Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhMột mặt hàng từ kim ngạch "không đáng kể" đến đứng đầu...

Một mặt hàng từ kim ngạch “không đáng kể” đến đứng đầu về xuất khẩu; dệt may “ngóng” tín hiệu từ thị trường Mỹ


Từ kim ngạch “không đáng kể”, mặt hàng này vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất; dệt may hồi hộp “ngóng” tín hiệu từ thị trường Mỹ … là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 25-27/8.

Xuất khẩu ngày 25-27/8: Một mặt hàng từ kim ngạch 'không đáng kể' đến đứng đầu về xuất khẩu; dệt may 'ngóng' tín hiệu từ thị trường Mỹ
Sầu riêng đã vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất. (Nguồn: Báo Vĩnh Long)

Từ kim ngạch “không đáng kể”, mặt hàng này vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 8 tháng qua ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng gần 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục từ trước tới nay của ngành rau quả. Trong đó, mặt hàng sầu riêng từ kim ngạch “không đáng kể” đã vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất.

Theo Tổng cục Hải quan, con số này còn cao hơn kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả năm ngoái. Trong số các nhóm rau quả, sầu riêng, thanh long là trái cây đóng góp lớn cho sự tăng trưởng này. Đặc biệt xuất khẩu sầu riêng 8 tháng chiếm 30% tổng kim ngạch.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, nguyên nhân xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh là do tháng 5 và 6 vào mùa thu hoạch rộ loại quả này ở các tỉnh phía Nam nên lượng hàng xuất sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến. Từ tháng 8 tới cuối năm sẽ bước vào chính vụ thu hoạch ở Tây Nguyên. Do đó, sản lượng sẽ tăng vọt và xuất khẩu sầu riêng vượt 1 tỷ USD.

Hiện, giá thu mua sầu riêng đang tăng mạnh do hàng miền Tây vào cuối vụ. Tại các nhà vườn, giá sầu riêng loại một đang rao bán 85.000 – 100.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần đây, giá sầu riêng Việt Nam được doanh nghiệp và tiểu thương Trung Quốc mua giá cao. Ngoài ra, thời gian vận chuyển ngắn, sản phẩm của Việt Nam luôn tươi ngon nên có sức cạnh tranh mạnh so với hàng Thái.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, mặt hàng rau quả xuất khẩu tới các thị trường chính trong 7 tháng đầu năm 2023 đều tăng trưởng tốt, trừ thị trường Hoa Kỳ, thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Úc. Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là thị trường Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, tăng 128,5% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng cao góp phần thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng khả quan trong năm 2023, bởi trị giá xuất khẩu sang thị trường này chiếm 64,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.

Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ đạt 140,5 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2022; tới Hàn Quốc đạt 125,1 triệu USD, tăng 13%; tới Nhật Bản đạt 105,6 triệu USD, tăng 5,5%… Nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả tại các thị trường này lớn, nhưng Việt Nam chỉ xuất khẩu một phần nhỏ so với tổng nhu cầu, do đó còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác.

Dự báo cả năm 2023, nhiều khả năng xuất khẩu rau quả sẽ cán đích ở cột mốc lịch sử 5 tỉ USD. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu, năm 2023, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu bùng nổ, vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác.

7 tháng 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt gần 242 tỷ USD

Tổng cục Hải quan cho biết, xuất nhập khẩu hàng hóa trong 7 tháng/2023 của Việt Nam sang khu vực thị trường châu Á đạt 241,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 65% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới và giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là châu Mỹ với 76,47 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,4%, giảm 18,7%; châu Âu là 42,06 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,2%, giảm 7,4%; châu Đại Dương với 8,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,4%, giảm 15,2%; châu Phi với 5,02 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,3%, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại hàng hóa sụt giảm theo tình hình chung của thương mại toàn cầu.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc châu Á, ngoại trừ Trung Quốc tăng trưởng dương ở mức 1,8% (30,5 tỷ USD), tất cả các thị trường lớn còn lại đều giảm.

Đơn cử, xuất khẩu sang Nhật Bản 13,086 tỷ USD, giảm 3,1%, Hàn Quốc 13,175 tỷ USD, giảm 7,2%, sang Asean đạt 18,639 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ.

