Trang chủNewsThế giớiMuốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ "truyền nghề" cho Nhật...

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ “truyền nghề” cho Nhật Bản?

Các thông tin kỹ thuật liên quan đến sản xuất vũ khí của Mỹ thường là bí mật, tuy nhiên, đứng trước thực trạng khó khăn của kho vũ khí hiện nay, Washington đã tỏ ra linh hoạt hơn và Nhật Bản là đối tác được lựa chọn.

Muốn 'cứu nguy' kho vũ khí, Mỹ sẽ truyền 'ngón nghề' cho Nhật Bản?
Thủ tướng Kishida Fumio và Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel (ngoài cùng bên trái) gặp nhau trên siêu tàu sân bay USS Ronald Reagan bên lề Cuộc duyệt binh Hạm đội Quốc tế của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản gần Tokyo vào tháng 11/2022. (Nguồn: Reuters)

Thời điểm cần sự xoay chuyển

Một trong những nội dung gây chú ý trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác, mua sắm và bảo trì công nghiệp quốc phòng Nhật-Mỹ (DICAS) ngày 10/6 vừa qua là việc hai bên nhất trí thành lập nhóm công tác về sản xuất tên lửa chung.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ và Nhật Bản lại chọn thời điểm này cho một lĩnh vực hợp tác có nhiều điều phải bàn như vậy?

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 4 vừa qua đã nhất trí khởi động thỏa thuận về chương trình sản xuất tên lửa chung giữa hai nước, trong đó Mỹ là phía thúc đẩy chủ yếu.

Quân đội Mỹ hiện phải đối mặt với tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng do hỗ trợ quân sự cho Ukraine và Israel. Với sự hợp tác này, Nhật Bản sẽ góp phần bù đắp sự thiếu hụt về tên lửa trong kho vũ khí của quân đội Mỹ.

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sửa đổi “3 nguyên tắc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng” vào cuối năm 2023, đồng thời xuất khẩu tên lửa đánh chặn phòng không Patriot sang Mỹ.

Ba nguyên tắc này gồm các quy định của chính phủ liên quan đến xuất khẩu và phát triển chung quốc tế về thiết bị quốc phòng.

Theo đó, trong trường hợp Nhật Bản xuất khẩu thiết bị quốc phòng, quy định này ghi rõ: (1) Cấm chuyển giao cho các bên đang trong xung đột quân sự; (2) Việc chuyển giao phải góp phần vào hợp tác quốc tế và an ninh của Nhật Bản; (3) Bên tiếp nhận cần có sự đồng ý trước của Nhật Bản nếu muốn sử dụng cho các mục đích khác hoặc chuyển sang nước thứ ba.

Theo 3 nguyên tắc đã sửa đổi, Nhật Bản không thể trực tiếp đưa vũ khí tới các quốc gia hoặc khu vực có xung đột quân sự.

Tuy nhiên, Mỹ có thể bù đắp số vũ khí thiếu hụt trong kho sau khi đã cung cấp cho Ukraine và chỉ giữ lại sử dụng tại Mỹ. Điều này sẽ không chỉ giới hạn ở xuất khẩu mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất chung, qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ liên minh Nhật-Mỹ.

Nhật Bản cũng có lợi thế trong việc tăng cường chuỗi cung ứng của mình. Do môi trường an ninh ở Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn trong các vấn đề như Triều Tiên, Biển Đông. Tăng cường năng lực phòng thủ của Nhật Bản là vấn đề cấp bách và việc tăng cường sản xuất tên lửa sẽ là một trong những trụ cột răn đe.

Nhật Bản đã bắt tay vào củng cố nền tảng công nghiệp quốc phòng dựa trên 3 văn kiện liên quan đến an ninh được công bố vào cuối năm 2022 nhằm tăng cường khả năng răn đe, trong đó có Chiến lược An ninh quốc gia mới.

Rõ ràng, việc hợp tác sản xuất tên lửa với Mỹ dự kiến sẽ đóng vai trò làm tăng lợi nhuận cho các công ty nội địa liên quan quốc phòng. Hệ thống cung cấp sẽ được làm phong phú hơn và giúp củng cố năng lực hậu cần, kỹ thuật, trang bị của Nhật Bản trong trường hợp cần thiết.

Khó khăn nào cũng có thể tháo gỡ

Hiện tại, một số công ty Nhật Bản được xác định là có đủ năng lực sản xuất tên lửa theo đơn đặt hàng từ phía Mỹ, như Mitsubishi Heavy Industries, công ty hiện đang sản xuất theo giấy phép từ các gã khổng lồ quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và RTX (trước đây là Raytheon Technologies).

