Trang chủNewsNhân quyềnNâng tầm đối ngoại nhân quyền

Nâng tầm đối ngoại nhân quyền


Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là điểm sáng về kinh tế, chính trị, xã hội và bảo đảm quyền con người. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65; chỉ số hòa bình, tăng 4 hạng, lên vị trí 41; chỉ số bình đẳng lọt vào top 20 thế giới… Đặc biệt, công tác đối ngoại nhân quyền có những bước tiến mạnh mẽ, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Nâng tầm đối ngoại nhân quyền
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Giáo hoàng Francis và các đại biểu khi thăm Tòa thánh Vatican, ngày 27/7/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Dấu ấn công tác đối ngoại nhân quyền

Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc (LHQ) năm 1977, Việt Nam đã nỗ lực triển khai công tác đối ngoại, trong đó có lĩnh vực nhân quyền và năm 2023 đã ghi nhận những kết quả tích cực.

Thứ nhất, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong hoạt động nhân quyền của LHQ. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ LHQ) 2023-2025, chúng ta đã truyền tải thông điệp “Tôn trọng và hiểu biết, đối thoại và hợp tác, tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người” với nhiều sáng kiến nổi bật.

Ngày 3/4/2023, tại Geneva (Thụy Sỹ), Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) do Việt Nam đề xuất đã được HĐNQ thông qua, và nhận được sự tham gia của 98 nước đồng bảo trợ. Điều này cho thấy Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm, tích cực đóng góp vào công việc của HĐNQ LHQ, huớng đến mục tiêu bảo đảm, thúc đẩy quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản.

Trong năm 2023, chúng ta hoàn thành, đệ trình Báo cáo thực thi Công ước quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT); bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) lần 5.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, để phát huy vai trò của các NGO trong và ngoài nước đối với công tác đối ngoại nhân quyền, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, dần hoàn thiện khung pháp lý về đăng ký và quản lý hoạt động của các NGO: gia tăng thời hạn đăng ký văn phòng đại diện của NGO lên đến 5 năm; giảm các thủ tục hành chính, thời gian xử lý và cấp Giấy đăng ký, gia hạn, sửa đổi bổ sung, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động…

Chính phủ Việt Nam cũng cung cấp 7 mẫu đơn, báo cáo để thuận tiện cho công việc hành chính của các NGO nước ngoài tại Việt Nam. Ở trong nước, tính đến cuối năm 2022 đã có hơn 900 tổ chức NGO có quan hệ và hoạt động tại Việt Nam, nhiều NGO đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động nhân quyền cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Nâng tầm đối ngoại nhân quyền
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, tháng 2/2023. (Nguồn: TTXVN)

Thứ tư, chủ động trong công tác đối ngoại, đối thoại nhân quyền. Với vị thế ngày một nâng cao trên trường quốc tế, tâm thế của Việt Nam khi tham gia các cuộc đối thoại, làm việc với các nước về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, dân tộc, tôn giáo được nâng lên một tầm cao mới: chủ động, tự tin, thẳng thắn, mềm dẻo, linh hoạt theo tinh thần đối ngoại “cây tre” và đạt được nhiều thành tựu.

Đáng kể đến là việc nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican, thông qua Thoả thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Toà thánh tại Việt Nam.

Hay dựa trên tiền đề mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo, Việt Nam đã chủ động thông tin cho phía bạn những nỗ lực, thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời đề nghị phía bạn cần thu thập thông tin về tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam qua kênh chính thống là các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước, không để các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước…

Bên cạnh đó, đối thoại nhân quyền thường niên Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-EU, Việt Nam-Australia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Một mặt, cung cấp thông tin đầy đủ, chính thống về tình nhân quyền Việt Nam cho các đối tác, mặt khác đấu tranh, phản biện hiệu quả những thông tin sai lệch, đi đến tháo gỡ những vướng mắc, thống nhất nhận thức chung, tôn trọng tính đặc thù về nhân quyền của các bên, để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực nhân quyền, đóng góp vào phát triển quan hệ song phương

Thứ sáu, tích cực tham gia duy trì hòa bình, cứu trợ nhân đạo quốc tế. Từ năm 2014, Việt Nam đã có hàng trăm sĩ quan thuộc Bộ Quốc phòngBộ Công an đi làm nhiệm vụ cùng Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan.

Các bệnh viện dã chiến của Việt Nam tại Nam Sudan không chỉ thực hiện việc khám, chữa bệnh mà còn thực thi công tác nhân đạo, thiện nguyện đối với người dân nơi đây. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn tích cực, sẵn sàng chung tay cùng các nước khắc phục các hậu quả của thiên tai, cứu trợ nhân đạo quốc tế.

Ngày 9/2/2023, 100 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đã bay sang Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia công tác giải cứu các nạn nhân của vụ động đất; hỗ trợ khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, mỗi nước 100.000 USD cùng hàng chục tấn hàng hóa y tế, lương thực viện trợ.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã từng nhận xét: “Việt Nam là một đối tác quan trọng của LHQ, đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Mối quan hệ tốt đẹp này cần được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hòa bình, sự phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới”.

Vượt thách thức, khẳng định giá trị nhân quyền

Tuy gặt hái được nhiều thành công, là bước đi đột phá nhưng công tác đối ngoại nhân quyền Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức.

