Trang chủPolitical ActivitiesMột mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam


Hội nghị Geneve 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương – Ảnh tư liệu



Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Hiệp định Geneve

Cuối năm 1953, trước những chuyển biến mạnh mẽ trên cục diện chiến trường ở Đông Dương, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và toàn Đông Dương. Trả lời phỏng vấn của một nhà báo Thụy Điển ngày 26/11/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó” và “cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”[1].

Ngày 8/5/1954, đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hội nghị Geveve bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp với 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn, Hiệp định Geneve đã được ký vào ngày 21/7/1954. Cùng với bản Tuyên bố về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương và Hiệp định đình chiến ở Đông Dương, bản Hiệp định đình chiến ở Việt Nam đã khẳng định độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Đông Dương, xác định các giới tuyến quân sự chỉ có tính tạm thời và mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thực hiện thống nhất đất nước, v.v…

Trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geveve thành công” ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Hội nghị Geveve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”[2]. Quả thực, nếu trong Hiệp định Sơ bộ năm 1946, Pháp chỉ công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, thì với Hiệp định Geveve, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước tham dự Hội nghị Geveve thừa nhận. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý rất quan trọng để Nhân dân ta đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong công cuộc giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước sau này.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Geneve đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta cũng như chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam. Với ý nghĩa đó, Hiệp định đã mở ra thời kỳ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Thắng lợi tại Hội nghị Geneve bắt nguồn từ đường lối cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ khát vọng hòa bình cháy bỏng, chủ nghĩa yêu nước cùng bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hiệp định Geneve là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 và tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cùng với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneve 1954 là một mốc son lịch sử của ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Hội nghị Geneve đã tôi luyện nên những nhà lãnh đạo đồng thời cũng là những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh như các đồng chí Phạm Văn Đồng, Tạ Quảng Bửu, Hà Văn Lâu và nhiều cán bộ ngoại giao ưu tú khác. Nhìn lại 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, chúng ta biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cách mạng tiền bối cũng như sự hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chúng ta luôn ghi nhớ tình đoàn kết trong sáng và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp, dành cho Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Do đó, Hiệp định Geneve không chỉ là thắng lợi của Việt Nam, mà còn là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương và cũng là thắng lợi của các dân tộc bị áp bức trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng với chiến thắng Điện Biện Phủ, Hiệp định Geneve đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh vì hòa bình và độc lập dân tộc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Từ năm 1954 – 1964, có tới 17 trong 22 thuộc địa của Pháp đã giành độc lập; riêng năm 1960 có tới 17 nước ở Châu Phi tuyên bố độc lập.

Những bài học trường tồn với nền ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Trước hết, đó là bài học về kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia – dân tộc. Quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Geveve cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn giá trị của nguyên tắc độc lập, tự chủ trong các vấn đề quốc tế. Bởi các quốc gia đều vì lợi ích của mình, nên chỉ có kiên định độc lập, tự chủ mới giúp chúng ta giữ vững thế chủ động và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc.

Thứ hai, bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, gắn kết đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế để tạo nên “một sức mạnh vô địch”. Bên cạnh phát huy tối đa sức mạnh ngọn cờ chính nghĩa và khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta đã có chủ trương đúng đắn về không ngừng mở rộng đoàn kết quốc tế, trước hết là đoàn kết với Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Thứ ba, bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song cơ động, linh hoạt sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, sách lược của ta thì linh hoạt”[3], trong đàm phán và thực thi Hiệp định Geveve, cái gốc “bất biến” là Việt Nam độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đến Hiệp định Paris 1973 sau này. Còn “vạn biến” là trong lúc chưa thể thực hiện được trọn vẹn mục tiêu cuối cùng, có thể linh hoạt và biến hóa trong sách lược để rồi từng bước tiến tới đạt được mục tiêu bất biến. Đó là một phương pháp và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta; đồng thời, thể hiện bản sắc “cây tre Việt Nam” của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, “gốc vững”, “thân chắc”, “cành uyển chuyển”.

