Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGieo chữ cho… "người già" vùng biên

Gieo chữ cho… “người già” vùng biên

Sau những giờ miệt mài gieo chữ cho những học sinh trên trường, các thầy cô giáo trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lại vội vàng cơm nước, tranh thủ lên lớp dạy chữ cho những phụ huynh đồng bào Gia Rai, Hà Lăng.

Bài trước:

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên (Bài 2): Giáo viên bỏ tiền túi nấu cơm níu chân trò nghèo

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên (Bài 1): Thầy cô góp tiền lương xây mái ấm cho trò nghèo

Ngày dạy con, đêm dạy mẹ

17h chiều, sau khi dạy xong tiết học cuối cùng, cô giáo Y Phiên (27 tuổi, Trường Tiểu học xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) vội vàng trở về nhà lo chuyện cơm nước. Bởi ngoài những “đứa con” trên trường, cô Phiên còn một cậu con trai 2 tuổi đang ở nhà ngóng mẹ về.

Gieo chữ cho…

Cô Y Phiên trở về nhà chăm sóc con sau khi kết thúc công việc trên trường.

Y Phiên tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp, tôi từng đi dạy ở các trường thuộc huyện biên giới Ia H’Drai, Đăk Glei… cách nhà gần cả trăm cây số. Đến năm 2022, tôi được chuyển về địa phương dạy học và lập gia đình. Vợ chồng tôi hiện có 1 đứa con trai, chồng tôi làm bộ đội xa nhà nên mọi việc gia đình đều do tôi quán xuyến. Thời gian gần đây, tôi được phân công đứng lớp dạy xóa mù chữ cho đồng bào Hà Lăng ở địa phương nên bận rộn hơn rất nhiều”.

Sau khi lo xong việc gia đình, cô Phiên tiếp tục vào vai cô giáo để đến dạy chữ cho những “học sinh” là phụ huynh trong làng vào lúc 19h tối. Ban ngày, Y Phiên miệt mài trên trường, tối đến tất tả đến lớp tại điểm trường thôn Kram. Thời gian dành cho con chỉ vỏn vẹn vài giờ đồng hồ, khi Y Phiên trở về nhà thì cậu con đã say giấc bên bà ngoại. Với cô, việc được bận rộn để gieo chữ là một niềm hạnh phúc, và ý nghĩa hơn là được dạy chữ cho chính những cô chú trong làng.

Gieo chữ cho…

Cô Y Phiên cùng thầy A Thik tận tình dạy chữ cho học viên.

“Từ nhỏ tôi đã được cha mẹ, những cô chú trong làng giúp đỡ để bản thân vững bước trên hành trình theo đuổi con chữ. Tôi luôn mơ ước được trở thành cô giáo để dạy chữ cho học sinh trong làng, nào ngờ giờ đây còn được dạy cho những cô chú từng giúp đỡ tôi năm ấy, đó là một niềm vinh dự”, Y Phiên tâm sự.

Khi mới nhận nhiệm vụ, Y Phiên vừa mừng vừa lo. Y Phiên vui vì bản thân cũng là người Hà Lăng, từ nhỏ đã sống cùng mọi người nên rất hiểu tính bà con. Y Phiên thuận lợi vì có thể giao tiếp 2 thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng người Hà Lăng) nên dễ dàng truyền tải, hướng dẫn cho bà con hiểu bài. Nỗi lo mà khiến Phiên luôn đau đáu là vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ không dạy được chữ cho 30 học viên lớn tuổi hơn mình, khiến bà con thất vọng.

Gieo chữ cho…

Bà Y Hyah tự tin đọc chữ sau hơn 2 tháng học.

Nỗi lo của Y Phiên cũng là nỗi lo của cô Hoàng Thị Lan (40 tuổi), giáo viên Trường TH-THCS Nguyễn Trãi khi đang phụ trách đứng lớp xóa mù chữ tại làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy). 17 năm trong nghề, chưa có giây phút nào cô Lan thấy nản lòng khi theo nghề giáo, dù cho 2 năm qua được phân công thêm việc dạy xóa mù chữ cho những phụ huynh tại địa phương vào ban đêm.