Thời gian qua, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, nhất là việc Việt Nam xét xử các đối tượng chống đối vi phạm pháp luật… để tán phát thông tin bịa đặt, sai trái về công tác bảo đảm quyền con người của Việt Nam, vận động các nước can thiệp, gây sức ép với ta, nhất là nhân các sự kiện chính trị quan trọng, trước thềm các đối thoại nhân quyền… nhằm vẽ ra bức tranh “tối màu” về tình hình nhân quyền Việt Nam, hạ thấp uy tín của nước ta

Nâng tầm đối ngoại nhân quyền
Đoàn phóng viên nước ngoài thăm nơi giáo dân Đắk Lắk sinh hoạt tôn giáo, năm 2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Công tác thông tin đối ngoại nhân quyền thời gian được quan tâm, chú trọng nhưng chưa trở thành phong trào rộng khắp; tuyên truyền đối ngoại chưa đồng bộ, chưa tạo thành sức mạnh tổng hợp; nhận thức về tầm quan trọng công tác đối ngoại nhân quyền của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc; đối ngoại nhân quyền chủ yếu tập trung ở hoạt động của Nhà nước, ngoại giao nhân dân còn ít; chưa chủ động trong tiếp cận và phương pháp vận động để phía bạn hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam…

Do vậy, để nâng cao công tác đối ngoại nhân quyền, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, tăng cường thông tin đối ngoại nhân quyền trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc hiệu quả Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới và triển khai trực tiếp Đề án Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng chính phủ).

Cần đổi mới tư duy, chủ động đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đối ngoại; mở rộng phạm vi, đa dạng hóa hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ. Cần có những cách làm sáng tạo, tận dụng lợi thế của khoa học công nghệ để tiếp cận tới độc giả nước ngoài, đưa thông tin tích cực về Việt Nam ra các nước.

Hai là, phân biệt rõ đối tượng, đối tác trong công tác đối ngoại nhân quyền; đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch bôi nhọ, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam; vạch trần những chiêu trò đen tối, luận điệu sai trái, thù địch để thế giới thấy rõ bản chất của các tổ chức mượn danh “nhân quyền” để vu cáo, chống phá Việt Nam thông qua các luận cứ, luận chứng chính xác, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

Ba là, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật ngoại giao, nhất quán trường phái ngoại giao “cây tre” Việt Nam: kiên định về nguyên tắc, uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng bản lĩnh, can trường trước mọi khó khăn, thử thách, vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc.

“Vướng chỗ nào, gỡ chỗ đó” khi có những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong đối ngoại nhân quyền. Làm cho đối tác hiểu rõ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, tránh để những vướng mắc kéo dài, không xử lý kịp thời; thực hiện đúng phương châm “nói đi đôi với làm” nhằm tạo niềm tin, tăng cường sự đồng thuận.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ đối ngoại nhân quyền với đối ngoại kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đa dạng các hoạt động đối ngoại, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia, ký kết; chủ động, tích cực đóng góp hiệu quả vào hoạt động nhân quyền của LHQ; thúc đẩy các sáng kiến về bảo vệ quyền con người trước các mối đe dọa, thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các NGO trong và ngoài nước, đại diện các nước nhằm thúc đẩy đối ngoại về nhân quyền trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Năm là, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Giải quyết đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ giữa đối nội với đối ngoại với tinh thần “trong ấm, ngoài êm”.

Kiên định quan điểm lấy con người là chủ thể, là trung tâm trong mọi đường lối, chính sách phát triển, quyền con người cho tất cả mọi người. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế làm cơ sở, tiền đề vững chắc để nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nói chung, đối ngoại về nhân quyền nói riêng.

Ngày 9/2/2023, 100 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đã bay sang Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia công tác giải cứu các nạn nhân của vụ động đất; hỗ trợ khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, mỗi nước 100.000 USD cùng hàng chục tấn hàng hóa y tế, lương thực viện trợ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ...

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Giới chức Mỹ bắt cựu giám đốc nhà tù Syria vì những tội danh ở quê nhà

(CLO) Các nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng một cựu giám đốc nhà tù khét tiếng của Syria đã bị bắt tại California vào hồi tháng 7 năm nay vì tội gian lận thị thực và các sai phạm ở quê nhà. ...

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom B52 vào năm 1972. Buổi lễ diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

Mới nhất

Không nhà, không xe không đáng sợ bằng bố mẹ chồng ‘5 không’ khi chọn chồng

GĐXH - Việc lấy vợ lấy chồng là vấn đề hệ trọng của cuộc đời mỗi con người. Bởi thế, khi nhìn nhà chồng, bố mẹ chồng tương lai mà có điểm này thì bạn nên cân nhắc. ...

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom...

Tìm hiểu lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam qua tem bưu chính

Qua ngôn ngữ và hiệu quả tuyên truyền của tem bưu chính, các bộ tem về Quân đội nhân dân Việt Nam đã góp phần khẳng định truyền thống vẻ vang của “Bộ đội Cụ Hồ” qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Ngày 22/12/2024 ghi dấu tròn 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Ngay sau chiến thắng tưng bừng của ĐT Việt Nam trước Myanmar, trang fanpage của LĐBĐ Thế giới (FIFA) đã gửi lời chúc mừng đầy hóm hỉnh đến Xuân Son. Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai...

Hoàn thành dự án tu bổ di tích Hải Vân Quan

(CLO) Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan khởi công tháng 12/2021, với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ...

Mới nhất