Trang chủNewsThời sựMột Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hết lòng vì sứ mệnh...

Một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hết lòng vì sứ mệnh chung


Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc truyền tải đến quốc tế thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực hơn, chủ động và hiệu quả hơn vào công việc chung của Liên hợp quốc trong xử lý các thách thức toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia, ngày 7/9. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia, ngày 7/9. (Nguồn: TTXVN)

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 78 từ ngày 19-25/9, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc chia sẻ ý nghĩa của Khóa họp và những thông điệp của Việt Nam.

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của khóa họp lần thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) với tâm điểm là Tuần lễ cấp cao trong bối cảnh quốc tế hiện nay?

Tuần lễ cấp cao của ĐHĐ LHQ diễn ra tháng 9 hàng năm tại New York, Mỹ là sự kiện quốc tế quan trọng hàng đầu của đời sống chính trị quốc tế với sự tham dự đông đảo của Lãnh đạo cấp cao các quốc gia thành viên. Tuần lễ cấp cao năm nay ghi nhận số lượng Hội nghị cấp cao kỷ lục với 9 Hội nghị và sự tham dự của hơn 150 Nguyên thủ hoặc người đứng đầu Chính phủ. Có thể nói, Tuần lễ cấp cao là tâm điểm của ngoại giao đa phương ở cấp độ và tần suất hoạt động cao nhất.

Đáng chú ý, khóa họp ĐHĐ năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới ngày càng bị phân mảnh, chia rẽ, căng thẳng địa chính trị lên đến mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua, hợp tác giữa các quốc gia bị suy giảm vào đúng lúc thế giới đòi hỏi cần có sự thống nhất và đoàn kết quốc tế.

Tuần lễ cấp cao năm nay ghi nhận số lượng Hội nghị cấp cao kỷ lục với 9 Hội nghị và sự tham dự của hơn 150 Nguyên thủ hoặc người đứng đầu Chính phủ. Có thể nói, Tuần lễ cấp cao là tâm điểm của ngoại giao đa phương ở cấp độ và tần suất hoạt động cao nhất.

Trong khi đó, triển vọng kinh tế thế giới còn bấp bênh, đa phần các nước vừa dần phục hồi sau đại dịch, vừa phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết như lạm phát, nghèo đói, bất bình đẳng và thất nghiệp. Các hiện tượng thời tiết cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, thiên tai, mất mùa… diễn ra ngày càng thường xuyên, ảnh hưởng đến sinh kế và cuộc sống của người dân trên khắp các châu lục. Nếu không kịp thời có giải pháp chung, các thành quả của thế giới có thể bị đảo ngược sau hàng thập kỷ nỗ lực đạt được.

Những vấn đề này là thách thức chung đối với hoà bình, an ninh và phát triển của thế giới mà rõ ràng không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. Có thể nói sau tất cả những xung đột, cạnh tranh về lợi ích, LHQ vẫn là diễn đàn quan trọng để các quốc gia đối thoại nhằm thúc đẩy giải quyết các vấn đề chung mà cộng đồng quốc tế quan tâm. Từ khi thành lập cho đến nay, LHQ đã đóng góp rất lớn trong duy trì hoà bình, an ninh quốc tế cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm tạo dựng môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế thuận lợi, công bằng hơn, đề ra các chương trình, chiến lược nhằm thực hiện những mục tiêu chung (trong đó có thể kể đến các Mục tiêu Thiên niên kỷ-MDGs và Mục tiêu Phát triển bền vững-SDGs).

Chính vì vậy, Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78 đã xác định chủ đề bao trùm của Khóa họp lần này là “Xây dựng lại lòng tin và thúc đẩy đoàn kết toàn cầu: Tăng cường hành động về Chương trình Nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hòa bình, thịnh vượng, tiến bộ và bền vững cho tất cả mọi người”.

Tuần lễ cấp cao năm nay được kỳ vọng là dịp để các nước cùng tái khẳng định sự đoàn kết quốc tế, cam kết đối với chủ nghĩa đa phương trong đó LHQ có vị trí trung tâm, đồng thời chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm, định hình các tầm nhìn, chiến lược dài hạn và tìm kiếm các giải pháp hợp tác ứng phó với những thách thức chung như ngăn ngừa và chấm dứt chiến tranh, xung đột, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các thảo luận và quyết định của sự kiện cấp cao này có tác động lâu dài và sâu rộng đối với quan hệ quốc tế, hợp tác toàn cầu và thúc đẩy các mục tiêu chung. Các kết quả năm nay đã tạo nền tảng quan trọng cho hợp tác của thế giới trong giai đoạn mới.