Các thị trường lớn như EU, Mỹ cũng chứng kiến mức suy giảm sâu. 7 tháng, xuất khẩu sang Mỹ đạt 53,096 tỷ USD, giảm 20,8%, sang EU 27 đạt 25,261 tỷ USD, giảm 8,8%, sang châu Đại Dương, gồm Australia và New Zealand đạt 3,439 tỷ USD, giảm 11,1%.

Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với khu vực châu Á trong năm 2022 đạt 475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,1%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Cụ thể, theo thống kê này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu là 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD; nhập khẩu là 358,9 tỷ USD, tăng 7,8%, tương ứng tăng 26,06 tỷ USD.

Năm ngoái, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 475,29 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu, năm 2022, đạt 177,26 tỷ USD, tăng 9,5%, chiếm 47,7% kim ngạch cả nước; nhập khẩu đạt 298,03 tỷ USD, tăng 9,6%, chiếm 83% kim ngạch cả nước. Trong 5 châu lục, Việt Nam nhập siêu duy nhất từ châu Á.

Các đối tác lớn ở châu lục này có thể kể đến như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực ASEAN…

Năm ngoái, xuất nhập khẩu với ASEAN đạt 81,14 tỷ USD (xuất khẩu 33,86 tỷ USD, tăng 17,7%, nhập khẩu 47,28 tỷ USD, tăng 14,9% ), nhập siêu từ thị trường này 13,42 tỷ USD.

Thương mại 2 chiều với Trung Quốc đạt 175,65 tỷ USD (xuất khẩu 57,7 tỷ USD, tăng 3,3%, và nhập khẩu từ Trung Quốc 117,95 tỷ USD, tăng 7,2%), nhập siêu từ Trung Quốc 60,25 tỷ USD.

Với Hàn Quốc đạt 86,38 tỷ USD (xuất khẩu 24,29 tỷ USD, tăng 10,7% và nhập khẩu 62,09%, tăng 10,5%), Việt Nam nhập siêu 37,8 tỷ USD từ thị trường này.

Thương mại 2 chiều với Nhật Bản đạt 47,6 tỷ USD (xuất khẩu 24,23 tỷ USD, tăng 20,4%, nhập khẩu 23,37 tỷ USD, tăng 2,6%), xuất siêu gần 1 tỷ USD.

Dệt may hồi hộp “ngóng” tín hiệu từ thị trường Mỹ

Theo các chuyên gia, thị trường Mỹ có dấu hiệu khởi sắc những tháng cuối năm 2023, có thể làm giảm áp lực sụt giảm xuất khẩu của các nhà cung ứng.

Căn cứ theo số liệu thống kê lịch sử nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ hàng năm trong 20 năm qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, mặc dù 6 tháng đầu năm 2023 nhập khẩu dệt may giảm 23% so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt 38 tỷ USD tương đương với mức nhập khẩu bình thường trước dịch Covid 19.

Xuất khẩu ngày 25-27/8: Một mặt hàng từ kim ngạch 'không đáng kể' đến đứng đầu về xuất khẩu; dệt may 'ngóng' tín hiệu từ thị trường Mỹ
Kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt 8 tỷ USD trong năm 2023. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Trong trường hợp không có thêm cú sốc ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ vẫn duy trì được tăng trưởng việc làm hàng tháng quanh mức 200.000 việc làm mới, thu nhập trung bình theo giờ vẫn tăng trên 4% thì dự kiến 6 tháng cuối năm 2023 nhập khẩu dệt may Mỹ sẽ tăng 10% so với 6 tháng đầu năm 2023, đạt khoảng 43 tỷ USD để cả năm kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc đạt 80 tỷ USD (giảm khoảng 20% so với năm ngoái).

Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: Tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ cải thiện và kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt 8 tỷ USD trong năm 2023.

Thị trường nhập khẩu dệt may của Mỹ có thể khởi sắc, tuy nhiên, các nhà cung ứng được khuyến cáo cần theo dõi những vấn đề đang được các nhà nhập khẩu Mỹ quan tâm, có thể ảnh hưởng tới việc đặt hàng.

Thứ nhất, lạm phát và triển vọng nền kinh tế Mỹ. Một số nhận định cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được cuộc suy thoái khi thị trường việc làm vẫn diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,5% nhưng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung, trong đó có hàng dệt may chỉ thực sự phục hồi khi lãi suất bắt đầu xu hướng giảm.

