Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNạn bạo lực học đường "nóng bỏng" tại phiên họp giả định...

Nạn bạo lực học đường “nóng bỏng” tại phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Bộ trưởng GDĐT có ý kiến thế nào?


Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, toà nhà Quốc hội đã diễn ra phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024 với sự tham gia của 306 đại biểu trẻ em là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước.

Dự Phiên họp giả định có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Chủ nhiệm các Ban, Ủy ban của Quốc hội.

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; đại diện các Ban của Trung ương Đảng, Uỷ ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và tổ chức quốc tế.

Trẻ em lý giải nguyên nhân, đề cập giải pháp phòng, chống bạo lực học đường

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024 do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức.

Trong sáng 29/9, các “Đại biểu Quốc hội nhí” tham gia phiên chất vấn về 2 chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

Tại “phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội trẻ em dành cho Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em”, mối quan tâm của các em là về tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Nạn bạo lực học đường

“Đại biểu Quốc hội trẻ em” chất vấn “Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em” về vấn đề bạo lực học đường. Ảnh: MOET

Các nguyên nhân bạo lực học đường được các em đặt ra và lý giải là vai trò của nhà trường ở một số nơi còn chưa quan tâm đầy đủ, trách nhiệm cho phòng, chống bạo lực học đường; sự quan tâm còn chưa đúng mức của gia đình; sự phát triển của môi trường mang lại lợi ích nhưng cũng nhiều mặt trái mà học sinh chưa đủ kiến thức để ngăn ngừa…

Trong các giải pháp để ngăn ngừa, đẩy lùi bạo lực học đường, các em đề cập tới việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2023; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; chú trọng xây dựng văn hoá học đường; rriển khai hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc” và phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”; đề cao trách nhiệm nêu gương của thầy cô giáo; bố trí chuyên gia tư vấn tâm lý học sinh; nâng cao hiệu quả các mô hình hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực…

“Để loại bỏ bạo lực học đường, người phải làm nhiều việc nhất chính là học sinh”

Chia sẻ sự cảm động về cách bày tỏ của các đại biểu trẻ em tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em trong Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đồng thời chia sẻ cảm nhận về sự tự tin của các em, đây là điều đáng mừng của giáo dục và gửi lời cảm ơn tới các em.

Theo Bộ trưởng, ngành Giáo dục đang đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc; đổi mới theo hướng phát triển toàn diện người học, để người học không chỉ có kiến thức cần thiết mà còn có các năng lực, kỹ năng để trở thành một công dân tốt, trở thành một người hạnh phúc, biết chia sẻ.

Nạn bạo lực học đường

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ về Phiên chất vấn của “Quốc hội trẻ em” với vấn đề bạo lực học đường. Ảnh: MOET

“Chặng đường đổi mới đã đi một chặng đường và sắp kết thúc một chu trình, trong quá trình đổi mới, ngành Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn thể xã hội. Trong đó, việc Trung ương Đoàn, Hội Đồng đội Trung ương tổ chức Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” từ năm ngoái là một trong những thể hiện của sự quan tâm”, Bộ trưởng nói.

Khẳng định những vấn đề được chất vấn trong Phiên họp giả định không phải giả định mà là ý kiến thật, vấn đề thật, Bộ trưởng đánh giá cao sự bày tỏ thái độ, sự hiểu biết của các em từ góc độ những người trong cuộc và những người quan tâm thông tin về vấn đề bạo lực học đường. Trong đó, thống nhất khẳng định dứt khoát, trường học hạnh phúc không có chỗ cho bạo lực học đường, không có chỗ cho tệ nạn và nguy cơ với học sinh.

Cho rằng câu hỏi và trả lời của các đại biểu trẻ em trong phiên chất vấn đã chạm đến những vấn đề cốt lõi, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thực tế rất đa dạng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường và cần phải được cập nhật thông tin đầy đủ.

Bộ trưởng nhấn mạnh, không khí chung các trường học trong cả nước đang đổi mới, bầu không khí trong lành tốt đẹp vẫn đang hàng ngày diễn ra trên đất nước ta. Để cho môi trường học đường được lành mạnh, con người được bảo vệ, phát triển cần kiên quyết loại bỏ bạo lực ra khỏi học đường.

Đề cập đến một số nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, việc thực hiện quy chế học đường chưa thực sự nghiêm túc ở một số nơi, trách nhiệm của người lớn bao gồm người đứng đầu trường học, giáo viên chủ nhiệm có nơi chưa làm hết trách nhiệm, vai trò của gia đình – “nếu gia đình không có bạo lực gia đình sẽ góp phần hạn chế bạo lực học đường”, tác động của mạng xã hội, phim ảnh…, Bộ trưởng nhấn mạnh đặc biệt vai trò của chính các em học sinh.

Nạn bạo lực học đường

306 đại biểu là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước tham gia “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024. Ảnh: MOET

Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Ai là người quan trọng nhất trong phòng chống bạo lực học đường?”, một học sinh trả lời: “Quan trọng nhất là học sinh”. Đồng tình với câu trả lời này, Bộ trưởng chía sẻ: “Để loại bỏ bạo lực học đường, người phải làm nhiều việc nhất chính là học sinh. Nếu các em học tập tốt, sống có hoài bão, có lý tưởng, biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, những người như vậy ắt hẳn sẽ không thực hành bạo lực với người khác. Nếu các em có đủ kỹ năng để có thể tự giải quyết được việc của mình, giúp bạn giải quyết được vấn đề của các bạn thì bạo lực không có chỗ trong học đường. Nếu các em có kỹ năng biết chọn lọc thông tin, biết sử dụng mạng xã hội, bày tỏ chính kiến thì cũng không có chỗ cho ảnh hưởng xấu độc của mạng xã hội… Sự tu dưỡng của bản thân, tình yêu thương, các kỹ năng, thái độ là những việc rất quan trọng các em cần làm để đẩy lùi bạo lực học đường”.

