Trang chủNewsThời sựNăm học khởi đầu thi theo chương trình mới

Năm học khởi đầu thi theo chương trình mới

Năm học 2024 – 2025 được Bộ GD-ĐT xác định là rất quan trọng bởi việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước vào năm cuối hành trình đầu tiên, cũng là năm học bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới.

Cùng với hai “chỉ dấu” đó là rất nhiều nhiệm vụ phải làm trong năm học mới.

SẼ THUYẾT PHỤC XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ CỦA ĐỔI MỚI

Sau 4 năm học triển khai theo từng lớp, từng cấp học, năm học 2024 – 2025, quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 sẽ hoàn tất chu trình với các lớp cuối cùng của các cấp học gồm lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Đây cũng sẽ là năm học đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo phương án mới đáp ứng yêu cầu của đổi mới Chương trình GDPT.

Năm học khởi đầu thi theo chương trình mới- Ảnh 1.

Năm học này có 2 nhiệm vụ quan trọng là triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với các lớp cuối cùng của các cấp học, chuẩn bị điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Trước thềm năm học mới, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhìn nhận: “Chặng đường đổi mới GDPT vừa qua mặc dù có nhiều khó khăn, song cũng cho thấy quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và toàn ngành giáo dục để từng bước hình thành tư duy đổi mới trong chính những người thực hiện, thụ hưởng đổi mới và thuyết phục xã hội về kết quả tích cực của đổi mới”.

Bộ trưởng GD-ĐT cho biết Bộ đã có những chuẩn bị từ các năm học trước. Ví dụ, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và nhận được sự đồng thuận rất cao từ xã hội. Ngay sau khi phương án được ban hành, Bộ GD-ĐT đã bắt tay vào chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dự kiến Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được ban hành vào tháng 11.2024, tính ổn định lâu dài của quy chế thi cũng đã được tính đến trong quá trình dự thảo để thuận lợi cho học sinh (HS), giáo viên (GV), nhà trường và địa phương trong thực hiện.

“Ngoài ra, quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cần triển khai thử trên phạm vi khá rộng để đánh giá, do đó các sở GD-ĐT đã sẵn sàng phương án cho công tác này, đồng thời tập dượt, tránh những rủi ro khi triển khai kỳ thi chính thức”, ông Kim Sơn cho biết .

Năm học này có 2 nhiệm vụ quan trọng là triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với các lớp cuối cùng của các cấp học, chuẩn bị điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

ĐIỀU CHỈNH TUYỂN SINH ĐH

Cùng với đổi mới thi tốt nghiệp THPT, người đứng đầu ngành GD-ĐT cũng chia sẻ chủ trương điều chỉnh trong tuyển sinh ĐH: “Trong bối cảnh GDPT đi đến chặng cuối của đổi mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, những điều chỉnh, đổi mới về công tác tuyển sinh là cần thiết để hô ứng với toàn bộ đổi mới từ GDPT đến giáo dục ĐH”.

Từ định hướng này, ông Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ GD-ĐT đang rà soát, hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh mới cho năm 2025 với tinh thần chung là đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho HS, xã hội, đảm bảo chất lượng tuyển sinh và công bằng về cơ hội cho thí sinh. Các cơ sở giáo dục ĐH vẫn trên tinh thần tự chủ tuyển sinh nhưng sẽ phải đề cao hơn nữa trách nhiệm xã hội.

TẠO NIỀM TIN VÀ SỰ AN TÂM CHO GV

Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2024 – 2025 số GV còn thiếu tăng 19.856 người (GV mầm non thiếu tăng 6.000 người, GV phổ thông thiếu tăng 13.856 người). Nguyên nhân chính là do số HS tăng, dẫn đến số lớp tăng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh thực tế: “Sự phát triển của nền giáo dục phụ thuộc vào sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Kết quả của sự đổi mới giáo dục đạt được như thế nào phụ thuộc vào sự đổi mới của từng nhà giáo”. Từ đó, Bộ trưởng Sơn cho rằng, chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc vào một phần rất quan trọng là chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chất lượng của nhà giáo lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài sự nỗ lực của cá nhân, tinh thần học tập không ngừng nghỉ của mỗi nhà giáo, các chính sách, môi trường làm việc, các cách thức lựa chọn, tuyển dụng và phát triển nhà giáo như thế nào đóng vai trò quan trọng.

Ông Nguyễn Kim Sơn cho biết: Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tuyển hết số chỉ tiêu, đặt hàng đào tạo GV; các trường ĐH tích cực tổ chức đào tạo gắn với các môn học mới, GV dạy tiếng dân tộc… Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nâng cao vị thế của nhà giáo; trong đó có luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội, tạo hành lang pháp lý cho việc ban hành các chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, tôn vinh, khen thưởng… và trao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng, điều động, bố trí GV.

Thời gian qua, các chính sách ưu tiên dành cho sinh viên sư phạm, các thay đổi về tiền lương cơ bản… đã tác động tích cực đến việc lựa chọn theo học ngành sư phạm của HS; nhiều địa phương đã ban hành và thực hiện được các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực để thu hút, “giữ chân” GV; luật Nhà giáo đang được xây dựng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn…

Ngày 27.8 vừa qua, dự án luật Nhà giáo đã được Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật để hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định. Theo kế hoạch, dự án luật này sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2025).

“Tất cả cho thấy đã có những chuyển động quan trọng để giải quyết được những khó khăn đặt ra đối với vấn đề đội ngũ”, ông Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thi tốt nghiệp THPT giảm áp lực, bổ sung biên chế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 với phương châm: “Lấy HS, sinh viên làm trung tâm; thầy cô giáo là động lực; nhà trường làm bệ đỡ; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng”. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT, các bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các điều kiện tổ chức kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, giảm áp lực, tạo điều kiện thuận lợi cho HS.

Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH, CĐ sư phạm gắn với nâng cao chất lượng; đẩy mạnh tự chủ ĐH, nhất là tự chủ về tài chính; thực hiện tự chủ theo hướng thực chất, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; chuẩn bị tốt cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm năm 2025.

Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục trẻ em, HS, sinh viên, nhất là phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong HS, sinh viên, bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

Thủ tướng cũng giao Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát số lượng biên chế GV để đề xuất T.Ư bổ sung biên chế ngành giáo dục; Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT kiểm tra, đôn đốc địa phương thực hiện tuyển dụng GV theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có HS phải có GV đứng lớp” nhưng phải phù hợp thực tiễn địa phương và hiệu quả trong việc bố trí.

Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách T.Ư chi sự nghiệp GD-ĐT, nhất là kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025.

Với UBND cấp tỉnh, Thủ tướng yêu cầu rà soát, sắp xếp, điều tiết GV mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ; thực hiện tuyển dụng GV theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, nghiên cứu có cơ chế, chính sách để thu hút GV đến công tác và gắn bó lâu dài tại địa phương.

Tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp cơ sở giáo dục, điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học, giảm các điểm trường lẻ, tăng các trường bán trú, nội trú gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp điều kiện thực tế địa phương, bảo đảm thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em, HS học 2 buổi/ngày; dành quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục khi quy hoạch khu đô thị mới…; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục việc thực hiện về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu đầu năm học bảo đảm đúng quy định.

Hơn 25 triệu HS, sinh viên bước vào năm học mới

Theo tổng hợp của Bộ GD-ĐT cập nhật đến chiều 4.9, cả nước có 53.979 cơ sở giáo dục; 25.255.251 HS, sinh viên. Trong đó có 2.068.522 sinh viên. Tổng số giảng viên, GV, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động là 1.659.589 người.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/nam-hoc-khoi-dau-thi-theo-chuong-trinh-moi-185240905004015558.htm

Cùng chủ đề

Chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trường học chưa thống nhất

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định. ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

Theo Bộ GD-ĐT, để xảy ra việc đào tạo chui văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh ở Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, trước hết trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng nhà trường. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Malaysia sẽ bị phạt vì hút thuốc ở quán ăn ven đường

Hôm nay (18.12), Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly Ahmad cho biết Ngoại trưởng nước này Mohamad Hasan sẽ bị phạt vì bị bắt gặp hút thuốc ở quán ăn ven đường. ...

AFF Cup 2024, Philippines – đội tuyển Việt Nam: Hai nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUMàn trình diễn của thầy trò HLV Kim Sang-sik có thể chưa khiến nhiều người hâm mộ hài lòng. Đội tuyển Việt Nam phải sang đến hiệp 2 mới ghi bàn vào lưới Lào. Còn ở màn chạm trán một Indonesia không có lực lượng tốt nhất, "Những chiến binh sao vàng" cũng...

Áo choàng, món đồ mùa lạnh có thể phối cùng những bộ váy lãng mạn

Từ những chiếc áo choàng trông giống áo chui đầu cho đến chiếc khăn quàng cổ ngoại cỡ,...

Gặp may mắn ở AFF Cup

Trường ĐH Giao thông vận tải có hiệu trưởng mới

PGS Nguyễn Văn Hùng cho biết, nhà trường sẽ ưu tiên nguồn lực để đào tạo, nghiên cứu về phát triển đường sắt, công nghệ bán dẫn. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Bí thư Thành ủy chúc mừng cán bộ, chiến sỹ, lực lượng vũ trang Thủ đô

Kinhtedothi-Chiều 18/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Bùi Thị Minh Hoài đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Thủ đô và Hội CCB TP nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944–22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989–22/12/2024). Cùng đi có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ vẫn chờ cát để tăng tốc thi công

Trên công trường tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, nhà thầu đã tăng cường nhân lực, thiết bị, máy móc và tổ chức nhiều mũi thi công. Tuy nhiên, cát chưa về nên việc thi công của nhà thầu vẫn đang gặp khó. ...

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vị trí, vai trò của công tác đối ngoại

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài sẽ là cầu nối để triển khai các chủ trương, chính sánh của Đảng, Nhà nước. ...

Nha Trang có tân bí thư Thành ủy

(NLĐO) - Ông Trần Mạnh Dũng, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa, được điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Nha Trang. ...

sẵn sàng tiếp nhận ý kiến công dân phản ánh qua iHanoi

Kinhtedothi - Theo Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Lê Trung Cường, quận Thanh Xuân sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các tổ chức, công dân phản ánh qua ứng dụng iHanoi. Chiều 18/12, tại hội nghị đối thoại thủ tục hành chính (TTHC) 6 tháng cuối năm 2024 do UBND quận Thanh Xuân tổ chức, các tổ chức, công dân bày tỏ sự hài lòng, đánh giá cao chất lượng giải quyết TTHC tại...

Mới nhất

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá bảo vật triều Nguyễn

Những bảo vật biểu tượng của triều Nguyễn được mô phỏng thành những kho báu ẩn trong ‘túi mù’ đồ chơi cho người dùng khám phá. Công nghệ kết hợp cung cấp những thông tin thú vị về mỗi cổ vật. ...

Khởi nghiệp từ đại học: Tại sao không?

TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, ĐH Quốc gia Hà Nội (CSK) tổ chức lễ ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và...

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ vẫn chờ cát để tăng tốc thi công

Trên công trường tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, nhà thầu đã tăng cường nhân lực, thiết bị, máy móc và tổ chức nhiều mũi thi công. Tuy nhiên, cát chưa về nên việc thi công của nhà thầu vẫn đang gặp khó. ...

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì...

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì...

Mới nhất