nhật số liệu cho thấy trong tháng 5 tình hình đăng ký doanh nghiệp chuyển biến tích cực nhưng tính chung cả 5 tháng, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 97,299 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,5%; còn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

“Đây là vấn đề theo tôi cần được quan tâm đặc biệt. Chúng ta vẫn nói doanh nghiệp phát triển thì đất nước phát triển, nhưng trước những con số biết nói trên, doanh nghiệp khó khăn thì chúng ta phải làm gì”, đại biểu Hà Sỹ Đồng đặt vấn đề, đồng thời đề nghị phân tích, đánh giá kỹ hơn để có những quyết sách kịp thời tại kỳ họp này nhằm tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động.

Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm đó là việc thu ngân sách nhà nước tăng mạnh hơn chi đã giúp cán cân ngân sách thặng dư lớn tới gần 30.000 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm. Thành tích này đã giúp chính sách tài khóa có thêm dư địa để mở rộng hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn nhận ở khía cạnh khác, kết quả này có nghĩa là một lượng tiền lớn của doanh nghiệp và người dân đã được huy động và rút khỏi nền kinh tế chưa được tái phân phối trở lại kịp thời. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng khiến tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng thấp hơn, thậm chí đang âm, đến cuối tháng 4 đạt âm 1,1% so với đầu năm, so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành đến cuối tháng 4 đạt dương 1,9% so với đầu năm. Do đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% của năm 2024 đặt ra cũng khá thách thức.

Một vấn đề khác khiến khá nhiều đại biểu bày tỏ những quan ngại là nguy cơ rủi ro lạm phát thời gian tới, khi đến cuối tháng 4 chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Áp lực lạm phát cuối năm tăng hiện hữu do một số yếu tố như, giá cả hàng hóa thế giới bất định, tiềm ẩn rủi ro gia tăng khi xung đột địa chính trị đang cao trào và tăng lương tối thiểu kể từ 1/7 khiến giá cả tăng theo…

Nhấn mạnh hơn đến yếu tố tiền tệ có thể gây ra rủi ro lạm phát, các ý kiến cho biết khi chúng ta có một thời gian khá dài theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ hồi phục và phát triển kinh tế. Một khi cầu tiêu dùng gia tăng trở lại, vấn đề lạm phát do cầu kéo sẽ được thể hiện rõ tương tự như các nền kinh tế phát triển thời hậu COVID đã trải qua. Thêm nữa, yếu tố lạm phát kỳ vọng cũng đã được nhen nhóm khi tỷ giá vàng, giá bất động sản phân khúc chung cư ở một số đô thị lớn đang biến động mạnh. Do đó các đại biểu đề nghị bên cạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng thì kiểm soát lạm phát cần được đặc biệt coi trọng trong thời gian tới.

Tăng cường vai trò của các chính sách tài khóa

Cho rằng, khó khăn nổi cộm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thị trường đầu ra khi đang thiếu đơn hàng từ thị trường quốc tế, đại biểu Nguyễn Việt Hà (Tuyên Quang) cho biết, trong các yếu tố chính ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2024 thì yếu tố về nhu cầu thị trường trong nước thấp chiếm 55,1%; yếu tố về nhu cầu thị trường quốc tế thấp chiếm 34,2%. Tình trạng thiếu đơn hàng kéo dài từ năm 2023 đến nay đã khiến cho doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí giải thể vì không còn đủ sức chống chịu.

Một khó khăn khác của nền kinh tế là cầu tiêu dùng trong nước tăng ở mức độ thấp. Tính trung bình 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước tăng khoảng 8,5% cùng kỳ năm, trong khi cùng kỳ năm 2023 là tăng 13,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng thì tăng 5,3%, cùng kỳ năm ngoái là 8,7%.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất và hỗ trợ kích cầu tiêu dùng, lãi suất ngân hàng đã liên tục giảm và duy trì ở mức thấp. Các ngân hàng hiện nay vẫn đang tiếp tục giảm lãi suất cho vay và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng nhằm tăng trưởng tín dụng. Các chương trình ưu đãi đưa ra cũng được tập trung hướng vào hoạt động sản xuất tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, thực trạng doanh nghiệp do khó khăn, đặc biệt là về thị trường đầu ra nên giảm quy mô sản xuất. Trong đầu tư, người dân có tâm lý thận trọng, tiết kiệm chi tiêu dẫn đến không có nhu cầu vay vốn. Đây là nguyên nhân trọng yếu khiến cho tín dụng khó tăng trưởng và cũng phản ánh độ hấp thụ vốn của nền kinh tế còn ở mức thấp.

