Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghiên cứu khoa học không thể đòi hỏi 'sáng đầu tư, chiều...

Nghiên cứu khoa học không thể đòi hỏi ‘sáng đầu tư, chiều có kết quả’


Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài viết Đầu tư cho khoa học mỗi năm chỉ bằng tiền làm ‘một dặm đường’, các nhà khoa học tiếp tục nêu ý kiến xung quanh vấn đề ngân sách cho nghiên cứu khoa học.

Chưa được 1% tổng chi ngân sách 

GS-TS Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ gen – Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, cho rằng 300 tỉ đồng (khoảng trên dưới 13 triệu USD) ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản thông qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) ở Việt Nam mỗi năm, là con số quá nhỏ.

Ông Hải dẫn lại số liệu báo cáo năm 2020 của Viện Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia Nhật Bản cho biết, số tiền chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của Mỹ năm 2018 là gần 550 tỉ USD, Trung Quốc gần 522 tỉ USD, Nhật Bản 162 tỉ USD, Đức 133 tỉ USD và Hàn Quốc là 93 tỉ USD. Số nhà nghiên cứu khoa học của Trung Quốc là 1,87 triệu, Mỹ 1,43 triệu, Nhật 680.000, Đức 430.000, Hàn Quốc 410.000.

Nghiên cứu khoa học không thể đòi hỏi "sáng đầu tư, chiều có kết quả" - Ảnh 1.

Ngân sách cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam còn thấp

Năm 2018 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước dẫn đầu thế giới về số lượng công trình công bố quốc tế. Còn trong báo cáo năm 2022, Trung Quốc tiếp tục vượt Mỹ không những về số lượng mà lần đầu tiên vượt Mỹ về chất lượng số công bố trên các tạp chí tốp đầu thế giới, theo ông Hải.

“Để có sức mạnh khủng khiếp đó, họ đã đầu tư hàng trăm tỉ USD mỗi năm để phát triển nhân lực và các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ”, GS-TS Hải nói.

Bên cạnh đó, PGS-TS Phạm Trung Hiếu, Trưởng khoa Địa chất Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng sở dĩ các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc có nền khoa học hùng mạnh là vì họ đưa ra tầm nhìn xa và đầu tư những con số khủng khiếp.

“Nhiều nước trở nên thịnh vượng cũng là nhờ việc đầu tư bài bản và có chiến lược vào nghiên cứu khoa học cơ bản từ hàng vài chục đến hàng trăm năm trước. Hiện nay ngân sách của Việt Nam dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung chưa đến 1% GDP quốc gia, trong khi các nước phát triển trên thế giới con số này là 2% hoặc hơn (năm 2020 Mỹ đã chi 3,45%, Trung Quốc chi 2,4% cho khoa học và công nghệ). 300 tỉ mỗi năm là chưa phù hợp với tốc độ phát triển chung và không thể đủ để nâng tầm cho khoa học Việt Nam”, PGS-TS Hiếu nhận định.

Theo GS-TS Nông Văn Hải, Nghị quyết Đảng yêu cầu chi cho khoa học công nghệ là 2% tổng chi ngân sách trở lên nhưng năm 2022 chỉ được 0,82%.

Nghiên cứu khoa học không thể đòi hỏi 'sáng đầu tư, chiều có kết quả' - Ảnh 2.

Các nước đánh giá khoa học dựa vào quy trình gồm 5 khâu: input (đầu vào), activities (hoạt động), outputs (đầu ra), outcomes (hiệu quả) và impact (tác động/ảnh hưởng)

Doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ để trở thành nguồn đầu tư

Theo PGS-TS Phạm Trung Hiếu, để nguồn lực tài chính cho nghiên cứu khoa học lớn mạnh hơn, ngoài ngân sách nhà nước, các quốc gia còn có quy định doanh nghiệp phải trích doanh thu để đầu tư vào nghiên cứu cả khoa học cơ bản lẫn khoa học ứng dụng.

