Trang chủKinh tếNông nghiệpMùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân...

Mùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân bắt cá đồng, có cá linh, cá rô, cá sặc rằn


9 giờ sáng, bỏ mấy tay lưới xuống vỏ lãi, anh Nguyễn Văn Sang (xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) hối tôi: “Lẹ lẹ lên, chút nắng gắt là da cháy đen bây giờ. 

Người thành phố hay sợ đen chứ nông dân như tụi tui sợ gì nữa!”. Anh cười giòn tan, còn tôi luống cuống bước xuống vỏ lãi.

Cuối tháng 7 Âm lịch, nước mấp mé đầu nguồn, lúc rảnh rỗi, anh Sang chạy vỏ lãi ra đồng giăng vài tay lưới, kiếm ít cá đồng về ăn. 

Mấy năm nay nước ít, cá, tôm cũng ít theo, dân đi giăng lưới như anh Sang không “có ăn” như những năm trước nhưng quen rồi, cứ nước về là người dân vùng nước nổi lại chuẩn bị lờ, lọp, vài tay lưới để đi giăng cá, không có nhiều thì cũng đủ bữa cơm.

Chiếc vỏ lãi lướt nhẹ trên con kênh Trung Ương được chừng 5 phút, đến ngã ba, anh Sang rẽ trái, vượt qua cửa cống đã được mở để vào nội đồng ấp Cả Bát, bắt đầu buổi giăng lưới. 

Theo anh Sang, đây là khu vực trũng, nước nhiều nên có thể giăng lưới, còn những nơi khác nước chưa quá đầu gối nên không thể giăng, mà có giăng thì cũng không có cá.

Mùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân săn bắt cá đồng, có cá linh, cá rô, cá mè - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Sang giăng lưới bắt cá đồng trên cánh đồng mùa nước nổi tại ấp Cả Bát, xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.

Đến điểm giăng lưới, anh Sang mở tay lưới đã chuẩn bị sẵn rồi ném một đầu tay lưới đã được cột chặt vào cái chai nhỏ xuống nước, tay anh mở lưới, chân thì đạp nước để chiếc vỏ lãi di chuyển. Tôi chỉ ngồi im trên chiếc vỏ lãi chòng chành.

Vừa thả lưới, anh Sang vừa kể, anh là Việt kiều Campuchia, từ nhỏ đã sống bên nước bạn, đến năm 2000 thì trở về An Giang lập gia đình rồi chuyển về sống tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) gần 20 năm nay. 

Mùa cạn, anh theo máy gặt đập liên hợp để bốc vác, mùa nước thì về nhà giăng lưới, cắt lục bình để bán kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Gắn bó với miền sông nước gần 20 năm, anh vẫn không có đất sản xuất, nền nhà mà gia đình đang ở cũng là của Nhà nước cho ở tạm.

Gần 20 năm ở Vĩnh Thạnh cũng là chừng ấy năm anh Sang “bén duyên” nghề giăng lưới. Ở vùng này thì mùa nước nổi thường bắt đầu từ cuối tháng 7 và kết thúc vào cuối tháng 10 Âm lịch. Lúc này, nước lên cao, cá, tôm về nhiều.

Khoảng thời gian trước năm 2010, giăng lưới được xem là nghề “hái ra tiền”, có ngày anh Sang giăng được vài chục kilôgam cá. Qua mỗi mùa nước nổi, anh “bỏ túi” sơ sơ cũng 60-80 triệu đồng. Còn những năm gần đây, nước ít, cá, tôm cũng không còn nhiều như trước nên có ngày giăng lưới từ tối hôm trước đến trưa hôm sau cũng chỉ được vài kilôgam cá, chỉ đủ ăn, không có để bán.

Giăng liên tiếp 2 tay lưới (mỗi tay dài khoảng 60m), anh Sang quyết định quay lại thăm lưới, thi thoảng một vài chiếc vỏ lãi, xuồng máy đi ngang í ới hỏi: “Có cá không?”, anh Sang nói với theo: “Chắc đủ bữa cơm trưa!”.

Mùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân săn bắt cá đồng, có cá linh, cá rô, cá mè - Ảnh 2.

Nhiều người dân ở các cánh đồng mùa nước nổi Long An cũng đã bắt đầu đặt lú, đặt dớn để bắt cá đồng mùa lũ.

Một vài con cá linh, cá rô đồng, cá mè vinh,… to cỡ 2-3 ngón tay dính lưới. Anh Sang từ từ tháo các mắt lưới: “Gặp cá rô dính lưới phải gỡ từ từ. 

Cá rô đồng nhiều vây, gỡ mạnh, lưới dễ bị rách, còn xước tay. Ở đây, nhiều dân chuyên nghiệp giăng lưới là bàn tay chi chít những vết xước”.

