Trang chủDestinationsThanh HóaNgổn ngang câu chuyện bảo hiểm y tế

Ngổn ngang câu chuyện bảo hiểm y tế


Thoát ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nhiều người dân đã không còn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Cuộc sống của nhiều người dân vốn đã khó, không có BHYT càng khiến nguy cơ tái nghèo hiện hữu mỗi khi họ ốm đau, bệnh tật.

Ra khỏi vùng khó, còn đó nhiều nỗi lo... (Bài 3): Ngổn ngang câu chuyện bảo hiểm y tếCán bộ, nhân viên BHXH huyện Thường Xuân giải quyết thủ tục BHYT, BHXH cho người dân.

Khi hộ cận nghèo nói không với BHYT

Trong căn nhà nhỏ ven tỉnh lộ 519, bữa trưa của gia đình ông Lê Đình Bình, bà Trịnh Thị Thu (đều sinh năm 1955), cùng con dâu Cầm Thị Phương và 2 cháu chỉ là bát canh và một nồi cơm đặt trên một manh chiếu rách. Trong thôn Công Thương, xã Vạn Xuân (Thường Xuân), gia đình ông Bình là một trong số ít hộ có đất sản xuất nông nghiệp với 3 sào ruộng nhưng cũng chẳng khá hơn là bao. Các con ông phải bươn chải đi làm ăn xa, gửi tiền về nhờ bố mẹ nuôi con nhỏ. Kể cả ông bà, gần 70 tuổi nhưng cũng phải quần quật bữa làm đồng, bữa làm thuê, cố gắng lắm đến năm 2022 gia đình ông mới thoát nghèo, thành hộ cận nghèo. Nếu tham gia BHYT, vợ chồng ông và các thành viên trong gia đình chỉ phải nộp 30% mức đóng BHYT (vì được Nhà nước hỗ trợ 70% theo Luật BHYT) là 241,38 nghìn đồng/năm/người. Cả gia đình với 7 người lớn, thì tổng số tiền đóng sẽ là gần 1,7 triệu đồng/năm.

Trong vẻ mặt khắc khổ, ông Bình nói: “Quả thực, muốn tham gia BHYT để phòng những lúc ốm đau, nhưng gia đình tôi nghèo quá. Nhà có 10 khẩu, 4 người đi làm ăn xa gửi tiền về, nhưng tháng có tháng không. Ở nhà 3 sào ruộng nuôi 6 miệng ăn, nên không thể khá hơn được”.

Cách nhà ông Bình không xa, gia đình chị Trương Thị Bình cũng là hộ cận nghèo nhưng cũng chưa tham gia BHYT. Nhà chị không có đất sản xuất, chồng mất sớm, chị phải rong ruổi trên chiếc xe máy cũ bán các loại rau, củ, quả, thịt cá cho người dân trong làng, ngoài xã kiếm tiền nuôi 2 con. Giờ các con đã lớn, chị vơi phần vất vả, nhưng gia đình vẫn là hộ cận nghèo. Chị nói: “Tôi đã được cán bộ thôn, xã, rồi nhân viên bưu điện đến tuyên truyền, vận động và cũng muốn tham gia BHYT nhưng do điều kiện khó khăn nên đành thôi”.

Trong số 74 xã vừa thoát ra khỏi đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Quyết định 861 – PV), xã Vạn Xuân có điều kiện khá hơn, do là xã nông thôn mới năm 2020. Và những hộ chúng tôi đến cũng được xem là khá hơn so với các hộ cận nghèo trong xã, vì ở cạnh tỉnh lộ và là người dân tộc Kinh chuyển lên sinh sống, nhưng cũng còn chật vật khó khăn, ranh giới so với hộ nghèo là rất mong manh. Còn trên thực tế, theo kết quả rà soát năm 2022, xã Vạn Xuân vẫn còn 15,74% hộ nghèo và 40,6% hộ cận nghèo. Vậy nên đến thời điểm hiện tại, xã mới chỉ đạt tỷ lệ 69,5% người dân tham gia BHYT.

Phó Chủ tịch UBND xã Lê Minh Tuấn cho biết: Dù xã đã tổ chức nhiều hội nghị tại các thôn để tuyên truyền và đến từng hộ gia đình vận động, nhưng rất nhiều hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ một phần của Nhà nước vẫn không tham BHYT. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Tương tự, tuy đã thoát ra khỏi thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 16-9-2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Quyết định 612 – PV), nhưng thôn Khụ 1, xã Giao Thiện (Lang Chánh) vẫn còn 86 hộ nghèo và 134 hộ cận nghèo trong tổng số 287 hộ với 1.181 nhân khẩu. Trưởng thôn Phạm Thị Lý cho biết: “Đến nay tỷ lệ người dân trong thôn tham gia BHYT chưa đầy 60%. Trong khi đó, thôn đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động họ. Nhiều hộ cận nghèo không có thẻ BHYT không may bị bệnh phải đến bệnh viện chạy chữa rất tốn kém, nên nguy cơ tái nghèo rất cao”.