Cô Lan chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 2 người con, chồng tôi làm giáo viên ở xa nên rất ít khi ở nhà. May mắn là các con tôi cũng lớn rồi nên không phải lo nhiều. Tuy nhiên, sau một ngày dạy trên trường thì ở nhà còn rất nhiều việc phải lo, tôi phải cố gắng sắp xếp để cân đối mọi việc. Để có thể dạy chữ cho những phụ huynh người Gia Rai buộc tôi phải có những phương pháp dạy phù hợp, cần phải gần gũi, hòa nhã để bà con không tự ti, mặc cảm. Sau đó tôi chia ra từng nhóm học viên, nhóm tiếp thu nhanh, nhóm tiếp thu chậm để thuận tiện trong việc kèm cặp, hướng dẫn”.

Gieo chữ cho…

Lớp học xóa mù chữ tại làng Chốt do cô Hoàng Thị Lan giảng dạy.

“Đây là năm thứ 2 tôi tham gia dạy xóa mù chữ cho bà con dân tộc thiểu số, vất vả thì vất vả thật nhưng đổi lại là niềm vui khi nhìn những đôi tay chai sạn chỉ quen cầm cuốc viết được những con chữ tròn, đọc rõ từng câu trong sách, điều mà trước đây bà con không thể làm được”, cô Lan bày tỏ.

Không riêng cô Y Phiên, cô Lan, trên địa bàn huyện Sa Thầy có 577 giáo viên được phân công dạy 26 lớp xóa mù chữ. Mỗi lớp gồm 5 kỳ, kéo dài trong 8 tháng. Các giáo viên tham gia trên tinh thân tình nguyện, mang lòng yêu nghề để đổi lấy con chữ cho những “học sinh” là các cô, các chú người dân tộc thiểu số.

Phấn khởi khi viết được con chữ

Sau một ngày tất bật với công việc trên trên rẫy, bà Y Hyah (52 tuổi, thôn Kram, xã Rờ Kơi) trở về nhà nấu cơm cho con rồi địu cháu ngoại đến lớp học của cô Y Phiên. Bà Y Hyah là lớp trưởng nên thường gương mẫu đến lớp sớm hơn để dọn dẹp. Từ ngày lớp xóa mù chữ được mở ở làng, bà Y Hyah như có thêm niềm vui mới vào buổi tối. Mỗi tối học về, bà lại biết thêm được con chữ, đọc thêm được nhiều từ in trên các vật dụng, thực phẩm quen thuộc.

Gieo chữ cho…

Bà Y Hyah địu cháu đi học lớp xóa mù chữ.

Bà Y Hyah tâm sự, sau hơn 2 tháng được cô giáo Y Phiên tận tình giảng dạy, tôi cũng như những người tham gia lớp học đã cơ bản biết viết, biết đọc những cụm từ ngắn. Cô Y Phiên nói được tiếng Hà Lăng nên bà con rất thích, cùng phụ cho cô có thầy A Thik (49 tuổi) cũng là một người dân trong làng. Đầu giờ, để bà con bớt căng thẳng, cô Y Phiên thường giao lưu văn nghệ khiến cả lớp rộn ràng tiếng cười.

Cũng là học trò của cô Y Phiên, bà Y Hu là học viên lớn tuổi nhất lớp, 56 tuổi. Bà Y Hu cho biết: “Không biết con chữ khổ lắm, đi khám bệnh mua thuốc cũng không đọc được loại thuốc gì, chỉ nhớ màu sắc, hình dáng rồi miêu tả, hay mỗi lần ký giấy tờ chỉ biết lăn tay, nhiều lúc thấy xấu hổ với con cháu, mọi người xung quanh lắm”.

Gieo chữ cho…

Vợ chồng ông A Tủa và bà Y Mlyh cùng tham gia lớp xóa mù chữ.

“Sau 2 tháng học tôi đã biết viết những từ cơ bản, biết đọc nhiều cụm từ quen thuộc. Bản thân tự tin hơn khi đi chợ, mua bán, tính toán. Con chữ giúp cuộc sống tôi thay đổi hơn rất nhiều, tôi rất biết ơn các cấp, các ngành đã quan tâm mở lớp xóa mù chữ để giúp những người già như tôi có cơ hội học miễn phí”, bà Y Hu tâm sự.

