Trang chủChính trịChủ quyềnNhận diện những vướng mắc, bất cập

Nhận diện những vướng mắc, bất cập


Chặt chẽ nhưng còn chưa hợp lý

Đánh giá về thực thi Luật Khoáng sản năm 2010,ông Nguyễn Công Bình, Trưởng phòng TN&MT huyện Nam Giang cho biết, những quy định đã tạo ra hành lang, chính sách mới về khoáng sản theo hướng chặt chẽ, minh bạch, quản lý được nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, khi áp dụng tại địa phương còn nhiều điểm chưa hợp lý. Quy định về trình tự hồ sơ thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản (cát, sỏi) còn rườm rà, kéo dài thời gian, chưa phù hợp với thực tế của địa phương chủ yếu có mỏ quy mô nhỏ, trữ lượng ít và thường xuyên thay đổi do mưa lũ, nếu lập thủ tục xin cấp giấy phép khai thác theo đúng quy định thì sẽ không đủ điều kiện, mất thời gian, nên khó thu hút các doanh nghiệp và đầu tư khai thác.

h6.jpg
Khai thác đá tại mỏ đá Hưng Long, thôn Hòa Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành

Việc bổ sung quy hoạch, lập thủ tục thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản liên quan đến nhiều ngành và liên quan đến quy hoạch phát triển rừng, trong khi đó có nhiều điểm mỏ nằm trong quy hoạch đất trồng rừng sản xuất, do đó, thời gian lập thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều chỉnh ra ngoài quy hoạch rừng thời gian kéo dài gây khó khăn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đội ngũ cán bộ cũng ảnh hưởng đến công tác theo dõi, phát hiện các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. Đến nay, địa phương cũng chưa có kinh phí để tiến hành điều tra đánh giá hết tiềm năng khoáng sản trên địa bàn đưa vào quy hoạch nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

“Hiện tại trên địa bàn huyện đang thiếu hụt nguồn cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường, nhưng việc lập thủ tục cấp phép rất khó khăn. Do vậy cần xem xét có cơ chế ủy quyền cho UBND cấp huyện cấp phép khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường đối với các khu vực nhỏ lẻ với trữ lượng khoảng 1.000m3 – 2.000m3 để giải quyết nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.”- ông Bình kiến nghị.

h7.jpg
Theo đánh giá của ngành TN&MT Quảng Nam, Luật Khoáng sản 2010 chặt chẽ nhưng qua thực tiễn có nhiều điểm không hợp lý

Thực tế ghi nhận công tác quản lý khai thác khoáng sản VLXD tại nhiều địa phương ở miền núi của tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn và không đủ để giải quyết nhu cầu xây dựng tại chỗ. Bởi theo nhiều địa phương, đặc thù của miền núi, cát, sỏi thường phân bố rải rác, nhỏ lẻ, trong khi đó, điều kiện để được cấp phép khai thác làm VLXD quá chặt chẽ nên nhiều trường hợp nếu lập thủ tục xin cấp giấy phép khai thác theo đúng quy định thì sẽ không đủ điều kiện, mất thời gian, đôi khi làm chậm trễ tiến độ thi công công trình, không phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính,… Từ đó, dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân chỉ lén lút khai thác trái phép.

Theo ông Võ Văn Hiếu – Phó phòng TN&MT huyện Phước Sơn, từ khi Luật khoáng sản 2010 có hiệu lực thi hành, hoạt động khoáng sản trên huyện đã có những chuyển biến tích cực, lợi ích Nhà nước thu được từ khoáng sản đã thấy rõ. Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản đã có ý thức thực thi pháp luật. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ vẫn còn diễn ra, gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên khoáng sản, cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định rõ hơn về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; việc quy định cho phép hộ kinh doanh khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu cần phải rõ ràng, cụ thể, công bằng.

Ngoài ra, vấn đề đóng cửa mỏ phải quy định chặt chẽ, đảm bảo việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp nội dung, gây phiền hà cho cộng đồng xã hội. Công tác thiết kế mỏ cho đến nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, gây nên tình trạng lúng túng trong quản lý Nhà nước về khoáng sản.

Những vướng mắc cần được tháo gỡ

Một bất cập được nhiều địa phương Quảng Nam đề xuất được gỡ vướng là hiện nay Luật Khoáng sản chưa quy định rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại nơi khai thác, chưa cụ thể về mức độ, tỷ lệ đóng góp, hỗ trợ người dân. Việc quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hỗ trợ trong các quy định còn mang tính chung chung tự nguyện, không rõ về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện. Từ đó, dẫn đến chưa đảm bảo được quyền lợi của địa phương và người dân tại nơi khai thác khoáng sản.

h9.jpg
Cần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của Luật Khoáng sản để hoạt động khai thác khoáng sản tiết kiệm và hiệu quả hơn

“Thực tế số lượng các doanh nghiệp khai thác khoáng sản quan tâm hỗ trợ người dân và địa phương nơi có khoáng sản trên địa bàn huyện còn khiêm tốn. Hiện nay chưa có các văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện tại Điều khoản này nên địa phương không có cơ sở để xử lý theo quy định. Việc tự nguyện đóng góp ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng nơi khu vực khai thác chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp, nhà nước và chính quyền và người dân sở tại.”- ông Ngô Bốn – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Duy Xuyên cho biết.

