Trang chủNewsThời sựMỹ đồng ý trang bị vũ khí tiên tiến cho F-16 của...

Mỹ đồng ý trang bị vũ khí tiên tiến cho F-16 của Ukraine


Tín hiệu “đèn xanh” từ Lầu Năm Góc

Đan Mạch và Hà Lan đang chuẩn bị gửi những chiếc F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất đến Ukraine vào mùa hè năm nay, và nhiều chiếc khác sẽ đến sau từ Bỉ và Na Uy. Nhưng cho đến nay, nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho những chiếc máy bay chiến đấu này vẫn chưa được giải quyết.

my dong y trang bi vu khi tien tien cho f 16 cua ukraine hinh 1

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky và Thủ tướng của Đan Mạch, Mette Frederiksen ngồi trên chiếc F-16 tại một căn cứ không quân Đan Mạch hồi tháng 8/2023. Ảnh: New York Times

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với báo Wall Street Journal, dù Lầu Năm Góc hiện chỉ có khả năng sản xuất và dự trữ vũ khí hạn chế, họ vẫn sẽ cung cấp cho F-16 các loại đạn dược không đối đất, bộ dẫn đường chính xác cho bom và tên lửa không đối không tiên tiến với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu cấp thiết nhất của Ukraine .

“Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ có thể cung cấp tất cả những vũ khí đó, ít nhất là với lượng quan trọng mà họ cần”, quan chức kể trên cho biết.

F-16 là một trong những vũ khí uy tín nhất mà phương Tây đã cung cấp cho Ukraine khi nước này tìm cách xoay chuyển cục diện khi phía Nga liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường. Nhưng muốn chiến đấu, những chiếc máy bay này cần có vũ khí.

“Bản thân những chiếc máy bay F16, dù có rất nhiều tính năng mạnh mẽ, vẫn sẽ vô giá trị nếu không có vũ khí”, Thiếu tướng Rolf Folland – Tổng tư lệnh Không quân Hoàng gia Na Uy, cho biết.

Các loại vũ khí cho F-16 mà Mỹ đang gửi bao gồm tên lửa không đối đất AGM-88 HARM; các phiên bản tầm xa của bộ vũ khí Joint Direct Attack Munition, thiết bị chuyển đổi bom không dẫn đường thành vũ khí thông minh; và cái gọi là “bom đường kính nhỏ phát nổ với bán kính nổ hẹp”. Ngoài ra, Mỹ sẽ gửi tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AMRAAM, và tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X cho các máy bay F-16.

Tại châu Âu, nhiều quốc gia không muốn gửi một lượng lớn vũ khí có thể phóng từ trên không trong kho vũ khí hạn chế của họ tới Kiev. Vì vậy các đồng minh đã đưa ra một giải pháp mà Lầu Năm Góc gọi là “khởi động”. Một quan chức Mỹ cho biết giải pháp này có nghĩa là các quốc gia châu Âu có thể chung tiền để mua vũ khí phóng từ trên không của Mỹ để gửi tới Ukraine.

Nhưng ai sẽ vận hành những chiếc F-16?

Nhưng việc trang bị vũ khí cho những chiếc F-16 chỉ là một trong nhiều thách thức mà người Ukraine phải đối mặt khi họ nhận được máy bay. Số lượng máy bay, con số cuối cùng sẽ vào khoảng 80 chiếc, sẽ không được giao cùng một lúc. Ví dụ, máy bay của Đan Mạch sẽ được giao theo từng giai đoạn trong 8 tháng.

Mỹ và các đồng minh đã từ chối cung cấp mốc thời gian cụ thể cho các máy bay và vũ khí này vì lo ngại về an ninh.

my dong y trang bi vu khi tien tien cho f 16 cua ukraine hinh 2

Một tiêm kích F-16 đang khai hỏa tên lửa không đối đất AGM-88 HARM có tầm bắn từ 25-300 km. Ảnh: Breaking Defence

Các quan chức Ukraine đã bày tỏ lòng biết ơn đối với các đồng minh vì đã cung cấp những chiếc tiêm kích F-16, nhưng đã phàn nàn riêng rằng việc họ cung cấp máy bay, giống như nhiều khoản viện trợ khác của phương Tây, đến quá muộn, với số lượng quá ít trong khi vẫn có quá nhiều hạn chế để Kiev có thể thay đổi đáng kể cán cân chiến trường.

Khi máy bay F-16 đã đến nơi, rào cản tiếp theo là phải đảm bảo có đủ phi công và nhân viên bảo trì để vận hành chúng.

Đào tạo cho F-16 là một quá trình phức tạp, và đang được tiến hành ở nhiều quốc gia. Một số phi công Ukraine bắt đầu khóa đào tạo tiếng Anh của họ ở Anh và Pháp, hai quốc gia chưa từng lái F-16. Khóa đào tạo bay đang diễn ra ở Mỹ, Romania và Đan Mạch, nhưng cơ sở Đan Mạch sẽ đóng cửa vào mùa thu năm nay để chuyển sang đào tạo trên dòng máy bay chiến đấu F-35 tiên tiến sẽ thay thế F-16 của nước này.

Các quan chức Ukraine đã thúc đẩy việc cung cấp thêm máy bay càng sớm càng tốt và đề nghị Mỹ mở rộng khả năng đào tạo. Nhưng số lượng phi công Ukraine có thể bắt đầu đào tạo là một yếu tố hạn chế đáng kể đối với số lượng máy bay có thể được gửi đi.

Dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn đang xem xét liệu họ có thể mở rộng chương trình đào tạo tại Mỹ hay không, bằng cách tại cơ sở hiện có ở Arizona hoặc bằng cách cho phép phi công Ukraine sử dụng căn cứ không quân khác của Mỹ.