Gần 30 phút sau, anh Sang thăm xong 2 tay lưới, thu được hơn 2kg cá (cá linh, cá rô đồng, cá sặt rằn…) và cua đồng. 

Anh cho biết, thời điểm giăng lưới cá đồng lý tưởng là gần sáng hoặc cuối chiều. Người dân ở đây thường giăng lưới vào 4 giờ đến 7 giờ sáng thăm lưới hoặc chiều từ 3 đến 5 giờ. Còn thời điểm này đã gần trưa nên cá đồng không nhiều.

Quay vỏ lãi đưa tôi về, anh Sang nhìn lại cánh đồng nước như chọn chỗ để chiều quay lại giăng lưới. Anh Sang nói: “Nghề giăng lưới, đặt dớn, đặt lú,… chủ yếu nhờ mùa nước nổi nhưng những năm gần đây nước ít quá, có cá, tôm gì đâu, không biết mấy năm nữa nghề này có còn tồn tại không. Thôi thì nước về đem phù sa, sản vật thiên nhiên đến đâu thì người dân mừng đến đó!”.

Chia tay anh Sang, rời vùng nước nổi đầu mùa, tôi mang theo bao nỗi trăn trở và cả những hoài niệm của những người dân làm nghề giăng lưới bắt cá đồng về một mùa lũ đẹp đã qua.





Nguồn: https://danviet.vn/mua-nuoc-noi-long-an-ra-ruong-menh-mong-xem-nong-dan-bat-ca-dong-co-ca-linh-ca-ro-ca-sac-ran-20240914235057261.htm

Cùng chủ đề

Mực nước đầu nguồn miền Tây còn thấp, nguồn lợi thủy sản ít ỏi

Mùa nước nổi lạ lùng ở miền TâyNgư dân miền Tây cho hay năm nay đón mùa nước nổi ít bận rộn hơn vì mực nước tại các sông đầu nguồn thấp hơn so với cùng kỳ, nước lên đồng rất ít và muộn, nguồn thủy sản đánh bắt giảm. Nguồn:...

Long An ủng hộ 13,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào vùng lũ miền Bắc

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An cho biết đơn vị đã trích số tiền 13,5 tỷ đồng từ nguồn Quỹ cứu trợ, để ủng hộ đồng bào tại 22 tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).Số tiền này sẽ được chuyển đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phân bổ trực tiếp đến các tỉnh, thành phố Hải Phòng,...

Cá linh non gần 300.000 đồng/kg vẫn nườm nượp người mua

Ghi nhận của phóng viên tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Cần Thơ, thời điểm này, cá linh non đã được nhiều tiểu thương bày bán. Cá chưa làm được bán với giá từ 150.000 - 230.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Còn cá làm sạch thì giá bán khá cao từ 200.000 - 280.000 đồng/kg. Theo nhiều tiểu thương, do đầu mùa, cá ngọt và ngon nên rất hút khách.Bán hơn chục kg cá linh...

Nước lũ đang đổ về vùng Đồng Tháp Mười ở Long An, nông dân hối hả ra đồng đón thứ gì?

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Long An thu hoạch gần 110.000/222.124ha lúa Hè Thu 2024, năng suất ước đạt 5,75 tấn/ha, sản lượng 628.988 tấn. Lúa Thu Đông 2024 thu hoạch hơn 7.000/33.444ha, năng suất ước đạt 5,7 tấn/ha, sản lượng 40.363 tấn. Nhờ thời tiết...

Đến An Giang mùa nước nổi, nếm đặc sản cá linh non trứ danh

Nói đến mùa nước nổi, ai cũng nghĩ ngay đến cá linh. Khi con...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Nhiều trường đại học không tổ chức, không nhận hoa ngày khai giảng, chuyển hàng tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, TS Trần Đình Lý, hiệu phó Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay: "Theo kế hoạch sáng 17/9 trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Lễ Khai giảng là một sự kiện quan trọng, có...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cùng chuyên mục

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Mới nhất

Người dân lại chật vật nhích từng mét trên đường giữa cơn mưa lớn giờ tan tầm

TPO - Cơn mưa lớn vào giờ cao điểm chiều nay (16/9) khiến nhiều tuyến đường Hà Nội tắc cứng, người dân chật vật tìm đường về nhà. VIDEO: Giao thông Hà Nội chiều tối 16/9. ...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk...

Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh

Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình MinhNgày 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phan Văn Năm (đoạn từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Văn Thảnh) phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh. ...

Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness

Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness - Smart” giữa lòng Thủ đôNhu cầu về môi trường sống gần gũi với thiên nhiên đi cùng tiện ích, dịch vụ đa dạng, khép kín đang trở thành một xu thế. Hội tụ những tiêu chí của phân khúc bất động sản “Wellness - Smart”, The...

Bài viết của Tổng Bí thư về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư...

Mới nhất