Thứ hai, sau hơn một năm Đạo Luật chống lao động cưỡng bức (UFLPA) được thực thi, theo thống kê của cơ quan Hải quan của Mỹ (CBP), tính đến hết tháng 6/2023 đã có 812 lô hàng dệt may, da giày, trị giá 34 triệu USD bị tạm giữ điều tra liên quan đến đạo luật UFLPA. Mặc dù xét về giá trị các lô hàng bị điều tra chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong gần 60 tỷ USD nhập khẩu dệt may, da giày vào Mỹ nhưng rủi ro về trách nhiệm chứng minh không vi phạm của nhà nhập khẩu Mỹ là rất lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp sợi, dệt vải đến may cần có trách nhiệm trong việc cùng nhà nhập khẩu/người mua hàng chứng minh hàng hóa xuất đi Mỹ không vi phạm UFLPA.

Thứ ba về chi phí sản xuất, chi phí lương tại các quốc gia sản xuất/xuất khẩu dệt may xu hướng tăng, chi phí tuân thủ các quy định như đạo luật UFLPA tiếp tục làm tăng chi phí sản xuất và chi phí sourcing của các hãng thời trang lớn của Mỹ.

Thứ tư, Mỹ tiếp tục tìm nguồn cung ứng thay thế Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, thị phần nhập khẩu các mặt hàng từ bông của Trung Quốc đã giảm xuống dưới 10% và xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong năm tới.

Ngoài ra, các vấn đề khác như “Tuân thủ các quy định liên quan đến thương mại” và “Đầu tư, cập nhật công nghệ” trong bối cảnh số hóa ngày càng gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, từ thiết kế sản phẩm, quản lý đơn hàng đến truy tìm nhà cung cấp cũng là những vấn đề quan tâm của nhà mua Mỹ.

Để tận dụng cơ hội thị trường Mỹ có dấu hiệu khởi sắc những tháng cuối năm để đẩy mạnh xuất khẩu, ông Đỗ Mạnh Quyền – Trưởng Chi nhánh Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston, Mỹ cho rằng: Doanh nghiệp cần xác định lại chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh nội địa, xác định rõ thị trường và sản phẩm, đẩy mạnh tìm hiểu các quy định, rào cản xuất khẩu sang thị trường Mỹ; cải thiện chất lượng hoá cũng như công nghệ sản xuất.

Ngoài tìm kênh phân phối lớn, cần tìm đến các thị trường ngách để xuất khẩu bởi các nhà phân phối lớn có trở ngại là khi họ giảm các nhu cầu sẽ ngắt kết nối, điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị đứt gãy. Đồng thời, các hoạt động xúc tiến thương mại nên tìm đến các doanh nghiệp, người địa phương để ký kết hợp đồng tư vấn để có được cơ hội giải quyết hàng tồn kho, hàng lẻ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu Sáng 17/9, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì tổ chức Hội thảo tập huấn về các lĩnh vực mới trong thương mại cho tổ chức hỗ trợ kinh doanh -...

Nhiều nhà nhập khẩu áp thuế chống phá giá thép Việt

Trong các tuần vừa qua, Bộ Công Thương lần lượt tiếp nhận nhiều thông báo điều tra và kết luận áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thép Việt Nam xuất khẩu từ các thị trường lớn như Canada, Ấn Độ và Hoa Kỳ.Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), vừa qua Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều...

Tập đoàn nhập khẩu 565 tấn thịt từ Mỹ nửa đầu năm 2024

Với sự tăng trưởng ổn định như vậy, doanh nghiệp đã được Phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến trụ sở để tham quan, làm việc.Chuyến thăm có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm bang California, bà Karen Ross cùng các đại diện doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.Mục tiêu của chuyến thăm này không chỉ dừng lại ở việc tăng cường quan hệ hợp...

Giá cà phê Robusta lại lập kỷ lục

Tháng 11 là cao điểm thu hoạch của cà phê Robusta Việt Nam nhưng giá cà phê giao ở kỳ hạn này lại lên mức đỉnh, hơn 5.000 USD/tấn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Kính viễn vọng không gian James Webb và phát hiện mới về các thiên hà thuở sơ khai

Một nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể là nguyên nhân khiến cho những hiểu biết trước đây về các thiên hà sơ khai thuở vũ trụ mới hình thành là thiếu chính xác.

Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Ngày 16/9, một vụ nổ đường ống dẫn khí đã xảy ra tại thành phố Deer Park, bang Texas, Mỹ, gây cháy lớn kéo dài trong nhiều giờ.

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bài đọc nhiều

Cửa hàng McDonald’s Bến Thành bất ngờ thông báo đóng cửa sau 10 năm

Là một trong những cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, McDonald's Bến Thành được đánh giá nằm ở vị trí "cực kỳ trung tâm" khi vừa gần chợ Bến Thành sầm uất, vừa không xa khu phố tây Bùi Viện thường đông đúc du khách. Vì thế, tin McDonald's Bến Thành sẽ chính thức đóng cửa sau 10 năm hoạt động...

Ai đứng sau Công ty Hoàng Sơn Hòa Bình liên tục trúng thầu hàng loạt

Hàng loạt gói thầu 'khủng' tại tỉnh Hoà Bình đã vào tay Hoàng Sơn với mức tiết kiệm 'siêu thấp'Theo tìm hiểu của báo Nhà báo & Công luận, Công ty Cổ phần năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) có địa chỉ...

Tận dụng thời cơ để “gom” cổ phiếu tốt

Tuần qua, thị trường chứng khoán hứng chịu 4/5 phiên giảm điểm, khiến VN-Index bị kéo về sát mốc 1.250 điểm. Thanh khoản cũng mất hút, cộng thêm việc thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã dẫn đến tình trạng lình xình của thị trường chung.Các...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Tour du lịch đến Trung Quốc thay đổi hành trình do ảnh hưởng của bão Bebinca

Trước ảnh hưởng bão Bebinca đổ bộ vào bờ biển phía đông Trung Quốc, nhiều công ty du lịch ở Việt Nam đang có tour đi Trung Quốc buộc dừng tour sớm hoặc hoãn thời điểm khởi hành. Ông Từ Quý Thành, giám đốc Công ty Liên Bang, cho biết thời tiết mưa nhiều những ngày qua kèm thông báo bão lớn buộc...

Cùng chuyên mục

312 mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index tăng gần 20 điểm

Phiên giao dịch sáng nay, thị trường diễn biến khá chậm, VN-Index dừng ở mức 1.240.34 điểm, tăng nhẹ 1,08 điểm.   Sang phiên giao dịch chiều, thời điểm bắt đầu từ 14h, sức cầu tăng mạnh, càng về cuối càng mạnh hơn giúp chỉ số đại diện sàn...

Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếu

Đầu tư gì cuối năm 2024: Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếuGiá vàng trong nước hiện neo cao do được hưởng lợi từ xu hướng tăng của vàng thế giới. Tuy nhiên, đại diện AFA Capital cho rằng vàng đã phản ánh kỳ vọng của kịch bản rủi ro suy thoái và dư địa có thể không còn nhiều. ...

Sau bão lũ, tiểu thương Yên Bái đếm ngược ngày trở lại

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Yên Bái, tính đến chiều 17.9, mưa bão trên địa bàn làm 50 người chết do sạt lở đất, 3 người chết do ngập lũ, 1 người mất tích và 42 người bị thương.Bên cạnh đó, 25.263 nhà ở của người dân bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi.Ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 4.635 tỉ đồng. Nguồn: https://laodong.vn/photo/sau-bao-lu-tieu-thuong-yen-bai-dem-nguoc-ngay-tro-lai-1395410.ldo

‘Bài hát của chúng ta’ và điểm chạm cảm xúc thương hiệu VPBank

Kiến tạo giá trị thịnh vượng cho khách hàng Lên sóng từ cuối tháng 8, chương trình Bài hát của chúng ta - Our Song Việt Nam đã trở thành hiện tượng của nền giải trí Việt. Ngay từ tập đầu tiên phát sóng, chương trình đã đạt rating top 1 trên truyền hình và trở thành playlist “không thể bỏ lỡ” trên nền tảng số như Youtube, Tiktok... Bài hát của chúng ta - Our Song Việt Nam nhanh...

Mới nhất

Thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú kéo dài 90 ngày

Bộ Y tế đồng ý về mặt chủ trương thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày và giao thẩm quyền cho người đứng đầu các bệnh viện. Cụ thể thời gian như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh và các yếu...

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ

TPO - Trưa 17/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 14/9. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tiếp tục đăng tải 7.825...

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho...

Mới nhất