“Tuy nhiên, Việt Nam chưa có các quy định về vấn đề này. Rất ít doanh nghiệp khi cần nghiên cứu sản phẩm nào đó mới đặt hàng và đầu tư cho các nhà khoa học thực hiện”, ông Hiếu chia sẻ.

GS-TS Nông Văn Hải cũng thông tin: “Ở nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư cho các quỹ, trường, viện nghiên cứu của nhà nước rất nhiều. Nhưng Việt Nam thì doanh nghiệp còn rất nhỏ, chưa có tiềm lực để đầu tư vì nếu chỉ vài tỉ đồng thì không thấm vào đâu. Hiện nay mới chỉ có tập đoàn Vingroup đủ mạnh để vận hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF), chi cho nghiên cứu khoa học không phân biệt các nhà khoa học từ các cơ sở nghiên cứu công lập hay tư nhân với chi phí gần 800 tỉ đồng trong 5 năm từ 2018-2022”.

Đừng đòi hỏi đầu tư phải thấy ngay kết quả

Ông Hải tiếp tục nhận định: “Ta không giàu như Mỹ, không đông người như Trung Quốc, không có nền khoa học lâu đời như Anh, Pháp, Đức… và chưa đủ tinh thần thượng võ cả trong khoa học như Nhật… nên kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế và khoa học phát triển nhưng tương đối mới và nhỏ hơn như Úc, New Zealand và Ireland cũng có thể cho ta những bài học hay”.

Theo đó, các nước đánh giá khoa học dựa vào quy trình gồm 5 khâu: input (đầu vào), activities (hoạt động), outputs (đầu ra), outcomes (hiệu quả) và impact (tác động/ảnh hưởng).

“CSIRO – Cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất của Úc sử dụng ngân sách nhà nước, đã tiến hành hàng chục ngàn dự án nghiên cứu và lọc ra được 286 dự án đáp ứng một mức tối thiểu tiêu chí hoàn vốn tài chính. Nghĩa là chỉ 286 dự án là có thể mang lại những tác động về mặt xã hội, môi trường hoặc kinh tế. Như vậy, có thể ước tính số lượng các công trình nghiên cứu ở đầu ra chỉ chiếm dưới 3% so với đầu vào. Nhưng 3% công trình có ứng dụng không những đủ để bù lại các chi phí ban đầu cho toàn bộ các dự án khác mà còn mang đến những lợi nhuận, hiệu quả to lớn”, GS-TS Nông Văn Hải phân tích.

Đó là chưa kể, có những công trình nghiên cứu phải mất vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm mới gây ra những tác động, ảnh hưởng tới đời sống.

“Vì thế, nếu nói làm một dặm đường có cả trăm ngàn người đi còn làm nghiên cứu khoa học không có ai xài, là vô cùng sai lầm. Từ đầu vào đến đầu ra rồi đến tác động, ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học mất rất nhiều thời gian”, ông Hải nhận định.

PGS-TS Phạm Trung Hiếu cũng cho rằng đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học cơ bản, thì không phải một sớm một chiều là thấy ngay kết quả. “Nếu đòi hỏi phải thấy ngay kết quả thì các nước như Mỹ, Trung Quốc đã không thể lớn mạnh như ngày hôm nay”, ông Hiếu chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Định vị nghiên cứu khoa học cơ bản thời 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0, định vị nghiên cứu cơ bản và khoa học cơ bản Việt Nam vẫn đang ở “vùng trũng” trên bản đồ khoa học của thế giới. Tại Hội thảo...

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

Các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng VinFuture trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất, giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc ngay tại Việt Nam, để từ đó có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn. ...

Những nhà khoa học nữ dấn thân ở Bắc Cực

Triển lãm “Những ngôi sao đêm vùng cực” của nhiếp ảnh gia Esther Horvath tại Trung tâm Capa (Budapest, Hungary) mới đây đã khắc họa hình ảnh các nhà nghiên cứu nữ làm việc tại vùng đất Bắc...