Còn tại lớp xóa mù chữ của cô Hoàng Thị Lan ở làng Chốt, có rất đông học viên là đàn ông đến học, thậm chí có cả vợ chồng cùng đưa nhau đến học chữ. Như vợ chồng ông A Tủa và bà Y Mlyh (cùng 62 tuổi, làng Chốt) trải qua hơn 60 mùa rẫy mới thực hiện được ước mơ học chữ của mình.

Ông A Tủa chia sẻ, trước đây vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thể đi học. Sau này lớn lên, lập gia đình, sinh con, thời gian bận rộn càng không thể đi học. Giờ đây, khi về già, 3 đứa con cũng đã trưởng thành, có công việc ổn định nên vợ chồng tôi mới quyết định đi học. Học chữ để sau này không phải hối hận, để về biết mua bán, kinh doanh, biết ứng dụng công nghệ vào cuộc sống. Sau hơn 2 tháng học, vợ chồng ông cùng nhau cố gắng, chú tâm nghe thầy cô giảng bài mà giờ đây có thể viết, đọc cơ bản, biết các phép tính. Bản thân ông cũng tự tin hơn trước rất nhiều.

Gieo chữ cho…

Trung bình sau hơn 2 tháng học, các học viên lớp học xóa mù chữ đã biết viết, biết đọc các từ cơ bản.

Còn với anh A Hap (34 tuổi, làng Chốt), chính nỗi sợ không biết chữ mỗi khi con hỏi đã giúp anh bỏ sau lưng sự tự ti, mặc cảm để đến với lớp học. Anh A Hap tâm sự, ban đầu bản thân không định đi học vì ngại nhiều thứ, nhưng thấy mình còn trẻ và địa phương cũng tạo điều kiện nên đã quyết tâm đi học về để dạy lại cho con nhỏ. Sau hơn 2 tháng học, anh đã có thể viết được, đọc được một số từ, đó là kết quả của sự nỗ lực bản thân A Hap, là tận tụy của cô Lan.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy, năm 2024, trên địa bàn huyện Sa Thầy có 698 học viên đăng ký lớp xóa mù chữ, tăng 218 học viên so với năm 2023. Tất cả học viên đều là đồng bào DTTS, có độ tuổi từ 25 – 62 tuổi.

Ông Hoàng Đình Tuyên – Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy cho biết, để người dân mạnh dạn tham gia các lớp xóa mù, Phòng GDĐT huyện đã chỉ đạo các trường phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát chặt chẽ, vận động người dân đăng ký học chữ; tuyên truyền những lợi ích khi tham gia lớp học. Học xóa mù chữ, các học viên sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng/người khi hoàn thành khóa học, được hỗ trợ dụng cụ học tập, và hơn hết là được các giáo viên tận tình chỉ dạy để biết được con chữ, biết cách tính toán áp dụng vào cuộc sống.

Gieo chữ cho…

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy cùng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học xã Rờ Kơi vận động học viên thường xuyên đi học lớp xóa mù chữ.

“Đối với giáo viên, thực sự ngoài việc đi dạy chính khóa ở trường đã cực, buổi tối thì đi dạy tăng cường ở các lớp xóa mù chữ sẽ vất vả hơn nhiều. Phòng cũng như lãnh đạo địa phương rất quan tâm, thường xuyên xuống kiểm tra, nắm bắt tình hình, động viên các thầy cô cùng các học viên cố gắng học tập để có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn”, ông Tuyên nói.

Nhận thấy việc xóa mù chữ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, UBND huyện Sa Thầy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và người dân trong việc xóa mù chữ. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã chỉ đạo mở 46 lớp xóa mù chữ cho 1.229 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó đã giúp nâng tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ mức độ 2 đạt gần 98%.





Nguồn: https://danviet.vn/gieo-chu-cho-nguoi-gia-vung-bien-20241117132526946.htm

Cùng chủ đề

Kon Tum: Tổ chức Diễn dàn “Tiếng nói của phụ nữ”

Sáng ngày 20/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Diễn đàn "Tiếng nói của phụ nữ" năm 2024, nhằm tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của phụ nữ và trẻ em trong tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy...

