Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghiên cứu sinh bị 'tố' do sử dụng đề tài từng làm...

Nghiên cứu sinh bị ‘tố’ do sử dụng đề tài từng làm trước đây!


Việc ‘tố’ ông T.H.A sử dụng đề tài 9 năm trước nhưng chưa bảo vệ thành công nay tiếp tục làm nghiên cứu sinh có hợp lý không? Và việc làm của ông A. có vi phạm quy định bảo vệ luận án tiến sĩ hay liêm chính khoa học?…

Ngày 9.9 vừa qua, nghiên cứu sinh T.H.A (khóa 2016-2019) đã bảo vệ thành công đề tài tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh có tên “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Một nghiên cứu sinh bị "tố" khi 2 lần làm tiến sĩ chung một đề tài - Ảnh 1.

Thông tin về buổi bảo vệ đề tài tiến sĩ của nghiên cứu sinh T.H.A

Tuy nhiên ngay sau đó, nhiều giảng viên đã phát hiện ra nghiên cứu sinh T.H.A đã từng bảo vệ đề tài chuyên ngành kinh tế học có tên tương tự tại Học viện khoa học xã hội ngày 8.11.2014. 

Cụ thể tên đề tài lúc đó là “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản (nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)”. Được biết luận án của ông A. đã bị đánh giá là không đạt vào thời điểm đó.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên trước sự việc ông T.H.A lấy chính đề tài của mình trước đây, như vậy liệu có phải là đã vi phạm liêm chính khoa học hay không? Chúng tôi cũng đã phản ánh việc này lên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhưng không được phản hồi”, giảng viên “tố” nghiên cứu sinh cho hay.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, thông tin: “Nghiên cứu sinh T.H.A đã bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 9.9 mới đây. Theo quy định, sau khi nghiên cứu sinh bảo vệ thành công, trường sẽ công bố đề tài để xã hội phản biện. Sau thời gian 3 tháng trường sẽ lập hội đồng thẩm định luận án một lần nữa”.

Theo tiến sĩ Quốc Anh, hội đồng chấm luận án cũng đã biết trước đây ông A. gặp trục trặc trong quá trình làm tiến sĩ với đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản (nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)”. Do đó người hướng dẫn đã góp ý để ông A. thực hiện theo hướng mới. Theo đó tên đề tài cũng được điều chỉnh, đồng thời nghiên cứu sinh cũng đã có thêm một số bài báo khoa học.

“Có thể đề tài của ông A. có những điểm trùng nhau so với trước đây, nhưng hội đồng đánh giá sẽ căn cứ vào những điểm mới và kết quả mới để chấm điểm. Sau khi có phản biện của xã hội, trường đang lập hội đồng thẩm định để xem xét, đánh giá và sẽ công khai kết quả cuối cùng”, tiến sĩ Quốc Anh cho biết.

Về tình huống này, nguyên trưởng phòng sau ĐH của một trường ĐH thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, khẳng định việc “tố” nghiên cứu sinh T.H.A là không đúng. 

“Một nghiên cứu sinh khi làm đề tài tiến sĩ không đạt tại đơn vị A, hoàn toàn có thể làm lại đề tài đó theo hướng tiếp cận mới và được đánh giá đạt ở trường B. Chỉ khi nào nghiên cứu sinh sao chép đề tài của người khác mà bảo vệ thành công mới là vấn đề nghiêm trọng”, vị này chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Yêu cầu Đại học Huế đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa được kết luận có lỗi đạo văn. Ngày 14-12, đại diện Vụ Giáo...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Nghệ sĩ Bạch Tuyết có bằng tiến sĩ hay chỉ là chứng nhận khen thưởng của RADA?

Một chuyên gia giáo dục tại Anh cho biết không tìm thấy tên nghệ sĩ Bạch Tuyết trong danh sách cựu sinh viên của RADA. Nghi vấn bà không phải cựu sinh viên và không có bằng tiến sĩ của RADA. Theo Cục Quản...

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Vụ luận án tiến sĩ bị tố đạo văn, Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định’, phải chuyển Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý, phải chăng đại học này dồn trách nhiệm lên bộ? Mới đây, sau khi công bố...

Giám đốc Đại học Huế: Chúng tôi không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn

Liên quan đến vụ việc luận án tiến sĩ của một trưởng phòng nghiên cứu khoa học được xác định đạo văn ở Huế, giám đốc Đại học Huế đã lên tiếng về vụ việc này. Thứ nhất, Đại học Huế yêu cầu bà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áo khoác mỏng nhẹ cho ngày se lạnh, hợp thời tiết TP.HCM lúc này

Mỗi khi trời se lạnh vào những tháng cuối năm, chiếc áo khoác mỏng nhẹ là lựa chọn...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Người dân cần được tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất

30% người bệnh đang phải chi tiền túi khi khám chữa bệnh. Cùng với đảm bảo nguồn cung, giá thuốc phải được kiểm soát chặt với nguyên tắc người dân tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình. ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Mới nhất

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ thống nhất phương án luyện tập chung về xử lý các tình huống khẩn cấp trên...

(Bqp.vn) - Sáng 17/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ khu vực 4 đã tiến hành trao đổi và thống nhất phương án luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống cháy nổ và ứng phó sự...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

(MPI) – Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 175-HD/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2025) với chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam - bản lĩnh, trí tuệ, uy tín, đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã...

Sản phẩm OCOP – Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’

Khu vực nông thôn đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng...

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng....

Mới nhất