Những phụ nữ “chạy đua” cho khoa học

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học nữ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Họ mang đến những góc nhìn đa dạng, nhạy bén trong giảng dạy cũng như nghiên...

Nhà khoa học thứ 5 nhận Giải thưởng Chính VinFuture được trao giải Nobel

Ngày 11/12, theo thông tin từ Quỹ VinFuture, Giáo sư Geoffrey E.Hinton (Canada) - Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vừa được nhận Giải thưởng Nobel Vật lý 2024. Giáo sư Geoffrey Hinton (Đại học Toronto, Canada). Ảnh: VinFuture Như vậy, sau Giáo sư Katalin Karikó và Giáo sư Drew Weissman - Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2021, Tiến sỹ Demis Hassabis (Anh) và Tiến sỹ John Jumper (Hoa Kỳ) - Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2022, Giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tết, Giáng sinh, gia đình trong đôi mắt trẻ mầm non

Trong đôi mắt trẻ mầm non, qua đôi tay, trí sáng tạo của trẻ, những hình ảnh về tết Nguyên đán, Giáng sinh, gia đình thân yêu hiện lên đầy cảm xúc. ...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong muốn cùng báo Thanh Niên góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên nhiều...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong muốn cùng báo Thanh Niên góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên nhiều...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Tết, Giáng sinh, gia đình trong đôi mắt trẻ mầm non

Trong đôi mắt trẻ mầm non, qua đôi tay, trí sáng tạo của trẻ, những hình ảnh về tết Nguyên đán, Giáng sinh, gia đình thân yêu hiện lên đầy cảm xúc. ...

Bộ GD&ĐT thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, các trường THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật.Ma trận mới đề kiểm tra định kỳ của các môn gồm 2 phần: Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) và tự luận (3 điểm).Việc...

Giám khảo từ Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới chấm thi nấu ăn cho sinh viên Việt

Bếp trưởng Norbert Ehrbar, thành viên Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới, cho biết mình vô cùng bất ngờ về chất lượng của các sinh viên Việt Nam trong cuộc thi. Ông Norbert Ehrbar cho biết sau dịch COVID-19, nhiều nhà hàng khách...

Trường ngoài công lập đong đếm bài toán thưởng Tết

Thời điểm này, nhiều trường học tại TPHCM đã dự trù mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho cán bộ, công nhân viên. ...

Bộ GD-ĐT đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT. Theo đó, đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục ở cấp THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định...

Mới nhất

Từ chiến khu Đông Triều đến chiến trường Nam Bộ, dấu ấn của tính quyết đoán, lòng can đảm

Nguyễn Bình (tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo), sinh năm 1908, quê ở thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm) huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. ...

Cùng “đếm ngược” chờ ngày metro Bến Thành- Suối Tiên đón khách

NDO - Sau thời gian 12 năm thi công xây dựng kể từ năm 2012, tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên có chiều dài gần 20km sắp “chạm đích”, chính thức đưa đón phục vụ người dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22/12 tới. NDO - Sau thời gian 12 năm thi...

Hải Phòng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

Cảng biển, logistics đã tạo cho Hải Phòng vị thế địa chính trị, kinh tế đặc biệt. Thành phố có tiềm năng, lợi thế phát triển khác biệt so với các khu vực ven biển khác, trở thành “cửa ngõ” giao thương quốc tế hướng biển ở Bắc bộ. Cảng biển, logistics đã tạo cho Hải Phòng vị thế địa...

Mãn nhãn hình ảnh lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tiêm kích Su-30MK2 bay nhào lộn thả đạn nhiễu, trực thăng kéo cờ, đặc công trình diễn võ thuật, quân khuyển nhảy vòng lửa... là những hình ảnh ấn tượng, mãn nhãn của lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt...

Giám khảo từ Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới chấm thi nấu ăn cho sinh viên Việt

Bếp trưởng Norbert Ehrbar, thành viên Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới, cho biết mình vô cùng bất ngờ về chất lượng của các sinh viên Việt Nam trong cuộc thi. ...

Mới nhất