Thứ tư, bài học về coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, “biết mình”, “biết người”, “biết thời”, “biết thế” để từ đó “biết tiến”, “biết thoái”, “biết cương”, “biết nhu”. Đây là bài học sâu sắc, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay đang trải qua những biến động lớn, phức tạp và khó lường, càng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo tình hình thế giới, nhất là chuyển động của các xu hướng lớn, điều chỉnh chiến lược, chính sách của các đối tác, trên cơ sở đó chủ động có đối sách phù hợp với từng đối tác, từng vấn đề.

Thứ năm, bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hoà bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế. Cùng với quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, Đảng ta đã chủ trương dùng biện pháp đàm phán hoà bình để chấm dứt chiến tranh, từ đó đã mở hướng đi tới một cuộc đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương. Dù có thể có góc nhìn khác nhau, song không thể phủ nhận Hội nghị Geneve đã để lại một bài học mang tính thời đại về giải quyết bất đồng và xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay đang diễn ra nhiều xung đột phức tạp.

Thứ sáu, bài học bao trùm là sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta nói chung và mặt trận ngoại giao nói riêng. Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, mở ra mặt trận ngoại giao chủ động tiến công, phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các mặt trận chính trị, quân sự để tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cao nhất lợi ích dân tộc.

Những bài học nổi bật nói trên cùng nhiều bài học quý báu khác từ Hiệp định Geneve đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong suốt quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay. Trong gần 40 năm tiến hành Đổi mới, chúng ta luôn nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn này, đến nay nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước. Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, ASEAN, WTO, APEC, ASEM…; đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do, tạo nên một mạng lưới liên kết kinh tế rộng mở với khoảng 60 nền kinh tế trên thế giới.

Phát huy các bài học của Hiệp định Geveve và truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam, toàn ngành ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm xây dựng nền ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

 

———–

[1] NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, 2011, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8, trang 340.

[2] NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, 2011, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9, trang 1.

[3]NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, 2011, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8, trang 555.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ...

Ngày 08/11/2024, tại tỉnh Hà Nam, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030. Thứ trưởng Trương Hải Long dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. ...

Hai show ‘đạp gió rẽ sóng’ đưa Phú Quốc thành điểm hot du lịch cuối năm

Từ tháng 11, hai show trình diễn nghệ thuật kết hợp thể thao mạo hiểm với Jetski & Flyboard sẽ đổ bộ thị trấn Hoàng Hôn (Phú Quốc), mở đầu cho loạt show diễn “bom tấn” mùa lễ hội cuối năm tại đảo Ngọc. Dự kiến từ tháng 11, show trình diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm hút khách từng trở thành hiện tượng “cháy vé hàng đêm” tại Đà Nẵng trong mùa hè vừa qua sẽ trở lại...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Thứ trưởng Trương Hải Long tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia Hàn Quốc

Ngày 07/11/2024, tại trụ sở Bộ,Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đã có buổi tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia (NHI) Hàn Quốc do ông KIM Chae Hwan, Chủ tịch Viện NHI làm trưởng đoàn nhân chuyến công tác của đoàn tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp Đoàn công tác Viện...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh – gọn – mạnh, hiệu năng – hiệu lực

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đây là một trong những yếu tố then chốt đưa Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành người cầm lái vĩ đại, người thuyền trưởng tinh anh đưa con thuyền cách mạng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ...

Ngày 08/11/2024, tại tỉnh Hà Nam, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030. Thứ trưởng Trương Hải Long dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. ...

Thứ trưởng Trương Hải Long tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia Hàn Quốc

Ngày 07/11/2024, tại trụ sở Bộ,Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đã có buổi tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia (NHI) Hàn Quốc do ông KIM Chae Hwan, Chủ tịch Viện NHI làm trưởng đoàn nhân chuyến công tác của đoàn tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp Đoàn công tác Viện...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh – gọn – mạnh, hiệu năng – hiệu lực

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đây là một trong những yếu tố then chốt đưa Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành người cầm lái vĩ đại, người thuyền trưởng tinh anh đưa con thuyền cách mạng...