Bảo dưỡng cũng là một thách thức

Việc bảo dưỡng máy bay F-16 ở Ukraine cũng được dự đoán là sẽ rất khó khăn. Người Ukraine sẽ cần phải có nguồn cung cấp ổn định các phụ tùng thay thế để bảo dưỡng. Việc đáp ứng điều này vô hình trung lại làm khó các khoản tài trợ vũ khí khác của phương Tây, từ súng cối cho đến xe tăng.

Kế hoạch hiện tại là các nhân viên Ukraine, những người đang đào tạo để bảo dưỡng máy bay F-16, sẽ thực hiện hầu hết công việc bảo dưỡng trong nước. Theo một viên chức Lầu Năm Góc, công việc cấp cao hơn như bảo dưỡng động cơ ban đầu sẽ cần phải được thực hiện ở nước ngoài. Cũng có những cuộc thảo luận đang diễn ra về việc các nước châu Âu cử nhà thầu đến giúp bảo dưỡng máy bay F-16.

Hầu hết các hoạt động sửa chữa F-16 có thể được thực hiện gần khu vực chiến sự, nhưng cuối cùng Ukraine vẫn sẽ cần các cơ sở sửa chữa động cơ trong nước, một giám đốc điều hành doanh nghiệp quốc phòng của Mỹ cho biết. Chưa biết Kiev sẽ xây dựng cơ sở này như thế nào. Nhưng trước mắt, phía Ukraine nói rằng họ sẽ cất giữ một số máy bay ở nước ngoài.

Ngay cả khi quy trình đào tạo phi công và bảo trì được xác định, vẫn còn rủi ro đáng kể khi đưa máy bay vào chiến đấu, đặc biệt là vì các phi công Ukraine đã quen lái máy bay phản lực Liên Xô.

my dong y trang bi vu khi tien tien cho f 16 cua ukraine hinh 3

Việc đào tạo đầy đủ cho một phi công F-16 của NATO mất hơn 4 năm trong khi phi công Ukraine chỉ có 1 năm để học. Ảnh: USAF

Một phi công lái F-16 của Đan Mạch thường mất hơn 4 năm để đào tạo đầy đủ. Theo một quan chức Mỹ hiểu rõ vấn đề này, các phi công Ukraine đã mất khoảng một năm. Và không giống như các phi công F-16 của Mỹ, những người thường dành ít nhất một năm trong đơn vị của mình để rèn luyện thêm trước khi tham chiến, “những phi công Ukraine này sẽ lập tức trực tiếp tham gia chiến đấu”, quan chức Mỹ kể trên chỉ ra những khác biệt.

Cũng không rõ những chiếc F-16 sẽ được sử dụng như thế nào để chống lại lực lượng Nga. Washington chắc chắn sẽ hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, như họ đã yêu cầu với các loại vũ khí khác cấp cho Kiev, một quan chức Nhà Trắng cho biết. 

Tất nhiên, các phi công Ukraine hẵn sẽ muốn sử dụng F-16 để bay tới biên giới và bắn những vũ khí tiên tiến mà Mỹ viện trợ vào lãnh thổ Nga. Nhưng ngay cả khi họ bỏ qua lệnh cấm của Mỹ để liều lĩnh thực hiện điều này, thì theo một quan chức Lầu Năm Góc, chiến thuật đó không thực tế trong bối cảnh hiện tại vì mối đe dọa cực lớn từ hệ thống tên lửa đất đối không của Nga.

Các quan chức Mỹ cho biết cách sử dụng hiệu quả nhất của F-16 ở Ukraine là trong những nhiệm vụ hỗ trợ trên không, hoặc tiêu diệt các mối đe dọa trên bộ đối với quân đội ở tiền tuyến. Mặt khác, người châu Âu cho biết F-16 có thể được sử dụng để phòng không và có khả năng giúp đẩy lực lượng không quân của Nga lùi xa về phía tiền tuyến.

“F-16 sẽ không phải là viên đạn bạc” – Thiếu tướng Rolf Folland – Tổng tư lệnh Không quân Hoàng gia Na Uy, nhận định. “Nhưng nếu bạn có F-16 với vũ khí tầm xa tiên tiến, bạn có thể đẩy không quân Nga ra xa hơn. Và có lẽ đó là điều quan trọng nhất với Ukraine lúc này”.

Quang Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/my-dong-y-trang-bi-vu-khi-tien-tien-cho-f-16-cua-ukraine-post306290.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Kyiv nói chạm trán lính Triều Tiên ở Kursk

Xung đột Nga - Ukraine bước sang ngày 985 với nhiều tình tiết mới như Moscow không kích dữ dội loạt địa điểm ở Kyiv và Ukraine cáo buộc chạm trán quân đội CHDCND Triều Tiên ở tỉnh Kursk (Nga). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(CLO) Chiều 8/11 tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt...

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

The Economist dùng AI dịch video để kết nối với độc giả trẻ toàn cầu

(CLO) Espresso, ứng dụng tin tức ngắn gọn của The Economist, sử dụng AI để dịch nội dung video sang nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận đối tượng độc giả trẻ trên toàn cầu. ...

Những ‘chiến tướng’ có thể tham gia chính quyền của ông Trump

(CLO) Khi kỷ nguyên thứ hai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đến gần, cuộc chạy đua giành các vị trí chủ chốt sắp tới tại Nhà Trắng đã bắt đầu. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu dùng, khiến quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Do đó, các đại biểu đề nghị quy...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác. Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Mới nhất

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Mới nhất