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao sẽ có nhiều hội nghị cấp cao quan trọng khác như Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh SDGs, các Phiên họp cấp cao về y tế… Đây cũng là dịp để lãnh đạo các nước tham gia hàng trăm sự kiện, tiến hành tiếp xúc để bàn thảo về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng… Tiếp theo Tuần lễ cấp cao, các nước thành viên sẽ đi vào trao đổi cụ thể các vấn đề quốc tế, với một chương trình nghị sự phong phú và đa dạng trên 180 đề mục, cùng với đó là thương lượng tại nhiều tiến trình lớn chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sẽ diễn ra trong năm 2024.

Một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hết lòng vì sứ mệnh chung
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc.

Tiếp theo những dấu n và kết quả quan trọng tại các diễn đàn đa phương, năm vừa qua, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, có nhiều đóng góp cho công việc chung của LHQ, trong đó nổi bật là đảm nhiệm thành công vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77. Xin Đại sứ cho biệt những đóng góp cụ thể của Việt Nam trong cương vị này?

ĐHĐ LHQ là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có đại diện của tất cả 193 nước thành viên, có chức năng thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị, phát triển và pháp điển hoá luật quốc tế, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người, xét và phê chuẩn ngân sách của Liên hợp quốc…

Với tư cách là cơ quan có tính đại diện rộng rãi LHQ, vai trò và hoạt động của ĐHĐ LHQ ngày càng củng cố, toàn diện và bao trùm trên hầu hết các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các vấn đề cấp bách được cộng đồng quốc tế trông đợi.

Có thể thấy, Khóa 77 ĐHĐ LHQ vừa qua đã xử lý và hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn với chương trình làm việc có thể nói là bận rộn nhất trong nhiều năm qua. Tại gần 200 đề mục thuộc chương trình nghị sự, ĐHĐ Khóa 77 đã thông qua 339 nghị quyết và quyết định, trong khi số lượng cuộc họp năm 2022 tăng 66% so với năm 2021 (theo thống kê LHQ).

Đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm lớn đối với ta khi tham gia đầy đủ vào quá trình đề xuất, hoạch định những quyết định quan trọng của thế giới trên mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Để làm được điều này, kim chỉ nam của chúng ta là quán triệt các tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ.

Trên cơ sở đó, ở cương vị Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khoá 77, Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chúng ta đã tham gia sâu rộng, góp phần thúc đẩy ĐHĐ thông qua một chương trình nghị sự bao trùm mọi khía cạnh của đời sống quốc tế, tham gia đầy đủ vào quá trình đề xuất, hoạch định những quyết định quan trọng của thế giới.

Với tư cách Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ và là một thành viên có trách nhiệm của LHQ và mong muốn góp phần thực hiện đường lối đối ngoại và Chỉ thị 25 về nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam đã cùng một số nước đề xuất các sáng kiến, giải pháp trên nhiều vấn đề lớn của LHQ như đề cao luật pháp quốc tế, đại dương và luật biển, an ninh nguồn nước, trách nhiệm bảo vệ và phòng ngừa tội ác chống lại nhân loại, tiếp cận công lý bình đẳng, chuẩn bị cho các Hội nghị cấp cao trong lĩnh vực y tế, cải tổ hoạt động của ĐHĐ LHQ, báo cáo của Tổng Thư ký LHQ về hoạt động của tổ chức.

Nổi bật là Việt Nam đã chủ trì ĐHĐ LHQ thảo luận và thông qua Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu, các nghị quyết về việc tổ chức Phiên họp cấp cao về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh, bao phủ bảo hiểm y tế toàn cầu, bệnh lao, thúc đẩy các nội dung thảo luận tại Hội nghị của LHQ về Nước… Sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam đều nhằm đóng góp một cách cụ thể, thực chất vào công việc chung và các ưu tiên lớn của LHQ và cộng đồng quốc tế; đóng góp vào thúc đẩy hợp tác, đoàn kết quốc tế và tăng cường chủ nghĩa đa phương để ứng phó hiệu quả trước các thách thức toàn cầu nổi lên ngày càng gay gắt.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã hỗ trợ Chủ tịch ĐHĐ điều hành suôn sẻ và hiệu quả các công việc chung của LHQ, nhất là các sự kiện lớn cấp cao và các phiên họp quan trọng của ĐHĐ LHQ, điều phối và dẫn dắt quá trình thảo luận, thương lượng xây dựng các văn kiện, tiến trình mang tính định hướng chiến lược lâu dài của LHQ cho các năm tiếp theo. Việt Nam là nước được Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khoá 77 tín nhiệm, ủy quyền chủ trì điều hành nhiều cuộc họp của ĐHĐ.