Lễ công bố và trao quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn phòng Bộ

Sáng ngày 06/11/2024, tại trụ sở Bộ, Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn phòng Bộ đối với ông Đinh Tiến Dũng – Chuyên viên chính Phòng Kế toán – Tài vụ giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn...

Tập huấn kiến thức, kỹ năng cho công chức cấp sở, ngành làm công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên...

Sáng ngày 04/11/2024, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Nội vụ khai mạc Lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cho công chức cấp sở, ngành làm công tác xây dựng nông thôn mới. PGS. TS. Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã đến dự và phát biểu khai mạc Lớp tập huấn. Thứ trưởng Bộ Nội...

Bài đọc nhiều

Việt Nam mong muốn USAID và WWF tiếp tục hỗ trợ phát triển bền vững ngành lâm nghiệp

Toàn cảnh buổi làm việc Trong thời gian qua, hợp tác giữa Bộ NN-PTNT và USAID đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần vào phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong 5 năm trở lại đây, USAID đã tài trợ hàng trăm triệu USD cho Bộ NN-PTNT và các địa phương của Việt Nam thông qua các chương trình, dự án, trong đó lĩnh vực lâm nghiệp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thích...

Lãnh đạo Bộ GDĐT làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên

Ngày 9/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường chủ trì buổi làm việc. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy...

Trình dự thảo Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội nội dung tóm tắt tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo. ...

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11. Có trò phải có...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Phương trả lời vấn đề được nhà báo nêu liên quan đến kế hoạch giải ngân đầu tư công

(MPI) - Chiều ngày 09/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tham gia bàn chủ tọa Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024 và trả lời vấn đề được nhà báo nêu liên quan đến giải pháp mang tính đột phá hơn để có thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. ...

Cuộc trình diễn lớn của ngành công nghiệp …

Theo ban tổ chức, Vietnam Foodexpo 2024 có quy mô lớn với trên 500 gian hàng của gần 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành của Việt Nam và gần 20 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Bỉ, Trung Quốc, Estonia, Italy, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ba Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Nga…Vietnam Foodexpo 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các ngành hàng chính như: Rau quả (tươi, sấy...

Hội chợ xúc tiến thương mại

Nghị thức cắt băng khai mạc Hội chợ. (Ảnh: Báo Trà Vinh)Hội chợ diễn ra từ ngày 09 - 15/11, với quy mô 300 gian hàng của 165 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia; trong đó, có 9 trung tâm xúc tiến thương mại, khuyến công của các tỉnh, thành cả nước đăng ký 20 gian hàng.Hội chợ được chia thành 7 khu gồm: tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đông Nam...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục và tăng cường dạy học tiếng Việt tại Hungary

Sau chuyến thăm và làm việc tại Ba Lan, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hungary. ...

Luật Đầu tư công sửa đổi

(MPI) - Ngày 06/11/2024, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Theo chương trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. ...

Mới nhất

Agribank – Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024

Chiều 10/11/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ tư năm 2024 và Chương trình xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2024 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực thi tốt văn hóa kinh doanh, đáp ứng...

Dự thảo Luật Nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, nhiều ĐBQH cho rằng, chính sách nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm. ...

Bảo hiểm VietinBank tung khuyến mại lên tới 30% nhân kỷ niệm thành lập

Nhân kỷ niệm 16 năm thành lập, từ ngày 1/11, Bảo hiểm VietinBank - VBI triển khai chương trình "Bảo hiểm giá tốt - Chốt là an tâm" với mức ưu đãi lên đến 30% khi mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, cùng cơ hội nhận quà tặng cho khách hàng. Bảo hiểm giá tốt Từ...

Xác định HLV đầu tiên mất việc ở V.League 2024-2025

Sau chuỗi phong độ không tốt từ đầu mùa giải 2024/25 cùng Sông Lam Nghệ An (SLNA), huấn luyện viên Phạm Anh Tuấn từ chức. Lãnh đạo đội bóng xứ Nghệ đồng ý để HLV Phạm Anh Tuấn rời ghế.SLNA khởi đầu mùa giải với thành tích kém, 7 trận liên tiếp không thắng (4 trận hòa, 3...

Mới nhất