Trong khi đó, Kawasaki Heavy Industries sản xuất tên lửa chống tăng, còn Mitsubishi Electric sản xuất tên lửa đất đối không (SAM) tầm trung có thể bắn hạ tên lửa hành trình và máy bay. Toshiba cũng sản xuất SAM tầm ngắn.

Mitsubishi Heavy Industries cũng sẽ phát triển phiên bản cải tiến của tên lửa đất đối hạm Type 12, có khả năng phản công nhằm vào các bãi phóng tên lửa của đối phương và tên lửa lướt tốc độ cao để phòng thủ đảo. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không tiết lộ số lượng tên lửa có thể cung cấp hằng năm do liên quan đến bí mật quốc phòng về năng lực phòng thủ của quốc gia này.

Diễn đàn DICAS thảo luận về các loại tên lửa sẽ được cùng sản xuất.

Có ý kiến trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng sẽ rất khó để cùng nhau sản xuất những tên lửa chưa được sản xuất ở Nhật Bản.

Ngoài Patriot, các tên lửa mà Nhật Bản sản xuất theo giấy phép của Mỹ bao gồm tên lửa phòng không Sea Sparrow và Hawk cải tiến. Mỹ cũng cung cấp 2 loại này cho Ukraine và có thể sẽ là ứng cử viên cho việc hợp tác sản xuất với Nhật Bản trong thời gian tới.

Trọng tâm của việc hợp tác sản xuất sẽ là chuyển giao công nghệ từ phía Mỹ.

Mặc dù coi Nhật Bản là đồng minh nhưng Mỹ từ trước đến nay vẫn tỏ ra thận trọng trong việc chuyển giao công nghệ quan trọng.

Có thông tin cho rằng ngay sau khi giấy phép được cấp, hầu hết các linh kiện sẽ đều được sản xuất tại Nhật Bản.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho đến nay, trong việc sản xuất Patriot, một số linh kiện được nhập khẩu từ Mỹ và lắp ráp tại Nhật Bản. Điều này là do sản phẩm có chứa các thành phần hộp đen mà thông tin kỹ thuật không được Mỹ tiết lộ cho bên sản xuất.

Vào ngày 10/6, phát biểu trước báo giới, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel đã bày tỏ cách tiếp cận linh hoạt trong chuyển giao công nghệ, cho rằng để có thể đảm bảo tiến độ sản xuất chung và duy trì năng lực răn đe mạnh mẽ, vấn đề chính nằm ở các thủ tục chuyển giao công nghệ và đôi khi điều này có thể được thống nhất trong khuôn khổ làm việc song phương.

Một nội dung khác cũng được thảo luận là gánh nặng đối với các công ty tư nhân Nhật Bản đảm nhận sản xuất thiết bị quốc phòng theo hợp đồng hợp tác với Mỹ dù chính phủ Nhật Bản và Mỹ đồng ý rằng DICAS sẽ là dự án cùng có lợi, mang lại lợi ích cho cả hai bên.





Nguồn: https://baoquocte.vn/muon-cuu-nguy-kho-vu-khi-my-se-truyen-nghe-cho-nhat-ban-275306.html

Cùng chủ đề

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện, bao gồm cả việc chia tách Alphabet (công ty mẹ của Google). Các chính...

Gọi quan hệ với Nhật Bản ‘chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế’, Mỹ tự tin các kết quả bầu cử sẽ chẳng có...

Ngày 28/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố, liên minh lâu đời với Nhật Bản đã là yếu tố then chốt cho hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hàn Quốc sắp phóng vệ tinh trinh sát, Tổng công tố Ukraine từ chức, 45.000 quân Mỹ và Nhật Bản tập trận

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/10.

Nhật Bản giải tán Hạ viện, Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán Romania, EU mở cầu hàng không nhân đạo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/10.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành tinh khi sức khỏe cộng đồng gắn liền với chất lượng môi trường. Ngoài việc chú trọng triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ con người và trái đất, Takeda còn nỗ lực mang đến các liệu pháp dự phòng cho những bệnh truyền nhiễm đang gia tăng do biến đổi khí hậu, trong đó có vaccine chủng ngừa sốt xuất huyết.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

NATO mở văn phòng đại diện ở Kiev, “xích lại gần hơn nữa” với Ukraine

Ông Patrick Turner, người đứng đầu Văn phòng đại diện NATO ở Ukraine, ngày 5/11 đã đến Kiev và gặp ông Rustem Umerov, Bộ trưởng Quốc phòng nước này.

Cùng chuyên mục

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Mới nhất

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của...

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. ...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh...

Mới nhất