Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNam cử nhân làm shipper năn nỉ bạn gái lớp 12 "đừng...

Nam cử nhân làm shipper năn nỉ bạn gái lớp 12 “đừng học đại học”


Lê Thanh Thảo là học sinh lớp 12 tại một trường THPT ở Nghệ An, vừa trải qua  kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, trong quá trình chọn ngành, chọn trường đại học, cô liên tục được bạn trai động viên… đừng học đại học.

Thảo cho biết, bạn trai lớn hơn cô 6 tuổi là người cùng quê. Anh là cử nhân tốt nghiệp tại một trường đại học cách đây hai năm nhưng ra trường khó kiếm việc làm. 

Nam cử nhân làm shipper năn nỉ bạn gái lớp 12 đừng học đại học - 1

Nhiều cử nhân gác bằng đại học để chạy xe công nghệ, làm shipper mưu sinh (Ảnh minh họa: Hoài Nam).

Ngoài Thảo ra, gia đình bạn trai không ai hay biết lâu nay, nam cử nhân làm shipper kiếm sống và chờ cơ hội việc làm mới. Anh đã từng nghĩ đến phương án về vay tiền để đi xuất khẩu lao động như các thanh niên học hết cấp 2, cấp 3 ở quê.

Anh chàng shipper phân tích với người yêu, học đại học rất tốn kém, chi phí thấp nhất một năm cũng hết 70-80 triệu đồng, quá khả năng của gia đình Thảo. Sinh viên vừa học vừa đi làm thêm kiếm tiền trang trải chi phí là việc không đơn giản.

Là người trải nghiệm thực tế, anh nói với cô gái rằng học đại học giờ đây không đảm bảo ra trường có việc làm. Không chỉ thị trường việc làm khó khăn mà còn là thực trạng học đại học không đồng nghĩa với việc giúp sinh viên đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thực tế.

Người yêu Thảo gợi ý, cô khéo tay, thích lĩnh vực nghệ thuật, lãng mạn, nếu cần có thể vào TPHCM học cắm hoa hoặc pha chế. Tìm cho mình cái nghề trước, đi làm kiếm tiền rồi học đại học sau.

Nam cử nhân làm shipper năn nỉ bạn gái lớp 12 đừng học đại học - 2

Một nam cử nhân tốt nghiệp đại học tìm hiểu để đi du học nghề ở nước ngoài với hy vọng kiếm được việc làm, thu nhập (Ảnh: Hoài Nam).

Thanh Thảo thấy bạn trai nói cũng có lý. Cô nhìn thấy xung quanh mình nhiều người có bằng đại học nhưng thất nghiệp, về đi xuất khẩu lao động hoặc chật vật làm những công việc không liên quan. Nhưng cô nữ sinh cũng tiếc nếu không học đại học.

“Em tin mình sẽ đỗ vào trường đăng ký nhưng có theo học đại học hay không, em sẽ cân nhắc thêm”, cô nữ sinh cho hay.

Đậu đại học nhưng không học

“Đừng học đại học” có lẽ không chỉ là lời khuyên của nam cử nhân làm shipper dành cho bạn gái mà đó đã là lựa chọn của không ít học sinh, gia đình gần đây.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2023 có tỷ lệ thí sinh nhập học đại học, cao đẳng sư phạm thấp nhất trong giai đoạn 2020-2023.

Nam cử nhân làm shipper năn nỉ bạn gái lớp 12 đừng học đại học - 3

Dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2023 có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất trong giai đoạn 2020-2023 (Ảnh: Chụp lại báo cáo của Bộ GD&ĐT).

Cụ thể, tính trên tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 là 663.063 nhưng chỉ có 546.686 thí sinh (chiếm 82,45%) trúng tuyển nhập học. Ba năm trước đó, tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu dao động từ 83,39% đến 94,08%.

Như vậy, có không ít thí sinh trúng tuyển đại học nhưng chọn… không đi học.

Báo cáo từ Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank), Việt Nam có tỷ lệ nhập học đại học, cao đẳng thấp nhất trong các nước Đông Á giai đoạn 2020-2022.

Theo báo cáo này, áp lực học phí, các trường đại học ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào học phí trở thành rào cản tiếp cận giáo dục đại học của nhiều học sinh.

Cụ thể, năm 2017, học phí chiếm đến 57% trong nguồn thu của các trường đại học công lập ở Việt Nam, đến năm 2021, tiền thu học phí chiếm 77% nguồn thu.

Trong khi, hỗ trợ tài chính cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn còn hạn chế như phạm vi bao phủ thấp, giá trị nhỏ và điều khoản trả nợ kém hấp dẫn; không có chương trình học bổng cấp quốc gia; chương trình vay hỗ trợ học tập khó tiếp cận… 

Bên cạnh vấn đề học phí, phó hiệu trưởng một trường đại học ở TPHCM cho hay hình ảnh cử nhân ra trường đi chạy xe công nghệ, làm shipper, giúp việc nhà… quen thuộc gần đây ít nhiều tác động đến lựa chọn học đại học của học sinh.

Tình trạng nhiều cử nhân không có việc làm, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường làm lung lay niềm tin vào con đường đại học hơn bao giờ hết.

“Những năm nay khi đi tư vấn tuyển sinh, tôi gặp rất nhiều câu hỏi “có nên học đại học”. Làm công tác tuyển sinh đại học, tôi trả lời theo hướng khuyến khích  các em học đại học.