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT sụt giảm

Theo BHXH tỉnh, sau khi Quyết định 861 và Quyết định 612 có hiệu lực, tỉnh Thanh Hóa có 345.182 người bị ảnh hưởng, không còn được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí tham gia BHYT. Sau đó, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho người dân các xã, thôn, bản vừa ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn mua thẻ BHYT đến hết năm 2021, nên trong năm tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh chưa bị ảnh hưởng giảm. Năm 2022, UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách địa phương để mua thẻ BHYT cho đối tượng hộ gia đình cận nghèo (20% ngân sách địa phương ngoài 70% ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ). Cùng với đó, BHXH tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển số người tham gia BHYT, nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân. Tuy nhiên, đến ngày 31-12-2022 nhiều huyện miền núi vẫn sụt giảm tỷ lệ người tham gia BHYT so với ngày 31-12-2021, như Ngọc Lặc (giảm 10.689 người), Cẩm Thủy (giảm 8.120 người), Thạch Thành (giảm 5.598 người), Quan Sơn (giảm 2.543 người)…

Ra khỏi vùng khó, còn đó nhiều nỗi lo... (Bài 3): Ngổn ngang câu chuyện bảo hiểm y tếCán bộ xã Vạn Xuân (Thường Xuân) tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT.

Nhằm hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong năm nay và những năm tiếp theo, BHXH các huyện khu vực miền núi đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực. Như tại huyện Thường Xuân, ngoài mở rộng các đại lý BHYT, cơ quan BHXH huyện đã tham mưu cho UBND huyện kiện toàn ban chỉ đạo, giao chỉ tiêu phát triển tỷ lệ người dân tham gia BHYT cho từng xã và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện mục tiêu này. Bên cạnh đó, BHXH huyện đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bí thư chi bộ, trưởng các thôn, bản, già làng, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vận động người dân. Đồng thời cập nhật, theo dõi, đánh giá kết quả hàng ngày làm cơ sở trong chỉ đạo, điều hành. Thậm chí, nhiều cán bộ BHXH huyện đã làm việc cả ngày nghỉ để cùng cấp ủy, chính quyền cơ sở đi tuyên truyền, vận động người dân. Tuy vậy, đến ngày 12-5 huyện Thường Xuân mới chỉ đạt 75% dân số tham gia BHYT. Trong đó chỉ tiêu tỷ lệ này trong năm 2023 của huyện là 93,5%. Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân Cầm Bá Đứng cho rằng: Để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong năm, huyện không có giải pháp nào khác là tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.

Phải nói rằng, người dân chưa tham gia BHYT, nhất là người thuộc diện Nhà nước hỗ trợ đóng một phần, hay phần lớn (hộ cận nghèo, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình) không hoàn toàn do nguyên nhân điều kiện kinh tế khó khăn, mà còn do chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT, hoặc do còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại… Bởi, có những hộ gia đình cận nghèo ít khẩu mà chúng tôi đến thăm, số tiền tham gia BHYT cho cả nhà chỉ khoảng 700 nghìn đồng/năm, nhưng họ không mặn mà, lý do không vì kinh tế mà từ tư tưởng, nhận thức. Và rồi, khi nhiều người dân không tham gia BHYT, không có “lá bùa hộ mệnh” cho sức khỏe, không những quyền lợi của họ trong khám, chữa bệnh bị ảnh hưởng, mà còn tác động lớn đến việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế của địa phương.

Rồi đây, trong điều kiện không còn được ngân sách địa phương hỗ trợ một phần như 6 tháng cuối năm 2021 và quý IV-2022, thì các cấp ủy, chính quyền và ngành BHXH sẽ phải tăng cường vận động người dân. Trong khi đó, theo Nghị quyết số 69/QH15, ngày 11-11-2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, kể từ ngày 1-7-2023 sẽ tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Điều này đồng nghĩa mức đóng BHYT là 4,5% lương cơ sở với người dân cũng sẽ tăng theo. Đối với hộ cận nghèo, mức đóng BHYT sẽ tăng từ 241,38 nghìn đồng/năm lên 291,6 nghìn đồng/năm với mỗi người. Mức đóng của người thuộc hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên (được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng) sẽ tăng từ 563,22 nghìn/năm, lên 680,4 nghìn đồng/năm. Áp lực này có thể khiến công tác vận động người dân tham gia BHYT ở các xã, thôn, bản vừa thoát ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn đã khó sẽ càng thêm khó.

