Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngMong mỏi làng nghề Bát Tràng được phê duyệt quy hoạch

Mong mỏi làng nghề Bát Tràng được phê duyệt quy hoạch


Động lực cho phát triển bền vững

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía Đông – Nam và cho đến nay làng nghề Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với khoảng thời gian hơn 700 năm.

Đặc biệt, làng nghề gốm Bát Tràng còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho vốn di sản đặc trưng về làng nghề truyền thống phong phú của Thủ đô. Đồng thời là địa điểm độc đáo thu hút du khách du lịch với nền văn hóa và nghề gốm đặc sắc riêng biệt.

Quang cảnh khu bảo tàng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Việt Dũng
Quang cảnh khu bảo tàng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Việt Dũng

Để quy hoạch phát triển làng nghề Bát Tràng tương xứng với vị thế, tiềm năng đó, ông Chu Minh Quang, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm cho biết, từ năm 2016, Bát Tràng đã được TP Hà Nội và huyện Gia Lâm quan tâm lập quy hoạch đồng bộ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản làng nghề kết hợp với du lịch.

Cụ thể, nhằm phát triển các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại của Thủ đô, UBND TP đã lựa chọn làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông để tổ chức thi tuyển phương án quy hoạch với sự tham gia của các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế.

Tháng 11/2016 UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 6248/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch hai làng nghề, trong đó Liên danh Nikken Sekkei Civil Ltd (Nhật Bản) và Văn phòng Tư vấn và Chuyển giao công nghệ xây dựng giành giải nhất ý tưởng quy hoạch Làng gốm sứ Bát Tràng. Tiếp đó, UBND TP đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc tổ chức nghiên cứu lập đồ án quy hoạch.

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP, huyện Gia Lâm đã phối hợp chặt chẽ với Sở Quy hoạch – Kiến trúc tập trung hoàn thành các nội dung, mục tiêu trong nhiệm vụ quy hoạch đã đặt ra. Đến cuối năm 2020 đầu năm 2021 đồ án quy hoạch nói trên đã cơ bản hoàn thành với việc tổ chức Hội nghị báo cáo triển lãm, trưng bày đồ án lấy ý kiến cộng đồng theo quy định…

Tuy vậy, đến ngày 25/3/2022, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000. Do đó, đồ án lập quy hoạch chi tiết bảo tồn làng nghề Bát Tràng phải dừng lại một thời gian để Sở Quy hoạch – Kiến trúc; đơn vị tư vấn bổ sung phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

“Việc UBND TP phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có thể làm chậm lại quá trình phê duyệt đồ án quy hoạch làng nghề Bát Tràng. Song đây lại là cơ sở pháp lý, điều kiện tiền đề quan trọng để huyện Gia Lâm, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và các cơ quan liên quan nghiên cứu dựa trên các quy định cho phép có thể mở rộng thêm các không gian quy hoạch không chỉ trực tiếp phục vụ cho công tác bảo tồn làng nghề mà xa hơn, cao hơn là động lực sự cho phát triển bền vững của làng nghề truyền thống gắn chặt với phát triển du lịch” – ông Chu Minh Quang chia sẻ.

Người dân mong sớm phê duyệt quy hoạch

Ông Nguyễn Văn Kỷ, thôn 2, Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm cho biết, để phát triển làng nghề, cũng như mục tiêu xây dựng nông thôn mới một số công trình điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư xây dựng tại địa phương. Tuy nhiên, từ năm 2016 khi TP Hà Nội có chủ trương lập đồ án quy hoạch chi tiết bảo tồn làng nghề, tất cả các hạng mục cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ người dân buộc phải dừng lại chờ quy hoạch được phê duyệt.

