Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMột ngành dạy 'học ăn, học nói, học gói, học mở'

Một ngành dạy ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’


Tiếng Việt khó nhưng thú vị

Sinh sống ở Việt Nam được 4 năm, Yuichiro Konaka (sinh viên người Nhật năm 4, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết tiếng Việt khó nhưng thú vị.

“Đối với người Nhật, phát âm tiếng Việt rất khó vì có 6 thanh điệu và nhiều nguyên âm. Trong khi, tiếng Nhật không có thanh điệu và chỉ có 5 nguyên âm”, Yuichiro Koana chia sẻ.

Bên cạnh đó, nam sinh viên cũng cho biết, đã có cơ hội đi nhiều nơi từ miền Bắc đến đồng bằng sông Cửu Long và yêu thích du lịch Việt Nam vì mỗi nơi có văn hóa và đặc sản khác nhau.

Đến học tập theo diện hiệp định 2023, P’pok Thinkasang (lưu học sinh người Lào, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho hay, môi trường học tập ở đây rất tốt, giáo viên chú trọng giảng dạy, phương pháp rất khác so với học ở Lào.

“Tôi đến đây để trao đổi kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, cách làm việc và học hỏi nhiều điều từ Việt Nam. Việt Nam phát triển hơn Lào nên rất thích hợp để học tập”, P’pok Thinkasang chia sẻ.

Ngành học không chỉ dành cho người nước ngoài

Bên cạnh việc giúp người nước ngoài giao tiếp, học tập về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam, ngành còn mở rộng tuyển sinh viên người Việt với nhiều cơ hội công việc.

Là khóa đầu tiên dành cho người Việt Nam, Lê Uyển Quỳnh (sinh viên năm 3, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ, sinh viên hay đùa với nhau rằng theo ngành Việt Nam học là “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

“Chúng tôi được học về sân khấu truyền thống, ẩm thực, trang phục Việt Nam, được tiếp xúc với các nghệ nhân, tự tay chuẩn bị các món ăn đặc trưng của các vùng miền”, Quỳnh cho biết.

Nữ sinh viên cho hay, khoa có lễ hội khoa Việt Nam học để giao lưu văn hóa giữa các sinh viên với nhiều gian hàng đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Lào…

“Khi giới thiệu các trò chơi dân gian đến sinh viên nước ngoài, họ đều hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, hình ảnh đó khiến tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc”, Quỳnh nói.

Muốn được nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử của đất nước, Võ Xuân Nghĩa (sinh viên năm 3, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) đã “bén duyên” với ngành.

Lan tỏa bản sắc Việt với ngành Việt Nam học - Ảnh 1.

Xuân Nghĩa tại lễ hội khoa Việt Nam học

“Trong quá trình học, tôi được đi thực tế, tham quan tại Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh, lăng Ông Bà Chiểu… Đó không đơn thuần là đến để nghe, nhìn mà còn để ‘chạm’ vào các giá trị cốt lõi, hiểu để nghiên cứu”, Nghĩa chia sẻ.

Tuy nhiên, một số sinh viên theo ngành cũng gặp định kiến như “Việt Nam học là ngành gì?”, “Học về cái gì, ra trường công việc như thế nào?”.

Định hướng theo lĩnh vực du lịch, Kim Anh (sinh viên năm 2, ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho hay, đây là ngành khá xa lạ với nhiều người nhưng khi tìm hiểu thì rất thú vị, được trau dồi thêm về văn hóa Việt Nam, có cơ hội tiếp xúc với bạn bè nước ngoài, phát triển bản thân.

Trước những định kiến, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương, Phó trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhấn mạnh, người Việt Nam vẫn cần học tập, nghiên cứu Việt Nam học để biết trân quý, gìn giữ và phát huy bản sắc Việt Nam trên mọi phương diện: văn hóa, ngôn ngữ, xã hội, lịch sử… quảng bá nâng cao vị thế hình ảnh đất nước ra thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thầy Phương cho hay, số lượng sinh viên Việt Nam ổn định từ 50-60 sinh viên/năm. “Theo chủ trương của lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM về việc mở rộng đối tượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước, từ năm 2021, nhà trường bắt đầu tuyển sinh bậc cử nhân ngành Việt Nam học cho người Việt Nam. Đến nay, qua 3 khóa tuyển sinh, khoa đang có khoảng 180 sinh viên người Việt Nam theo học”, tiến sĩ Phương thông tin.

Lan tỏa bản sắc Việt với ngành Việt Nam học - Ảnh 2.

Lễ hội với nhiều gian hàng ẩm thực, là dịp sinh viên gặp gỡ giao lưu với bạn bè quốc tế, rèn luyện ngoại ngữ

2 định hướng cơ hội việc làm

Tiến sĩ Hoàng Phương chia sẻ, do nguồn tuyển sinh trong nước dồi dào, ngành đang chú trọng đào tạo sinh viên Việt Nam theo 2 định hướng: du lịch và Việt ngữ học; Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế.

“Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các ngoại giao đoàn, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trường ĐH, tập đoàn kinh tế, giáo dục, văn hóa, trở thành chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các đơn vị văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam hoặc những nước có mối quan hệ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, ngoại giao với Việt Nam”, tiến sĩ Phương nói.