Trong trao đổi, nhiều nước, đặc biệt các nước đang phát triển, đánh giá cao việc ta chủ động đề xuất các sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai công việc, đề cao đối thoại xây dựng để thu hẹp các khác biệt, tạo dựng đồng thuận và tiếng nói chung giữa các nước.

Cũng thông qua quá trình này, ta tranh thủ tăng cường kết nối, làm sâu sắc hơn quan hệ với LHQ, nhiều nước và đối tác, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm đa phương quý báu để chuẩn bị đảm nhiệm những trọng trách đa phương thời gian tới như Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 91, Hội đồng Bảo an.

Tiếp nối kết quả này, ta lần đầu tiên cử người làm việc cho Văn phòng Chủ tịch ĐHĐ khóa 78. Đây là bước quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa chủ trương đưa người vào làm việc tại LHQ và các tổ chức quốc tế trong thời gian tới.

Trong bảy năm qua, Việt Nam đã triển khai Chương trình hành động quốc gia để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các SDG trên khắp cả nước với sự tham gia của mọi thành phần trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững được đưa ra vào năm 2015 với 17 Mục tiêu phát triển bền vững, nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới hòa bình, thịnh vượng và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Mặc dù tất cả các nước, các cơ quan LHQ và các bên liên quan khác đều ghi nhận tầm quan trọng của việc thực hiện Chương trình nghị sự, ở thời điểm một nửa chặng đường đã qua, tất cả các SDG đang chậm tiến độ và đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành đúng hạn.

Trước tình hình đó, Hội nghị Thượng đỉnh SDG tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Khóa họp 78 ĐHĐ LHQ năm nay là sự kiện quan trọng để huy động ý chí chính trị, cam kết mạnh mẽ của Lãnh đạo cấp cao các nước nhằm đưa việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 trở lại đúng quỹ đạo.

Trong 7 năm qua, Việt Nam đã triển khai Chương trình hành động quốc gia để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các SDG trên khắp cả nước với sự tham gia của mọi thành phần trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Việt Nam đã đạt được những tiến triển rõ rệt, đáng chú ý nhất là trong xóa nghèo, đảm bảo nước sạch và vệ sinh, tiếp cận giáo dục chất lượng, đảm bảo bao phủ y tế phổ quát, tạo việc làm và tăng cường bao phủ của hệ thống an sinh xã hội, công nghiệp hóa, đổi mới và xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hòa bình, công lý và hoàn thiện thể chế.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn trong thực hiện SDG, tăng cường đầu tư công và tư nhân và hợp tác quốc tế. Đáng chú ý là Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ lời kêu gọi của Tổng Thư ký và sẽ ban hành Cam kết quốc gia của Việt Nam về chuyển đổi SDGs với ưu tiên chuyển đổi và đầu tư trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần thực hiện nguyên tắc “không ai bị bỏ lại phía sau”. Điều này thể hiện vai trò tích cực và tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc của Việt Nam trong triển khai các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững.

Thực tế trong thời gian qua, cộng đồng quốc tế luôn ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc triển khai SDG. Tháng 7/2023, trong khuôn khổ Diễn dàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc, phần trình bày Báo cáo tự nguyện của Việt Nam về việc thực hiện SDG đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế, trong đó bày tỏ ghi nhận kết quả của Việt Nam trong triển khai thực hiện SDG thời gian qua.

Các cơ quan LHQ đánh giá Việt Nam là hình mẫu trong thúc đẩy phát triển bền vững và mong muốn Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt với các nước khác trong quá trình triển khai. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các nước và các tổ chức quốc tế, đóng góp vào nỗ lực chung nhằm đạt được các SDG đúng hạn, tiếp nối các kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trước đây.

Xin Đại sứ cho biết thông điệp mà Việt Nam mong muốn gửi gắm khi tham dự Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ lần này?

Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 78, phát biểu trước toàn thể Đại hội đồng và một số Hội nghị đa phương cấp cao quan trọng cùng nhiều hoạt động, trao đổi, tiếp xúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Qua tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 và các hoạt động liên quan khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam đến quốc tế về một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực hơn, chủ động và hiệu quả hơn vào công việc chung của LHQ trong xử lý các thách thức toàn cầu.

Sự tham gia của Đoàn Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tại các sự kiện lớn của LHQ trong năm nay thể hiện ở cấp cao nhất cam kết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng tích cực đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển bền vững.

Qua tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 và các hoạt động liên quan khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam đến quốc tế về một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực hơn, chủ động và hiệu quả hơn vào công việc chung của LHQ trong xử lý các thách thức toàn cầu.

Thông qua các hoạt động này, chúng ta tiếp tục góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII về đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, với mục tiêu cao nhất là duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tạo các điều kiện thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đồng thời, ta tiếp tục khẳng định vai trò thành viên có trách nhiệm, chủ động tham gia, đóng góp cụ thể và thực chất vào công việc chung, các ưu tiên lớn của LHQ và cộng đồng quốc tế; chia sẻ những bài học, ý tưởng và giải pháp của Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác, đoàn kết quốc tế và tăng cường chủ nghĩa đa phương để ứng phó hiệu quả trước các thách thức toàn cầu, các vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt. Cụ thể là:

Thứ nhất, khẳng định triết lý và quan điểm xuyên suốt của Việt Nam luôn lấy con người là trung tâm, là động lực của mọi quyết sách và đây cũng chính là nguyên tắc định hướng mà LHQ luôn phấn đấu theo đuổi. Đây là tiền đề để Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, thực hiện hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam cũng đang đóng góp cho công việc và mục tiêu chung của LHQ theo hướng này.

Thứ hai, trong bối cảnh suy giảm niềm tin giữa các quốc gia và hợp tác đa phương gặp nhiều thách thức, trở ngại, Việt Nam kêu gọi củng cố lòng tin và tăng cường đoàn kết, trách nhiệm quốc tế.

Về phần mình, Việt Nam đang tham gia và tái khẳng định tích cực triển khai các cam kết quốc tế, sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của quốc gia thành viên trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam đang tiếp tục chủ động và mở rộng quy mô tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ góp phần ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình ở các điểm nóng ở châu Phi; tích cực chuyển đổi năng lượng, nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); đề cao luật pháp quốc tế, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, tìm giải pháp cho các cuộc xung đột và tranh chấp; đang đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Uỷ ban Luật pháp quốc tế 2023-2027, Hội đồng Chấp hành UNESCO 2021-2025, Ủy ban Liên chính phủ Công ước Di sản phi vật thể 2022-2026…

Thứ ba, ta cũng đã đề cao sự tham gia của ta một cách hiệu quả, đóng góp vào vào nâng cao vai trò của LHQ, xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở luật pháp và các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung nhằm bảo đảm duy trì hòa bình, tạo điều kiện cho phát triển bền vững và công bằng.

Trong quá trình đó, ta cũng tham gia nhiều sáng kiến, giải pháp vừa gắn với ưu tiên của đất nước vừa gắn với quan tâm chung của LHQ và cộng đồng đồng quốc tế như thúc đẩy Nghị quyết của LHQ về ý kiến tư vấn của ICJ về nghĩa vụ của các nước đối với biến đổi khí hậu. Dấu ấn và sự hiện diện của Việt Nam ngày càng rõ nét hơn qua 2 lần đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Bảo an LHQ trong hai nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021; Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và 2023-2025, Hội đồng Kinh tế xã hội của LHQ (ECOSOC) 2016-2018, tham gia vào những cơ chế điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), 2 lần đảm nhiệm vị trí thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ và mới đây nhất là Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu phát triển, cải tổ hệ thống LHQ ở Việt Nam…

Chuyến thăm Việt Nam của TTK LHQ Antonio Guterres nhân dịp 45 Việt Nam gia nhập LHQ năm 2022 là minh chứng sinh động của những kết quả này và tầm cao mới của mối quan hệ Việt Nam-LHQ.

Những thành quả, dấu ấn đó là cơ sở để chúng ta tự hào và tin tưởng rằng Việt Nam ngày nay không chỉ thực sự nghiêm túc, sẵn sàng là đối tác tin cậy, xây dựng, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế mà còn đủ năng lực chuyên môn, nguồn lực và có đội ngũ cán bộ đa phương gánh vác được các trọng trách, xứng tầm với vị thế mới của đất nước.

