Trang chủNewsNhân quyềnNhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân...

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'li khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số
Ảnh minh họa: Đời sống của bà con dân tộc thiểu số luôn được chính quyền các cấp quan tâm, chăm lo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa văn hóa với 54 dân tộc anh em; các dân tộc đều bình đẳng với nhau, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp; quyền lợi chính đáng của các dân tộc được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Song với dã tâm chống phá đất nước, các thế lực thù địch luôn khoét sâu đặc điểm đa dân tộc của nước ta, tìm mọi cách chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” là hoạt động phổ biến, nằm trong âm mưu xuyên suốt, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động nhằm lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam.

Các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng các vấn đề phức tạp nảy sinh trong vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là yếu tố lịch sử tộc người, sự khác biệt về phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, xã hội; nhận thức chính trị hạn chế của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số… để tuyên truyền tư tưởng dân tộc hẹp hòi, gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị, đòi lập “nhà nước riêng”, tổ chức “tôn giáo riêng” theo từng dân tộc…

Mục đích ẩn sau các hoạt động tuyên truyền này là tác động tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số, hướng lái họ tham gia vào các hoạt động chống chính quyền, tập hợp lực lượng, làm cơ sở xã hôi cho việc hình thành lực lượng chống đối, thành lập các tổ chức chính trị phản động trong dân tộc thiểu số.

Thiếu tướng Hầu Văn Lý, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết, thời gian qua, hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” được các thế lực thù địch, phản động trong dân tộc thiểu số đẩy mạnh tiến hành, thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng, tần xuất dày đặc, tập trung chủ yếu tác động vào một số địa bàn trọng điểm.

Địa bàn Tây Bắc và phụ cận

Hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” tại địa bàn Tây Bắc và phụ cận gắn liền với âm mưu, hoạt động nhằm lập “Nhà nước Mông”.

Trong 9 tháng đầu năm nay, các đối tượng hoạt động lập “Nhà nước Mông” hiện đang ở bên ngoài đã sử dụng hàng trăm tài khoản mạng xã hội Facebook, YouTube, Twitter thường xuyên đăng tải tin, hình ảnh xuyên tạc tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Đáng chú ý, đối tượng Vừ Thị Dợ (cầm đầu tổ chức “Bà Cô Dợ” bên ngoài) thường xuyên tổ chức họp Zoom để tuyên truyền, lôi kéo, củng cố niềm tin về “tổ chức” cho số trong nước.

Ở trong nước, số đối tượng từng tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông” đã bị bóc gỡ, xử lý tiếp tục nằm im, nghe ngóng, mặc dù chưa phát hiện hoạt động phức tạp song vẫn lén lút tìm hiểu, theo dõi các hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông” trên không gian mạng, chờ thời cơ tái hoạt động.

Tây Nguyên và phụ cận

Tại Tây Nguyên và phụ cận, hoạt động này gắn liền với âm mưu nhằm thành lập “Nhà nước Đêga”. Trong đó, 9 tháng đầu năm nay, các tổ chức phản động FULRO lưu vong đã đẩy mạnh tuyên truyền thông qua 4 đài phát thanh, 26 fanpage, 8 kênh YouTube và sử dụng hàng trăm tài khoản Facebook đăng tải, chia sẻ trên 4.715 tin, bài viết, hình ảnh, videoclip để tuyên truyền, kích động ly khai, tự trị, khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh, kích động người dân tộc thiểu số chống lại việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự hoài vọng về “Nhà nước Đêga”.

Bên cạnh đó, từ tháng 6/2023 đến nay, các tổ chức phản động FULRO đã tập hợp lực lượng kêu gọi người dân tộc thiểu số tại nước ngoài tổ chức 5 cuộc biểu tình nhằm kêu gọi chính giới một số nước và các tổ chức quốc tế can thiệp, phản đối chính quyền Việt Nam đàn áp “người Đêga”, “người Thượng”, thả những người đã bị bắt sau vụ khủng bố ngày 11/6, không thực hiện việc dẫn độ các đối tượng chỉ đạo khủng bố ở bên ngoài đã bị Việt Nam truy tố, xét xử và ra quyết định truy nã; đòi trả lại vùng đất Tây Nguyên cho “người Đêga”, xuyên tạc phiên tòa xét xử và các bản án đối với số đối tượng phản động, chống đối người dân tộc thiểu số bị xử lý thời gian qua; đồng thời tổ chức tuyên truyền rầm rộ về các cuộc biểu tình này nhằm khuếch trương thanh thế, tạo ra sự “ảo tưởng”, “ngộ nhận” cho số trong nước về thực lực của các tổ chức FULRO lưu vong.

Vùng dân tộc Chăm

Trong khi đó, hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” tại vùng dân tộc Chăm gắn liền với cái mác phục hồi “Vương quốc Champa”.

