Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghiên cứu sinh sẽ là đội ngũ cơ hữu của trường đại...

Nghiên cứu sinh sẽ là đội ngũ cơ hữu của trường đại học?


Nghiên cứu sinh sẽ là đội ngũ cơ hữu của trường đại học?- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ trong hội thảo

Hình thành ít nhất 10 mạng lưới đào tạo, nghiên cứu xuất sắc và tài năng

Tại hội thảo, ông Trần Nam Tú, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường (Bộ GD-ĐT), đã trình bày dự thảo tờ trình về việc phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.

Dự thảo đề án đặt mục tiêu đến năm 2030 hình thành ít nhất 10 mạng lưới đào tạo, nghiên cứu xuất sắc và tài năng thuộc các lĩnh vực ưu tiên về công nghệ 4.0. Mỗi mạng lưới đào tạo, nghiên cứu xuất sắc và tài năng do 1 cơ sở giáo dục ĐH có thế mạnh đóng vai trò dẫn dắt, có ít nhất 5 cơ sở giáo dục ĐH và một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia. Mỗi mạng lưới đào tạo, nghiên cứu xuất sắc và tài năng tổ chức được ít nhất 1 chương trình đào tạo thích ứng, đào tạo lại, nâng cao, chuyên sâu cho nguồn nhân lực theo đặt hàng của doanh nghiệp.

Cũng theo dự thảo đề án này, hàng năm tăng ít nhất 10% số lượng hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục ĐH trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học. Mỗi mạng lưới đào tạo, nghiên cứu xuất sắc và tài năng phấn đấu thu hút được 100-300 nhà khoa học và chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam.

Phó vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường cho biết, những nội dung của đề án được nghiên cứu, phát triển trên nguyên tắc kế thừa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược, chương trình, đề án đã được phê duyệt để cụ thể hóa thành các hoạt động cụ thể. Trong đó, các cơ sở giáo dục ĐH đóng vai trò trung tâm, doanh nghiệp hợp tác, hỗ trợ và đầu tư của nhà nước trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên 4.0.

Nghiên cứu sinh sẽ là đội ngũ cơ hữu của trường đại học?- Ảnh 2.

Hội thảo thu hút lãnh đạo hơn 20 trường ĐH tham dự

Giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm trên 32%

Theo thông tin được chia sẻ tại hội thảo, cả nước có 244 cơ sở giáo dục ĐH. Trong đó 172 cơ sở giáo dục ĐH công lập (26 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc các địa phương) và 67 cơ sở ngoài công lập (5 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài). Đáng chú ý, số lượng giảng viên cả nước có 78.190 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ trên 32%.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cũng cho thấy, quy mô đào tạo tiến sĩ cả nước có xu hướng tiếp tục giảm trong các năm gần đây. Ví dụ, năm học 2022-2023 trong số 7 khối ngành đào tạo, cả nước chỉ có hơn 8.600 nghiên cứu sinh. So với năm học 2020-2021, quy mô nghiên cứu sinh của năm học 2022-2023 giảm hơn 4.000 (năm học 2020-2021 có trên 12.600 nghiên cứu sinh).

Liên quan đến người học, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng trong đề án này nên nghiên cứu cả chính sách học bổng và tín dụng dành cho sinh viên. Trong đó, chính sách tín dụng cần đủ để người học có thể trả học phí và sinh sống. Theo Thứ trưởng Phúc, không thể đào tạo công nghệ cao mà lấy học phí thấp bởi “không thể nào đào tạo chi phí thấp mà chất lượng cao được”.

Nhưng với bậc đào tạo tiến sĩ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đề xuất chính sách khác. Thứ trưởng cho biết hiện Bộ Khoa học và công nghệ đang chủ trì sửa luật Khoa học và công nghệ. Góp ý cho dự thảo luật này, Thứ trưởng Phúc cho rằng với nghiên cứu sinh nên có chính sách hỗ trợ khi họ tham gia các đề tài nghiên cứu. “Nó thành một chi phí hợp lý được Bộ Tài chính và các bộ ngành chấp nhận, đủ sức thu hút để nghiên cứu sinh tham gia vào các đề tài. Chúng ta trả cho nghiên cứu sinh đàng hoàng, giống như ở nước ngoài khi ta đi học, các đề tài nghiên cứu hay dự án lớn luôn có cấu phần cho nghiên cứu sinh tham gia”, Thứ trưởng phân tích.

Với cách làm đó, Thứ trưởng Phúc cho rằng mới có được các nghiên cứu sinh chất lượng tham gia vào nghiên cứu toàn thời gian. “Chứ không phải như giờ, nghiên cứu sinh vừa học vừa làm thì không có chất lượng, phải đóng học phí và không có lương”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Nói thêm về giải pháp, Thứ trưởng cho biết Bộ GD-ĐT cần có nghiên cứu tiếp về đội ngũ nghiên cứu sinh. “Một số trường ĐH nước ngoài, nghiên cứu sinh cũng tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu của nhà trường. Chúng ta có thể cân nhắc họ như một phần đội ngũ cơ hữu của trường. Như thế mới hình thành nên đội ngũ nghiên cứu sinh mạnh được, chứ như hiện nay việc tuyển sinh nghiên cứu sinh khó khăn và chất lượng nếu không có nghiên cứu toàn thời gian sẽ khó”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gợi mở thêm.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nghien-cuu-sinh-se-la-doi-ngu-co-huu-cua-truong-dai-hoc-185240916222137028.htm

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo sẽ bổ sung những quy định nhằm bảo vệ nhà...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn bắt buộc. Môn thứ 3 do các địa phương lựa chọn trong những môn còn lại có đánh giá bằng điểm số nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

4 loại trái cây vừa tăng cường miễn dịch, vừa giảm mỡ máu

Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu trái cây trong chế độ ăn hằng ngày. Một số loại trái cây không những giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh vặt mà còn có tác dụng kiểm soát cholesterol rất...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Phó giáo sư trẻ nhất ngành y quê Nam Định, đang làm trưởng khoa một đại học lớn

Nam giảng viên Lê Minh Hoàng là phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay, hiện đang làm Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ngành y vừa có thêm 3 giáo sư, 68 phó giáo sư. Nam giảng viên Lê Minh Hoàng quê ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay. Hiện anh Hoàng là giảng viên chính,...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh...

Petrovietnam ủng hộ đồng bào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6

Petrovietnam ủng hộ đồng bào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6 | 09/11/2024 ...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và...

Đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên dần hoàn thiện, hiện ra rõ nét

(Dân trí) - Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đã bước vào giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối, quy mô hoành tráng hiện nên rõ nét và đã được thông xe một chiều. Tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên được nâng cấp, mở rộng vào tháng 8/2021, tổng mức đầu tư gần 2.900 tỷ...

Hà Nội hỗ trợ Quảng Nam phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Kinhtedothi- Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 8/11, Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTT&DL Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn giữa 2 tỉnh thành. Theo Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam Văn Bá Sơn, du lịch nông thôn,...

Mới nhất