Để góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, các đại biểu kiến nghị Chính phủ quan tâm tạo thị trường xuất khẩu đa dạng, bền vững cho doanh nghiệp, đồng thời đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết. Bên cạnh đó, cần thực hiện các chính sách để phát huy tối đa nội lực của thị trường trong nước, trong đó tăng cường vai trò của các chính sách tài khóa như tiếp tục miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, tiền sử dụng đất; thực hiện chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa; phát động phong trào Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam… Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tháo gỡ những khó khăn của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu để mở rộng tay cung ứng vốn cho doanh nghiệp, hạn chế dần sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng, vì nếu tỷ trọng vốn tín dụng/GDP còn cao như hiện nay sẽ tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Qua tình hình kinh tế – xã hội các tháng đầu năm 2024, các đại biểu khác cũng đề nghị Chính phủ bám sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị trong nước và thế giới, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Cùng với đó, thực hiện hiệu quả việc cải cách tiền lương, đảm bảo thống nhất, công bằng, đạt mục tiêu nâng cao thu nhập cho người lao động. Tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, dạy nghề, y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai…





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nhan-dien-ro-thach-thuc-de-hoan-thanh-cac-muc-tieu-152207.html

Cùng chủ đề

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký quyết định số 2461/QĐ-BCT, phê duyệt kế hoạch tổ chức “Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh năm 2024” (GEFE 2024). GEFE 2024 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 10 năm 2024 tại Trung tâm hội nghị Thiskyhall Sala, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại và Hiệp hội Doanh...

Thanh niên Việt Nam tiên phong trong quá trình số hóa, hướng tới phát triển bền vững trên toàn cầu

Ngày 20/9, Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc tại Hà Nội đã chào đón 50 thủ lĩnh thanh niên và các bạn trẻ có tầm ảnh hưởng đã tham dự sự kiện nhằm nhấn mạnh vai trò trọng tâm của thanh niên trong quá trình số hóa và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Với lịch sử gần 80 năm hình thành và phát triển, Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025), đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu và tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế-xã hội...

Xây dựng chiến lược sales và marketing trong xu hướng phát triển bền vững

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 sẽ diễn ra trong hai ngày 22-23/11, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ước tính thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng GDP cả năm có thể giảm 0,15%

Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP Quý III của cả nước có thể giảm 0,35%; Quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước tăng trưởng GDP cả năm có thể giảm 0,15% (so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%), theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình...

Cần giảm thủ tục nhận tiền hỗ trợ sau thiên tai, dịch bệnh

Nhiều ý kiến đề nghị ngành Nông nghiệp nhanh chóng hoàn thiện chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh theo hướng tăng tiền hỗ trợ và giảm thủ tục, thời gian nhận hưởng chính sách.Từ đầu tháng 7/2024 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương nhằm góp ý cho Dự...

Nhiều nhà nhập khẩu áp thuế chống phá giá thép Việt

Trong các tuần vừa qua, Bộ Công Thương lần lượt tiếp nhận nhiều thông báo điều tra và kết luận áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thép Việt Nam xuất khẩu từ các thị trường lớn như Canada, Ấn Độ và Hoa Kỳ.Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), vừa qua Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều...

Đoàn doanh nghiệp nông nghiệp Hoa Kỳ thăm Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dẫn đầu Đoàn doanh nghiệp nông nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất trong lịch sử quan hệ thương mại song phương thăm Việt Nam. Trọng tâm chuyến thăm là kết nối với các nhà nhập khẩu lớn thông qua các cuộc gặp trực tiếp, đồng thời tìm hiểu điều kiện thị trường Việt Nam. Ngày 13/9/2024, nhân...

VNDirect: Tỷ giá và lạm phát hạ nhiệt mở đường cho chính sách tiền tệ linh hoạt hơn

Áp lực tỷ giá hạ nhiệt cho phép NHNN linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, theo đó nhà điều hành sẽ có thêm không gian chính sách để hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua kênh thị trường mở cũng như điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay. Điểm danh cổ phiếu triển vọng tháng 8, ngân hàng...