Đặc biệt theo ông Nguyễn Văn Kỷ, Bát Tràng là xã làng nghề, vì vậy hàng ngày có hàng trăm lượt xe ô tô lớn nhỏ vận chuyển khoảng 500 tấn gồm các loại nguyên liệu đến nơi sản suất, vận chuyển sản phẩm hàng gốm sứ đến nơi tiêu thụ… Trong khi mật độ giao thông qua lại lớn như vậy, nhưng các tuyến đường lại không được đầu tư cải tạo. Điều này đưa đến hệ quả tất yếu là hệ thống đường sá không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân, thậm chí theo thời gian các tuyến đường này ngày một xấu đi, ngày một xuống cấp…

Không chỉ có đường sá chưa được đầu tư, các hạ tầng thiết yếu khác phục vụ đời sống dân sinh của người dân thôn 2 Giang Cao cũng chưa được đáp ứng. Điển hình đến thời điểm hiện tại nhà văn hóa thôn vẫn chưa được phép đầu tư xây dựng. Vì vậy, khi có hội họp, tiếp xúc cử tri, sinh hoạt văn hóa thôn, xóm, khu dân cư người dân phải đi thuê hội trường.

“Trong khi đó các xã xung quanh thuộc huyện Gia Lâm từ đường lớn cho đến các ngõ nhỏ đều đã được đầu tư cải tạo, thảm nhựa asphalt, xây dựng nhà văn hóa khang trang… càng khiến người dân nơi đây thêm mong mỏi các cơ quan có thẩm quyền sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết làng nghề để địa phương sớm được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất” – ông Nguyễn Văn Kỷ bày tỏ.

Ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: Bát Tràng có đặc thù với phần lớn diện tích đất nằm ngoài bãi sông Hồng. Cụ thể, trong tổng diện tích toàn xã là 178ha, thì có tới gần 148ha là đất ngoài bãi. Thực hiện Quyết định về quy hoạch phân khu sông Hồng đã được TP phê duyệt, Bát Tràng định hướng lập quy hoạch chi tiết theo mục tiêu bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch.

Xã Bát Tràng cũng đã nhiều lần làm việc với các sở, ngành, đơn vị tư vấn phối hợp trong quá trình rà soát, cũng như xây dựng kế hoạch để lập đồ án một cách thống nhất, bảo đảm hiệu quả cao nhất khi triển khai. Tuy nhiên, đến nay quy hoạch này vẫn chưa được thông qua. Điều này gây nhiều kho khăn cho địa phương bởi xã còn thiếu rất nhiều hạ tầng cơ sở như trung tâm văn hóa thể thao; một số nhà văn hóa của các thôn; một số công trình công cộng phục vụ phát triển bảo tồn làng nghề, phát triển du lịch, bố trí các điểm dịch vụ phụ trợ cho công tác phát triển du lịch…

Bên cạnh mong mỏi của người dân thôn 2, Giang Cao thì chính quyền xã Bát Tràng cũng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm thông qua quy hoạch chi tiết làng nghề Bát Tràng để địa phương sớm được chuyển mình, được đầu tư các dự án thành phần theo đồ án quy hoach bảo tồn làng nghề gắn với du lịch. Từ đó, có thể hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những điểm du lịch tiêu biểu của Thủ đô thời gian tới.

 

Bên cạnh việc lập quy hoạch chi tiết bảo tồn làng nghề Bát Tràng được thực hiện theo một đồ án riêng, huyện Gia Lâm còn 3 xã gồm Đông Dư, Kim Lan và Văn Đức thuộc phân khu đô thị sông Hồng.

Do đó, song song với lập quy hoạch chi tiết cho xã Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm cũng đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức các nội dung quản lý quy hoạch, cũng như đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết cho 3 xã còn lại nằm ngoài đê sông Hồng.

Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm Chu Minh Quang



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/mong-moi-lang-nghe-bat-trang-duoc-phe-duyet-quy-hoach.html

Cùng chủ đề

Hà Nội ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết

Cụ thể, tuần qua TP ghi nhận 227 ca sốt xuất huyết, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 27 quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thạch Thất, Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Phúc Thọ. Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 2.966 trường hợp, giảm 71,4% so với cùng kỳ năm 2023 (10.372/3). Trong tuần ghi...

Hà Nội quy định 9 yếu tố xác định giá đất 

Theo Quyết định, đối tượng áp dụng bao gồm: Cơ quan có chức năng quản lý đất đai; cơ quan, người có thẩm quyền xác định, thẩm định, quyết định giá đất cụ thể; tổ chức tư vấn xác định giá đất, cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, các tiêu chí hình thành yếu tố ảnh hưởng đến...

Tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế ở huyện Phú Xuyên

Đặc biệt, huyện được quy hoạch đô thị vệ tinh và cảng hàng không… Đây là tiềm năng và lợi thế để Phú Xuyên đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương. Nhiều cụm công nghiệp được xây dựng Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Lê Văn Bính chia sẻ, Quy hoạch vùng huyện Phú Xuyên gắn với quá trình phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và hình thành đô thị; phát...

Trong tháng 9 báo cáo Thủ tướng đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 414/TB-VPCP ngày 12/9/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Thông báo kết luận nêu rõ, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,...

Sở Y Hà Nội tặng thuốc chữa bệnh cho người dân vùng lũ Chương Mỹ

Thay mặt ngành y tế Hà Nội, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế đã tặng 100 kiện nước muối sinh lý và 55 kiện thuốc thiết yếu điều trị bệnh về mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa nhằm phục vụ nhu cầu dự phòng và điều trị bệnh thường gặp của người dân trong mùa mưa lũ. Thông tin nhanh tình hình ngập lụt trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên nhiều năm qua, người dân luôn phải sống bất an dưới chân núi lở. Trước tình trạng trên, Dự án Khắc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ...

Cùng dự, có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; các đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư. Các đồng chí Ủy...

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH năm 2024

Kế hoạch nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024; phát huy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát...

Vượt nắng thắng mưa để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược

Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trên...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới quản lý, sử dụng tài sản công

Trong đó, Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Theo quy định mới, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không...

Bài đọc nhiều

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may - VTG 2018 SaigonTex & SaigonFabric 2022 thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong ngày khai mạc Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may (ITCPE - Vietnam Texprint 2024), sẽ diễn ra từ 27- 29/11/2024...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Thêm thời gian ân hạn cho dự án chậm tiến độ

Nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ có thể có thêm 12 tháng để hoàn thành trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt dự án. Sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc văn bản...

Tính phương án “hạ ngầm” trên đoạn đường 1.000 tỷ đồng/1,5km

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đang giao đơn vị chức năng xem xét việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật (theo hướng tiêu chuẩn cao hơn hoặc hạ ngầm) khi di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật...

Chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến nhiều dự án nhà ở xã hội bị ‘treo’

Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 có nhiều quy định mới, có tác động trực tiếp đến hoạt động của nhiều đối tượng, từ người dân đến doanh nghiệp và các tổ chức...

Cùng chuyên mục

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phầnTrong số 11 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ có 6 dự án thành phần bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom dân sinh và 5 dự án thành phần xây dựng đường cao tốc. ...

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên nhiều năm qua, người dân luôn phải sống bất an dưới chân núi lở. Trước tình trạng trên, Dự án Khắc...

Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh – Bắc Lý

Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương LâmPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang. ...

Loạt công trình của các bộ, ngành bị “bêu tên” do chưa nghiệm thu PCCC

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành văn bản gửi một số bộ, ngành, đơn vị về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt...

Cận cảnh dự án điện mặt trời được cựu Thứ trưởng Bộ Công thương tạo ‘cơ chế’ ưu đãi

TPO - Ông Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) bị kết luận vì động cơ vụ lợi, tạo cơ chế cho dự án điện mặt trời được hưởng giá điện ưu đãi, sau đó được 'biếu' 1,5 tỷ đồng. Cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công thương, cùng một số tỉnh, thành liên quan,...

Mới nhất

Nghĩa đồng bào

Cả nước đón trung thu giữa lúc đang phải dồn sức khắc phục hậu quả sau cơn bão Yagi lịch sử. Trong khó khăn, hoạn nạn, sự yêu thương và tình người luôn sáng mãi. Thiêng liêng lắm hai chữ "ĐỒNG BÀO". Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ đến những câu chuyện thấm thía về nghĩa đồng...

Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống

Tết Trung thu ấm áp dù thiếu chị Hằng, chú Cuội và không có lễ rước đèn ông sao ở Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai), để học sinh Làng Nủ vơi đi nỗi nhớ bạn, nhớ nhà. Nhiều em học sinh Làng Nủ Lào Cai lần đầu được ăn...

Vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đột ngột tăng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội...

Mới nhất

Nghĩa đồng bào