Bài và ảnh: Đỗ Đức



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ 1/1/2025, người tham gia bảo hiểm y tế có thể được thanh toán chi phí mua thuốc, thiết bị y tế bên ngoài

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này quy định người tham gia bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh có thể được thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng từ quỹ bảo hiểm y...

Hơn 300 nhà khoa học bàn về công nghệ y tế

(NLĐO)- Đánh giá công nghệ y tế được xem là một công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hệ thống y tế ...

bảo đảm quyền lợi người bệnh

Chi phí vượt xa số lượt khám BHYT Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong 9 tháng năm 2024, số lượt KCB tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng chi phí tăng tới 15,5%. Mức tăng chi phí này tương đương gia tăng 13.686 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, đưa tổng số chi KCB BHYT lên 102.057 tỷ đồng. Do đó, hiệu quả kiểm soát chi phí KCB BHYT thể hiện trước hết là...

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả phí sàng lọc một số bệnh phổ biến

NDO - Theo đại biểu Quốc hội, các bệnh như ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường đang chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị. Việc sàng lọc các bệnh này chưa được bảo hiểm y tế chi trả gây lãng phí tiềm năng phòng ngừa bệnh tật của hệ thống y tế. Chiều 31/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận phiên...

Tự thông tuyến, người bệnh có thể bỏ qua cơ hội phát hiện sớm bệnh

Kinhtedothi-Thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đại biểu Quốc hội băn khoăn việc thông tuyến có thể khiến người bệnh bỏ qua cơ hội phát hiện sớm bệnh. Đại biểu đề nghị cân nhắc vấn đề người bệnh có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh. Cân nhắc quy định người bệnh có thẻ BHYT tự chuyển tuyến Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn đại biểu Quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Nga Sơn phát triển nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) cũng chính là thực hiện 1 trong 6 chương trình trọng tâm mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Sau gần 3 năm thực hiện với những cách làm riêng, huyện Nga Sơn đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.Mô hình...

Mường Lát bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Mường Lát có trên 40.684 người, với 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Cùng với lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.Đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát trong trang phục truyền thống.Theo đó,...

Nâng cao cảnh giác khi sử dụng tài khoản ngân hàng

Thời gian gần đây, dù các đơn vị chức năng cũng như các ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo về những chiêu trò mạo danh ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, song vẫn có không ít người bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Nhân viên Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thanh Hóa hướng dẫn khách hàng cách bảo mật tài khoản ngân hàng điện tử trên...

Bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

Mùa hè năm 2023 đang diễn ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt, mức nhiệt cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát. Trước tình hình đó, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực thực hiện tốt các giải pháp và khuyến cáo của...

Đồng bộ giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch Thanh Hoá

Chiều 15-6, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe dự thảo báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quyết định số 623-QĐ/TU, ngày 23-7-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch (CTPTDL) Thanh Hóa...

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

(Trực tiếp) Ông Trump và bà Harris dốc sức chặng cuối ở Pennsylvania

(Dân trí) - Chiến dịch tranh cử giữa Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump được coi là một trong những cuộc đua sít sao nhất trong lịch sử Mỹ. - Hàng chục triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 5/11. - Các điểm bỏ phiếu sẽ mở cửa từ khoảng 5h30 và...

Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris chạy đua đến phút chót

Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã đến chặng đua cuối cùng, khi hàng trăm triệu cử tri Mỹ xuống đường bỏ lá phiếu quyết định ông Trump hay bà Harris sẽ là tổng thống nước này trong bốn năm tới. Ông Trump và bà Harris bước vào ngày trọng đại nhất trong sự nghiệp chính trị của cả hai...

Donald Trump – người tìm đường quay lại Nhà Trắng

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục khẩu hiệu 'Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại' trên hành trình tìm đường trở lại Nhà Trắng sau 4 năm. Thanhnien.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/ong-trump-va-ba-harris-doc-suc-chang-cuoi-o-pennsylvania-20241104221053225.htm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV

(ĐCSVN) - Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV, cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời tiếp tục củng cố, thúc đẩy quan hệ...

Mới nhất