Giá cà phê không thể giảm tiếp

Dự báo giá cà phê ngày mai 21/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 21/12/2024. Giá cà phê thế giới giảm sâu kỷ lục Cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 20/12/2024, giá cà phê Robusta trên sàn London đã chứng kiến phiên giảm rất sâu phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần, từ 90-101 USD/tấn,...

Giá cà phê thế giới giảm sâu kỷ lục

Cập nhật giá cà phê hôm nay 20/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê thế giới 20/12/2024. Giá cà phê thế giới giảm rất sâu Giá cà phê hôm nay 20/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê...

Giá cà phê trong nước có thể duy trì ở mức hiện tại

Dự báo giá cà phê ngày mai 20/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 20/12/2024. Giá cà phê thế giới tăng, giảm khó lường Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 19/12/2024 giảm rất mạnh phiên thứ 2 liên tiếp từ 18-65 USD/tấn, dao động 5005 – 5151 USD/tấn....

Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm

Cập nhật giá cà phê hôm nay 19/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 19/12/2024. Giá cà phê thế giới tăng, giảm khó lường Giá cà phê hôm nay 19/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tối mai (21/12) “huyền thoại” Boney M.Liz Mitchell sẽ biểu diễn tại TP. Đà Lạt, người dân tự do vào xem

Những huyền thoại âm nhạc từ thập niên 1970, 1980 như Boney M.Liz Mitchell, Joy và Samantha Fox sẽ biểu diễn trong sự kiện "Dalat Spring Concert" 2024 tại TP. Đà Lạt, người dân, du khách được đến xem hoàn toàn miễn phí. ...

Dân đua nhau trồng hoa, dựng “ngôi nhà xanh, nhà pin”… thành “đặc sản” nông thôn mới ở Thủ đô

Sau 5 năm triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”, đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo như "“sức sống từ nhựa tái chế”, "ngôi nhà xanh, ngôi nhà...

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 43/60 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt...

UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện phải giám sát chặt khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện Sơn Hà, Trà Bồng và Bình Sơn, cần theo dõi kĩ, giám sát chặt 3 khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp,...

Xuất khẩu nông sản 2025, chú trọng tăng cường “sức khỏe” của ngành hàng chủ lực của Việt Nam

"Trong năm 2025, chúng ta không nên quá kì vọng vào sự tăng trưởng của ngành trái cây nói riêng và nông sản nói chung, mà nên chú trọng tăng cường "sức khoẻ" của ngành; tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững, nâng cao chất lượng hơn nữa nhằm...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" khá phổ biến. Họ "biến" mình thành người thành công, hạnh phúc và được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sống trong...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(ĐCSVN) - Nhiều chuyên gia giáo dục ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời đề nghị cần tiếp tục công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là phụ huynh và học sinh để hiểu rõ về tính ưu việt, vượt trội, sự cần thiết thực hiện Chương trình. Ngày 20/12, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Mới nhất

Tổng kiểm kê tài sản công trên phạm vi toàn quốc

Ngày 20-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện số 138 về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. ...

Bước tiến quan trọng trong điều trị bệnh tan máu bẩm sinh

Bệnh viện Trung ương Huế thông báo đã thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), mở ra nhiều cơ hội sống mới cho các bệnh nhân khác. Tin mới y tế ngày 20/12: Bước tiến quan trọng trong điều trị bệnh tan máu bẩm sinhBệnh viện Trung...

Khám phá khu lăng mộ như hoàng cung thu nhỏ của vị vua trị vì lâu nhất triều Nguyễn

Khiêm Lăng – lăng Tự Đức vốn được vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, với rất nhiều công trình kiến trúc như một hoàng cung thu nhỏ, được bao bọc bởi vòng thành xây bằng đá núi dài khoảng 1,5km... ...

Ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất và bài bản hơn

(ĐCSVN) -Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Công tác ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn, với “3 rõ”: Kết quả rõ, sản phẩm rõ, đóng góp rõ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với...

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Mới nhất