Thời gian qua, số đối tượng cầm đầu, cốt cán Chăm lưu vong tiếp tục lợi dụng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm như: mâu thuẫn giữa một bộ phận đòi thay đổi tên gọi từ “Hồi giáo Bàni” thành “Tôn giáo Bàni” hoặc “Đạo Bàni” với đa số người Chăm ủng hộ giữ nguyên tê gọi “Hồi giáo Bàni”; việc chính quyền tiến hành khảo sát, triển khai dự án xây dựng hồ chứa nước Ka Pét tại xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận… để đẩy mạnh tuyên truyền, tác động vào vùng dân tộc Chăm trong nước, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đòi ly khai lập “tôn giáo riêng”, kích động tư tưởng chống đối, thù địch với chính quyền trong người Chăm.

Bên cạnh đó, một số đối tượng ở nước ngoài công khai gửi “Thư yêu cầu” đến Tỉnh ủy, UBND, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận đề nghị cho phép vận chuyển sách “Tài liệu Hoàng gia Champa” về Việt Nam để phát cho số trí thức, chức sắc tôn giáo người Chăm nhằm khơi gợi hoài niệm về “Vương quốc Champa”, tập hợp lực lượng, gây áp lực đòi Nhà nước công nhận và thực thi “quyền dân tộc bản địa”, tiến tới đòi quyền “tự trị”, “tự quyết” cho người Chăm.

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'li khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số
BBC Tiếng Việt có nhiều bài viết xuyên tạc bản chất vụ việc ở Tây Nguyên.

Vùng Tây Nam bộ

Từ đầu năm đến nay, tổ chức phản động mang tên Liên đoàn Khmers Kampuchea-Krom (KKF) đã cử đại diện tham gia 5 hội nghị, diễn đàn quốc tế; tổ chức 9 cuộc biểu tình, 2 cuộc diễu hành, 1 buổi lễ hưởng ứng “Ngày tị nạn quốc tế”… nhằm cung cấp thông tin sai lệch, xuyên tạc tình hình nhân quyền của đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ, vu cáo chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người “Khmer Krom”, cố tạo ra cái gọi là “thảm họa nhân đạo” trong vùng Khmer tại Tây Nam Bộ.

Không ngừng gieo rắc tư tưởng thù hằn, phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc, KFF còn kêu gọi Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), các quốc gia, tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam với những thông tin bịa đặt, vu cáo, sai sự thật. Đồng thời, KFF còn tuyên truyền xuyên tạc, đăng tải nhiều tài liệu, hình ảnh sai sự thật về vùng đất Tây Nam bộ, công bố “bản đồ nhà nước Khmer Krôm”…

Bên cạnh đó, KKF, các hội, nhóm KKK cực đoan đã thông qua các báo, đài ngoại vi (VOKK, KKCTV, Khmer21, Reahou TV, KKIP TV…) tổ chức 102 cuộc phỏng vấn, 111 buổi hội luận, tán phát 16 video, 6 thông báo, 3 tuyên bố, 1 đơn kiến nghị, 9 thông cáo báo chí có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam.

Các hoạt động này không chỉ gây chia rẽ gây mất đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số, giữa người dân tộc thiểu số với chính quyền, mà còn gây tâm lý hoang mang, dao động trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho các loại hình “tà đạo,” tôn giáo mới phát triển vào địa bàn, làm xáo trộn đời sống chính trị, xã hội, gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự địa phương.

Mục đích cuối cùng trong âm mưu, hành động của chúng là làm mất ổn định đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước; phá hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các quốc gia; hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị nước ta.

Mời đọc Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc





Nguồn: https://baoquocte.vn/bai-1-nhan-dien-hoat-dong-tuyen-truyen-chia-re-khoi-doan-ket-dan-toc-kich-dong-ly-khai-tu-tri-trong-vung-dan-toc-thieu-so-291270.html

Cùng chủ đề

9X bỏ phố thị về Sa Pa, biến đồ cũ thành những bức vẽ chân dung độc đáo

(Dân trí) - Bị thu hút bởi ánh mắt, nụ cười của những cụ già vùng cao, Thùy Giang thu gom những món đồ cũ, rồi biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) sinh ra và lớn lên ở Sa Pa (Lào Cai), mang trong mình lý tưởng lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người ở quê hương. Sau khi tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại trường Cao đẳng Sư...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức trong 2 ngày 31/10 - 1/11. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang Trần Văn Chính cùng lãnh đạo các sở ban, ngành tỉnh dự chỉ đạo...

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hậu Giang không ngừng được nâng cao

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ III, năm 2019, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trong tỉnh không ngừng được nâng cao. Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2024 được tổ chức ngày 1/11 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan...

Mới nhất