Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.Còn thiếu cơ chế, cơ sở pháp lý, đang là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tại Nghệ An có tỷ lệ giải ngân thấp và chậm. Nhận diện khó khăn vướng mắc, tỉnh Nghệ An đã đề xuất, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân đưa nguồn vốn sớm đến được với đối tượng được thụ hưởng.Ngày 20/11, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025 và công bố quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhà trường.Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.Từ 20/11 đến hết năm 2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai nhiều sự kiện nhằm “kích cầu” du lịch. Với chủ đề “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 19 triệu lượt khách trong năm 2024.Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024.Không chỉ làm tốt công tác bảo vệ an ninh biên giới, từ nhiều năm nay, với đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, hình ảnh những người thầy mang “quân hàm xanh” đã và đang trở nên gần gũi hơn bão giờ hết. Bởi, những người thầy đã và đang đem trí lực, tâm sức của mình, đem ánh sáng, con chữ và khát vọng cho trẻ em DTTS ở mọi miền Tổ quốc.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ơp. Thầy giáo trẻ nơi rẻo cao Phước Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Còn thiếu cơ chế, cơ sở pháp lý, đang là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tại Nghệ An có tỷ lệ giải ngân thấp và chậm. Nhận diện khó khăn vướng mắc, tỉnh Nghệ An đã đề xuất, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân đưa nguồn vốn sớm đến được với đối tượng được thụ hưởng.Hôm nay, 20/11, bão số 9 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới gần vịnh Bắc Bộ rồi tan nhanh trên biển. Trên đất liền, thời tiết hai miền Nam – Bắc ngày nắng, miền Trung mưa rào.Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào một buổi sớm mai giữa tháng 11, cơn mưa phùn lất phất làm cho tiết trời thêm se lạnh. Nhiều người lớn vẫn đang quây quần bên bếp lửa chờ nắng lên để ra nương rẫy, thì tại các điểm trường, học sinh đã đến lớp đầy đủ. Để tạo được nề nếp học tập như này ở những điểm trường vùng cao, là một điều không phải dễ dàng…Trong những năm qua, bám sát các chỉ đạo từ Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước xây dựng vùng đồng bào DTTS ngày càng khang trang, hiện đại.UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Đây cũng là nội dung thuộc Dự án 8- Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đang triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Những khó khăn, bất cập
Vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An chiếm 83% diện tích toàn tỉnh. Địa bàn rộng, cách trở, cùng với tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của một bộ phận người dân hạn chế… khiến cho tình trạng mù chữ, tái mù chữ vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, tỷ lệ người mù chữ nằm rải rác ở các bản vùng sâu, vùng xa dẫn tới những khó khăn trong việc tổ chức chức dạy học xóa mù chữ.
Đói nghèo, lạc hậu và nhận thức hạn chế nên việc huy động học viên ra lớp, duy trì sĩ số học viên đi học chuyên cần tại các lớp xóa mù chữ rất vất vả. Một phần nguyên nhân cũng do đa số học viên đều là nữ, đều trong độ tuổi lao động chính của gia đình, không có thời gian tham gia lớp đều đặn. Mặt khác, vào mùa nương rẫy, nhiều người dân thường đi làm xa nhà, xa bản; chưa kể một số người do lớn tuổi nên có tâm lý e dè, xấu hổ khi đi học…
Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì hiệu quả của công tác xóa mù chữ chưa cao, kết quả không bền vững, hiện tượng tái mù chữ vẫn tiếp diễn, gia tăng. Số lượng người học lớp xóa mù chữ còn rất ít so với người mù chữ. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập của một số xã miền núi còn khó khăn, thiếu thốn.
Trong khi đó, một khó khăn mang tính đặc thù cũng đã tác động nhiều đến công tác xóa mù chữ. Đó là, địa bàn các huyện miền núi rộng, giao thông khó khăn, đồng bào các DTTS sinh sống phân tán, rải rác dọc các bản làng biên giới, chỗ ở không ổn định nên việc điều tra con số người mù chữ để mở lớp, vận động ra lớp và quản lý lớp học khó khăn. Chưa kể, việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác xóa mù chữ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, thường xuyên…
Những khó khăn, hạn chế, bất cập kể trên đang khiến cho công tác xóa mù chữ ở vùng đồng bào DTTS Nghệ An đầy nan giải. Bởi, mù chữ vẫn còn tồn tại thì vẫn còn đó nhiều hệ lụy, tác động xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội. Mù chữ, khiến cho một bộ phận người dân nhận thức không đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không biết chữ còn khiến người dân không tiếp thu được các kiến thức khoa học kỹ thuật mới khiến năng suất lao động, năng suất trồng trọt, chăn nuôi không cao… dẫn đến đói nghèo luôn tiềm ẩn.
Mục tiêu xóa mù chữ và nâng cao dân trí
Những năm qua, việc tổ chức và duy trì các lớp học xóa mù chữ tại vùng đồng bào DTTS luôn là nhiệm vụ quan trọng, với mục tiêu nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, xã hội. Đặc biệt, kể từ khi triển khai Nội dung số 2 về Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), thì nội dung xóa mù chữ đã được đẩy mạnh hơn.
Bà Lô Thị Hoa (SN 1969) ở xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương cho biết: Cũng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi lập gia đình lại không có điều kiện đi học nên mới không biết chữ. Ban đầu việc làm quen với các chữ cái, đánh vần và tập viết rất khó. Nhờ hướng dẫn của các giáo viên, tôi và nhiều phụ nữ khác trong lớp đều đã biết đọc, biết viết. Bây giờ, tôi đã có thể xem ti vi, đọc sách, báo rồi.
Tại các buổi học, cùng với việc xóa mù, các giáo viên còn lồng ghép tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tập trung vào các nội dung như: không tàng trữ, sử dụng trái phép ma túy, vũ khí, vật liệu nổ; vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia, di canh, di cư tự do; hôn nhân và gia đình; cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sao cho hiệu quả… Nhờ vậy, không chỉ tạo được không khí thoải mái mà còn giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đời sống vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Lô Thanh Nhất chia sẻ thêm: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, công tác xóa mù chữ đã được huyện đẩy mạnh hơn. Điều đặc biệt là, trong quá trình mở các lớp xóa mù chữ, thì đã khéo léo tuyên truyền, vận động người dân tiếp cận các kiến thức chăn nuôi, kỹ năng sản xuất để vừa nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức và hành động cho mỗi người.
Nhằm tạo thuận lợi hơn cho công tác xóa mù chữ, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND, ngày 7/7/2023 về việc Quy định một số nội dung và mức chi thực hiện công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục theo đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030”.
Theo đó, tỉnh hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ, với mức chi tối đa 1,8 triệu đồng/người/chương trình. Các địa phương cũng có thêm các mức hỗ trợ về thắp sáng ban đêm, mua sổ sách theo dõi quá trình học tập và hỗ trợ giáo viên mua văn phòng phẩm, tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù… Đồng thời, HĐND tỉnh đã quy định mức hỗ trợ cho người làm công tác xóa mù chữ với thời gian hưởng 12 tháng/năm.
Từ những nỗ lực ấy, năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi; công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng – Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT Nghệ An trao đổi: Năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu tăng tỷ lệ đối tượng từ 15 – 60 tuổi đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 ở mức 99,35% (tối thiểu là 90%).
Do vậy thời gian tới, ngành Giáo dục tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, tiếp tục mở các lớp học xóa mù chữ để nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc các bản vùng cao biên giới tỉnh Nghệ An.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-no-luc-cho-cong-tac-xoa-mu-chu-de-dong-bao-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-1732070698319.htm