Một vấn đề khác là sự chồng chéo giữa Luật đất đai với Luật Khoáng sản. theo quy định của Luật Đất đai thì các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh phải thực hiện thủ tục đất đai theo hình thức thỏa thuận với chủ sử dụng đất, không thuộc trường hợp thu hồi đất như các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT. Điều này dẫn đến thực trạng ở Quảng Nam là sau khi được cấp phép hoạt động khoáng sản, ở nhiều nơi, việc giải phóng đền bù rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp phép vẫn chưa thực hiện khai thác vì lý do không đạt được sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng.

h8.jpg
Phần lớn các mỏ được cấp phép tại Quảng Nam chấp hành quy định về lắp camera, trạm cân….

Ngoài ra, các quy định về việc yêu cầu xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do nhà nước đã đầu tư còn bất cập. Các quy định về phương án cải tạo, phục hồi môi trường, giám đốc mỏ, thủ tục đóng cửa mỏ ở các trường hợp khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình có khối lượng đất, đá dôi ra từ các dự án san nền, thời gian khai thác ngắn, sau khi kết thúc khai thác đã tạo được mặt bằng theo thiết kế của dự án còm rườm rà, phức tạp. Việc thiếu và chậm trễ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đã tạo nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý và hoạt động khoáng sản tại địa phương.

Kỳ 3: Hiến kế khai thác hợp lý, bền vững và hiệu quả



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án Cam kết đầu tư hơn 1,3 tỷ USD để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang gặp vướng mắc không thể triển khai dự án. Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam vừa có kiến nghị gửi tỉnh Quảng...

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Chấp thuận đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1 Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động Sáng 14/9/2024, tại tỉnh Nghệ An, Câu lạc bộ Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế các tỉnh, thành phố phía Bắc tổ chức Hội...

Quảng Nam yêu cầu nêu cụ thể thời điểm giao đất cho các dự án bất động sản

Quảng Nam yêu cầu rà soát thủ tục, có thời điểm giao đất cụ thể cho các dự án bất động sảnChủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu khẩn trương rà soát thủ tục đất đai của các dự án bất động sản; đưa ra thời điểm giao đất, cho thuê đất cụ thể của từng dự án. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết,...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng

DNVN - Trong bối cảnh ngành vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng sản xuất, tiêu thụ và doanh thu đều giảm sút, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, và UBND các tỉnh, thành phố tập trung giải quyết khó khăn, tạo điều kiện...

Đã có lối mở cho 14 dự án bất động sản gặp vướng mắc ở Quảng Nam

Nguyên nhân vướng mắc 14 dự án từ đâu?Trong thời gian qua, Quảng Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, không ít dự án gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Một là, mục tiêu chung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về đầu tư phát triển hạ...

Thông tư 68 thúc đẩy dòng vốn ngoại gia tăng trên thị trường chứng khoán

Theo đó, thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán...

Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào

Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào (Tổ công tác) là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng,...

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Về một số vấn đề cụ thể, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận, về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế...

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Báo Tin tức (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng,Thưa các...

Bài đọc nhiều

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bế mạc Hội thi báo cáo viên năm 2024

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan phát biểu bế mạc. ...

Quân chủng Hải quân đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng

Thi đua huấn luyện tốt, sẵn sàng chiến đấu cao ở Đại đội 84, Tiểu đoàn 553, Bộ...

Cùng chuyên mục

Quân chủng Hải quân đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng

Thi đua huấn luyện tốt, sẵn sàng chiến đấu cao ở Đại đội 84, Tiểu đoàn 553, Bộ...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bế mạc Hội thi báo cáo viên năm 2024

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan phát biểu bế mạc. ...

Thăm, tặng quà chiến sĩ và nhân dân huyện Côn Đảo

Tham dự có các đại biểu: Chuẩn đô đốc Trần Ngọc Quyết, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng Đoàn công tác; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”; nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ...

Vùng 4 Hải quân cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Phát biểu tại chương trình, Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Uỷ viên Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân khẳng định, “Hải quân vùng 4 cùng với các lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng tự hào, vinh dự đồng hành cùng với bà con ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ...

Lan tỏa hiệu quả công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa

Sáng 13/9, tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa-DK1 lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 8 đầu cầu tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ...

Mới nhất

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều ngày 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động...

Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới

Dự báo giá cà phê 17/9: Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê ngày 19/9/2024, tại thị trường trong...

Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp tưởng niệm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn “Tháng 8 giỗ Cha.”Điện Biên: Nghiên cứu phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1Không còn tình...

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống, chính sách y...

Hơn 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024

Dân số toàn tỉnh gần 1,5 triệu người, trong đó đồng bào các DTTS có 140 ngàn người, chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh. Với đặc thù là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là khu vực miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống với các sắc màu văn hóa...

Mới nhất