Bài đọc nhiều

Start-up mua bán xe cũ ứng dụng AI của Việt Nam gọi vốn 1 triệu USD

Theo công bố của start-up Vucar ngày 19-9, vòng gọi vốn lần này có sự tham gia của Monk's Hill Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu tại Singapore - cùng với quỹ đầu tư quốc tế Antler và các nhà đầu tư thiên thần chiến lược khác.Những bạn trẻ 9X trong đội ngũ Vucar đã dùng chính những trải...

Nhu cầu tài chính xanh là bức tường khổng lồ, nhưng nguồn vốn rót ra như cánh cửa mới hé

Tại Diễn đàn Kinh tế xanh 2024 với chủ đề "Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero" do tạp chí Kinh Tế Sài Gòn tổ chức ngày 19-9, ông Darryl J. Dong, đại diện cấp cao phụ trách văn phòng TP.HCM của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), cho rằng Việt Nam buộc phải tăng đầu tư tài chính vào...

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ sau quyết định cắt giảm lãi suất của Fed

Đây là lần cắt giảm đầu tiên trong hơn 4 năm qua và được xem là động thái mạnh mẽ nhằm giữ cho thị trường lao động Mỹ tiếp tục ổn định khi lạm phát giảm dần. Trước khi FED công bố quyết định, chỉ số S&P 500 dao động giữa mức tăng và giảm nhẹ. Sau khi thông báo được đưa ra, chỉ số này tăng mạnh tới 1% nhưng sau đó đã đảo chiều và...

VN-Index tăng phiên thứ ba liên tiếp, vượt mốc 1.270 điểm

Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức thấp, nhưng nhờ lực cầu ở một số mã trụ như SSI, FPT, VHM, MWG, nên chỉ số VN-Index có phiên tăng thứ ba liên tiếp, vượt 1.270 điểm. Trước phiên giao dịch hôm nay (19/9), hầu hết công ty chứng khoán dự đoán thị trường sẽ có những nhịp phục hồi...

Cùng chuyên mục

Ngân hàng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Cùng dự Hội nghị có Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, đại diện lãnh đạo một số vụ, cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo các ngân hàng thương mại trong toàn hệ thống. Hội nghị cũng được kết nối đến điểm cầu của 26 Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống...

Triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa

Theo Nghị quyết, triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28 tháng...

Ninja Van lên tiếng, chuyển tiền cho công ty con ở Việt Nam trước thông tin chậm lương

Ngoài ra, phía công ty ghi nhận tất cả những thắc mắc, quan ngại của từng nhân viên và đã chuyển đến ban lãnh đạo Tập đoàn Ninja Van.Với vai trò là chủ sở hữu của ECRM Nobita, Ninja Van cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và những hành động trong khả năng nhằm giải quyết triệt để...

Giá vàng nhẫn 9999 lần đầu chạm mốc 80 triệu đồng/lượng

Trong khi đó giá bán vàng nhẫn 9999 lần đầu chạm ngưỡng 80 triệu đồng/lượng, ngang với giá mua vào vàng miếng SJC. Giá mua vàng nhẫn ở mức 78,7 triệu đồng/lượng.So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng đang cao hơn 4 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn cao hơn 2 triệu đồng/lượng.Tuy giá vàng nhẫn 9999...

Becamex IJC trả cổ tức hơn 264 tỷ đồng vào cuối năm 2024

Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã IJC - sàn HoSE) vừa chốt ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 7% (700 đồng/cổ phiếu) vào 27/9/2024. Ngày giao dịch không hưởng quyền vào 26/9/2024. Theo thông báo mới đây của công ty, cổ...

Mới nhất

Thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

(MPI) - Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3000 km đường bộ cao tốc, tạo...

Văn hóa truyền thống trong bức tranh du lịch ở Đắk Lắk

Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đặc sắc của 49 dân tộc cùng chung sống. Đây là “vốn quý” nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa mang lại nguồn lợi...

Logitech và CMS hợp tác đưa giải pháp hội họp thông minh đến Việt Nam

Theo đó, CMS sẽ cung cấp hệ sinh thái hội họp trực tuyến của Logitech - hãng công nghệ danh tiếng đến từ Thụy Sỹ, bao gồm các dòng camera hội nghị cao cấp, hệ thống phần mềm quản lý và dịch vụ hỗ trợ toàn diện tới các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, Logitech...

Mới nhất