Nhân dịp này, đoàn Việt Nam cũng sẽ tận dụng hiệu quả các hoạt động trong Tuần lễ cấp cao để làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ song phương, đặc biệt là nâng tầm, tạo đan xen lợi ích dài hạn trong quan hệ với các đối tác lớn, trong đó có Hoa Kỳ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Liên hợp quốc sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cho người dân Syria

(CLO) Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria, ông Geir Pedersen cho biết Liên hợp quốc cam kết cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho người dân Syria, khi gặp thủ lĩnh phiến quân Syria Ahmed Al-Sharaa và Thủ tướng tạm quyền Mohammad al-Bashir tại Damascus vào thứ Hai....

Việt Nam kêu gọi các quốc gia tuân thủ đầy đủ UNCLOS

Trong các ngày 10 - 12/12 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã tổ chức phiên thảo luận toàn thể thường niên về đại dương và luật biển, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực với sự tham dự của đông đảo đại diện các quốc gia thành viên LHQ và nhiều tổ...

Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

  Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại buổi lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ngày 12.12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử...

Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn tại Gaza

Ngày 11/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên họp khẩn cấp đặc biệt để thảo luận về tình hình xung đột và khủng hoảng nhân đạo tại Gaza Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt phát biểu tại phiên họp (Ảnh: TTXVN). ...

Chuyên gia Malaysia: Việt Nam rất tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhà nghiên cứu lịch sử Enzo Sim Hong Jun – Viện nghiên cứu Penang đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong đó khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Tư lệnh Bộ chỉ huy Tình báo Quốc phòng Hàn Quốc, Thiếu tướng Moon Sang-ho đã bị bắt giữ ngày 20/12 với cáo buộc có vai trò quan trọng trong việc ban bố lệnh thiết quân luật đêm 3/12.

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay biến động trên toàn quốc. Khảo sát mới nhất cho thấy, heo hơi tại ba miền đang có giá dao động từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.

Đăng xuất tài khoản TikTok đơn giản không phải ai cũng biết

Bạn muốn đăng xuất tài khoản TikTok của mình vì nhiều lý do như bảo mật thông tin, chuyển đổi tài khoản hoặc tạm thời ngưng sử dụng. Hãy khám phá ngay cách đăng xuất tài khoản TikTok trên điện thoại và máy tính một cách dễ dàng trong bài viết dưới đây.

Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được “săn lùng”, chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 dự báo sẽ tăng 4% so với niên vụ trước, đạt 174,855 triệu bao, với sản lượng cà phê arabica tăng 1,5% lên 97,845 triệu bao và sản lượng cà phê robusta tăng 7,5% lên 77,01 triệu bao, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Số dự án đầu tư tăng hơn 50%, yếu tố đang giúp Campuchia hút vốn FDI từ khắp thế giới?

Nền kinh tế đang phát triển và môi trường kinh doanh thân thiện của Campuchia đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

Bình Định: Tập huấn dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê

Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số....

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. ...

Làm tốt công tác tư tưởng khi hợp nhất Bộ Lao động

(NLĐO)- Bộ Nội vụ cho biết cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác ...

Ít nhất 25 người Palestine thiệt mạng do không kích của Israel

(CLO) Ít nhất 25 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza vào ngày thứ Sáu, theo thông tin từ các nhân viên y tế. ...

Đổi thay ở Ya Xiêr

Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào...

Mới nhất

Viettel tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ

DNVN - Ngày 19/12, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với công ty Advanced Business...

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. ...

Hàng nghìn người dân xếp hàng từ tờ mờ sáng vào xem Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 21/12, tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tổ chức tại sân bay Gia Lâm ( quận Long Biên, Hà Nội), hàng nghìn người dân xếp hàng từ sáng sớm, nhiều người phải đi từ...

Làm tốt công tác tư tưởng khi hợp nhất Bộ Lao động

(NLĐO)- Bộ Nội vụ cho biết cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp...

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm

GĐXH - Người phụ nữ không tin vào kết quả khám sức khỏe của mình sau 1 năm kiên trì ăn 1 quả trứng luộc vào mỗi buổi sáng. ...

Mới nhất

Đổi thay ở Ya Xiêr