Theo tiến sĩ Hoàng Phương, trong khóa học, sinh viên sẽ có 1 đợt đi thực tế và 1 đợt đi thực tập tại các cơ sở, doanh nghiệp, thực hành tìm hiểu về văn hóa-lịch sử, về những làng nghề truyền thống, đời sống ẩm thực, nét sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Tiến sĩ Hoàng Phương cho biết, hiện nay việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang phát triển mạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài. Hàn Quốc đã đưa tiếng Việt vào giảng dạy ở phổ thông và là 1 trong 5 ngoại ngữ thi ĐH. Kiều bào người Việt ở nước ngoài cũng có nhu cầu học tiếng Việt và tìm hiểu cội nguồn văn hóa Việt Nam.

Theo tiến sĩ Phương, sinh viên nước ngoài theo học mỗi năm trung bình 30-40 em nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên số lượng giảm mạnh chỉ còn khoảng 10 sinh viên mỗi năm.



Source link

Cùng chủ đề

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đảm bảo công bằng giữa các tổ hợp xét tuyển

  Thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sáng ngày 31/10 tại TP.HCM. Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, số lượng thí sinh ngày càng tăng, dự báo tiếp tục mỗi năm sẽ...

Một số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam học tập, vì sao?

Không chỉ chào đón người học từ Việt Nam, một số nước còn chú trọng hỗ trợ sinh viên bản địa đến Việt Nam học tập, thực tập... để hiểu thêm về văn hóa và con người.   Phụ huynh và học sinh tìm hiểu về cơ hội du học New Zealand trong một hội thảo mới đây tại TP.HCM do chính phủ nước này tổ chức ẢNH: NGỌC LONG Trở thành điểm đến giáo dục quốc tế tại khu vực Đông Nam Á là...

Canada siết chặt tiếp nhận sinh viên nước ngoài, tác động không nhỏ tới lưu học sinh Việt Nam

Việc Chính phủ Canada siết chặt việc tiếp nhận sinh viên nước ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên Việt Nam, nhưng trong đó cũng có những cơ hội nếu có lựa chọn phù hợp.

Những cửa ô- chứng tích lịch sử của Thủ đô

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tới dự, phát biểu và cắt băng khai mạc trưng bày. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do...

Set đồ đồng bộ, điểm nhấn cho phong cách mùa đông

Sự dễ dàng, thuận tiện, vừa tiết kiệm thời gian vừa nhanh đạt đến chuẩn mực của cái...

Ukraine tự sản xuất 100 tên lửa đầu tiên, dự báo chiến sự leo thang

Ukraine tuyên bố đã sản xuất được 100 tên lửa nội địa đầu tiên, trong khi ước tính số đạn pháo do Nga sản xuất nhiều hơn 30% so với tất cả các nước Liên minh châu Âu cộng lại. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Giao xe máy cho trẻ: Quyết định cân não

Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón? * Cô Hà Thị Kim Sa (chủ tịch hội đồng trường kiêm hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà, TP.HCM):Đầu tư xe đưa đón học sinhDịch vụ đưa...

Lan tỏa văn hóa sẻ chia

Làn sóng ủng hộ nghệ sĩ trong nước của giới trẻ đang bùng nổ, thể hiện qua các hoạt động bài bản, quy mô ...

Hải Phòng dành gần 1,4 tỷ đồng để biểu dương 139 học sinh, sinh viên tiêu biểu

TP Hải Phòng dành gần 1,4 tỷ đồng để khen thưởng các học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024. Tối 9/11, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo), UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024. Tại buổi lễ, thành phố tuyên dương, khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu. Trong đó,...

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. Tối 9-11, tại quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh nhân Văn hóa Trạng Trình...

‘Đều như vắt chanh’ hay ‘đều như vắt tranh’ mới chuẩn thành ngữ?

Dù là câu thành ngữ quen thuộc, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại tỏ ra băn khoăn, phân vân không biết "đều như vắt chanh" hay "đều như vắt tranh" mới đúng chính tả. Theo các chuyên gia, câu thành ngữ này thường được sử dụng để mô tả sự đều đặn, lặp lại trong một hành động hoặc sự việc nào đó. Vậy theo bạn, đâu mới là bản...

Mới nhất

Bất ngờ với bóng đèn 16 triệu màu, tiết kiệm điện tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Gian hàng Signify thu hút đông đúc khách tham quan tại ngày hội Việt Nam Xanh với dàn bóng đèn triệu sắc màu. Đặc biệt, các sản phẩm bóng đèn tại ngày hội được giảm giá đến 50% nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững. ...

Nà Tăm hướng đến giảm nghèo bền vững

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân,...

Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân bất ngờ từ chế độ ăn

Bác sĩ điều trị cho bà Tống giải thích: "Tình trạng của bà có liên quan đến chế độ ăn kiêng tiêu cực mà bà thường áp dụng mỗi ngày". ...

Ca sĩ Thanh Hương đưa chuyện tình Chí Phèo

Sau khi tham gia chương trình “Sàn chiến giọng hát 2024", Thanh Hương quyết định đánh dấu mốc mới trên con đường ca hát chuyên nghiệp với MV “Chuyện của Chí...

Ngăn chặn ngộ độc rượu dịp cuối năm

Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, hoặc rượu tự nấu không được kiểm định an toàn đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, hoặc rượu tự nấu không được kiểm định...

Mới nhất