Bộ trưởng cũng gửi gắm, sau phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” hôm nay, quay về vai trò người thực hiện, các em sẽ làm nhiều việc hơn triển khai trong thực tế, cần phải làm gì để tự mình góp phần vào giải quyết câu chuyện của chính mình, câu chuyện của bạo lực học đường.

“Ai làm tốt việc người đó, từ các thầy cô hiệu trưởng, các thầy cô chủ nhiệm, tư vấn tâm lý làm hết trách nhiệm của mình; văn hoá học đường làm tốt; pháp luật được thực thi… chúng ta sẽ từng bước, từng bước đẩy lùi được bạo lực học đường, xây dựng môi trường hạnh phúc – là môi trường thực tế đang có của chúng ta”, Bộ trưởng nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/nan-bao-luc-hoc-duong-nong-bong-tai-phien-hop-gia-dinh-quoc-hoi-tre-em-bo-truong-gddt-co-y-kien-the-nao-20240929174109208.htm

Cùng chủ đề

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em vừa qua, nhiều đại biểu trẻ em đã để lại ấn tượng sâu sắc, trong đó có Chủ tịch Quốc hội trẻ em Lê Gia Vinh và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giả định Trần Bình Minh. Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp...

Bảo vệ trẻ trước bắt nạt học đường, dễ hay khó?

Chỉ riêng việc học trò bắt nạt nhau, tôi cho rằng là điều không dễ khi "người trong cuộc" lắm khi không hé môi lên tiếng. Chuyện này nơi nào cũng có. Không thể có thống kê được các kiểu học trò bắt nạt nhau. Các vụ học sinh đánh nhau hoặc cố tình làm đau thân thể bạn có thể được...

[Ảnh] “Quốc hội trẻ em” chất vấn về bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá

NDO - Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai năm 2024 diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 306 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc. Phiên họp giả định lần thứ hai của “Quốc hội trẻ em” năm 2024...

Phan Bảo Ngọc – Đại biểu đoàn TP Hà Nội tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Phiên họp giả định lần thứ II của "Quốc hội trẻ em" năm 2024 sẽ diễn ra trong 1,5 ngày, bắt đầu từ sáng ngày 28/9 và kết thúc vào sáng ngày 29/9/2024 và tập trung vào hai chủ đề: "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Dự thảo Luật Nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, nhiều ĐBQH cho rằng, chính sách nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Phạm Tuấn Ngọc liên tiếp nhận tin vui tại Mr World 2024, “rộng cửa” vào thẳng Top 20?

Theo BTC Mr World công bố, Top 5 đề cử của giải thưởng Mr Talent trong khuôn khổ cuộc thi Mr World 2024 gồm: Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam và các đại diện Ba Lan, Mỹ, Puerto Rico, Canada. ...

Làm con của nghệ sĩ lớn, tôi rất hay bị soi

Bảo Anh Taruki là con trai NSND Thái Bảo và NSƯT Anh Tuấn. Nối tiếp truyền thống nghệ thuật của gia đình, Bảo Anh đang từng ngày nỗ lực khẳng định mình với hình ảnh của một Saxophonist. Nghệ sĩ trẻ đã có buổi trò chuyện với Dân Việt về gia...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Cùng chuyên mục

Sinh viên ‘đua’ làm thêm lấy kinh nghiệm xin việc

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động, nhiều sinh viên đã chủ động xây dựng và phát triển hồ sơ cá nhân, tích cực cọ xát công việc thực tế từ khi còn đi học để tăng khả năng cạnh tranh xin việc sau này. ...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Dự thảo Luật Nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, nhiều ĐBQH cho rằng, chính sách nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm. ...

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Hơn 800 sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội giao lưu cùng Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam

“Hãy suy nghĩ về việc tạo ra giá trị trong công việc lẫn cuộc sống, và thực hiện điều đó bằng đam mê và sự cống hiến” ...

Mới nhất

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi...

Tổng Bí thư làm việc với Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV

Sáng 11.11, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng - chủ trì phiên họp với các thành viên của Tiểu ban. Phiên họp nhằm cho ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo chính trị để trình Bộ Chính trị trong thời gian sắp tới, theo TTXVN. Cùng chủ trì buổi làm...

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS ở Lạng Sơn

Sau 5 năm triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đời sống đồng bào vùng DTTS và miền núi của Lạng Sơn ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội ở vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện...

Góc nhìn trẻ trung của sinh viên với Ngày hội Việt Nam Xanh

Trong hai ngày diễn ra Ngày hội Việt Nam Xanh 9 và 10-11, hơn 150 sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tham gia 3 buổi thực hành chụp ảnh tại ngày hội và có những góc nhìn thú vị. ...

Sinh viên ‘đua’ làm thêm lấy kinh nghiệm xin việc

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động, nhiều sinh viên đã chủ động xây dựng và phát triển hồ sơ cá nhân, tích cực cọ xát công việc thực tế từ khi còn đi học để tăng khả năng cạnh tranh xin việc...

Mới nhất