Khi về ngẫm nghĩ lại, tôi không chắc mình có đang cho các em lời khuyên đúng đắn không. Giờ ai cũng đỗ đại học nhưng đại học không dành cho tất cả”, nhà quản lý này cho hay.

Riêng trường hợp nữ sinh nhận được lời khuyên “đừng học đại học” từ bạn trai, vị phó hiệu trưởng nêu quan điểm, điều chàng trai nói không phải không có lý.

Nhưng cô gái cần có sự tự chủ, cân nhắc lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố, điều kiện. Bên cạnh đó cũng cần xem xét bạn trai có phải là người gia trưởng, mang tư tưởng phụ nữ không cần học lên hay không. 

Việt Nam vẫn là thị trường thiếu lao động trình độ có tay nghề trầm trọng. Theo thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh&Xã hội, năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Việt Nam đạt khoảng 68%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt khoảng 27-27,5%.

Hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao là việc của mỗi các nhân, của bất cứ nền giáo dục, đất nước nào. 

Nam cử nhân làm shipper năn nỉ bạn gái lớp 12 đừng học đại học - 4

Học sinh ở TPHCM trong chương trình tư vấn tuyển sinh đại học (Ảnh: Hoài Nam).

Theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công thương TPHCM, giờ đây ai cũng có khả năng đỗ đại học nhưng quan trọng hơn là học trường nào, môi trường đó có giúp sinh viên phát huy năng lực và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hay không….

“Có nên học đại học?” là một câu hỏi nghiêm túc dành cho tất cả. Phía sau đó, phải nói đến trách nhiệm trong đào tạo giáo dục đại học.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/nam-cu-nhan-lam-shipper-nan-ni-ban-gai-lop-12-dung-hoc-dai-hoc-20240626115149914.htm

Cùng chủ đề

Dự kiến bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT 2025

Đây là một trong những quy định đáng chú ý của Bộ GD&ĐT tại dự thảo thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đang được Bộ lấy ý kiến. Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT bỏ quy định học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THPT.Như các năm trước, học sinh đạt loại giỏi bằng nghề hoặc loại xuất sắc, giỏi bằng tốt nghiệp trung cấp...

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Bộ Giáo dục sẽ giám sát chặt các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Có tình trạng “lạm phát điểm cao” trong thi tốt nghiệp THPT

(Dân trí) - Trong giai đoạn 2020-2024, tỷ lệ đậu tốt nghiệp liên tục tăng, năm 2024 là năm có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất với 99,4% học sinh đỗ tốt nghiệp. Thông tin được ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nêu ra tại hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024.Theo đại diện Bộ GD&ĐT, từ năm 2020 kỳ thi tốt nghiệp THPT càng ngày càng được cải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những phần trình diễn mang vương miện về cho tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

(Dân trí) - Tại chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy thể hiện rất chuyên nghiệp, tự tin để giành vương miện cao nhất. Ở từng phần thi, người đẹp Việt Nam đều thể hiện được khí chất hoa hậu. Ở chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024 tại Tokyo (Nhật Bản), chiều tối 12/11, Thanh Thủy và 70 thí sinh đã trải qua các phần thi như: Trình diễn trang phục dân tộc, trình diễn...

Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Đại diện Việt Nam - Thanh Thủy - đăng quang hoa hậu sau khi vượt qua 70 đại diện tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024). Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024) diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) vào chiều 12/11 (giờ Việt Nam).Thanh Thủy đã trở thành người đẹp đầu tiên của Việt Nam đăng quang Hoa hậu Quốc tế. Á hậu 1 là người đẹp...

Thanh Thủy lọt top 20 Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024) diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) vào chiều 12/11 (giờ Việt Nam). Đại diện Việt Nam tại cuộc thi tranh tài với 70 người đẹp khác. Mở đầu chung kết, Thanh Thủy và 70 người đẹp trình diễn trang phục dân tộc. Ban tổ chức cũng công bố người chiến thắng hạng mục Trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất thuộc về đại diện...

Một tuần sau bầu cử tổng thống Mỹ, giá bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD

(Dân trí) - Chiến thắng gần đây của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tạo ra những tác động lớn đến thị trường tiền điện tử và giúp bitcoin tiến sát mốc kỷ lục 90.000 USD. Một tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đà tăng giá của bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Bitcoin đã vượt 82.000 USD và tiến thẳng lên mốc 84.000 USD chỉ trong 1 giờ, sau đó...

Điểm sáng cho nguồn cung bất động sản TPHCM từ Masteri Grand View

(Dân trí) - Nguồn cung thị trường địa ốc phía Nam vừa được bổ sung 600 căn hộ của phân khu cao tầng Masteri Grand View thuộc The Global City - quỹ đất "vàng" hiếm hoi còn sót lại của khu Đông TPHCM đã được quy hoạch bài bản về hạ tầng, tiện ích chuẩn quốc tế. Chọn "thời điểm vàng"Với nỗ lực nâng cao chuẩn sống của khách hàng bằng loạt động thái đầu tư tiện ích, chỉn chu...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn...

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều tra, làm rõ việc 2 nam học sinh dùng vật sắc nhọn (nghi dao) đâm 2 nữ sinh bị trọng...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. "Tuy nhiên, kinh phí của nhà trường chỉ có thể dừng lại ở việc trao...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày 20/11, mong nhận quà khác

Một hiệu trưởng ở TPHCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM vừa có thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày 20/11. Ông Thái mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.  Trong thư gửi mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp, ông Thái...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Mới nhất