Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMở sổ 'tấm lòng vàng' thay vì quỹ phụ huynh được không?

Mở sổ ‘tấm lòng vàng’ thay vì quỹ phụ huynh được không?


Việc lạm thu đầu năm thường xuất phát từ quỹ hội cha mẹ học sinh, các khoản đóng góp cho nhà trường trên tinh thần “tự nguyện”, “hỗ trợ”, “xã hội hóa”… nhưng thiếu minh bạch, cào bằng.

Tránh lạm thu: Mở sổ 'tấm lòng vàng' thay vì quỹ phụ huynh được không? - Ảnh 1.

Đề nghị bỏ chức năng “thu tiền” của ban đại diện cha mẹ học sinh

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng…

Tuy nhiên như thế nào là “không theo nguyên tắc tự nguyện”? Chính khái niệm “không theo nguyên tắc tự nguyện” này là nguyên nhân dẫn đến lạm thu vì thực chất tự nguyện chỉ là hình thức mà chính xác là “buộc tự nguyện”.

Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ nên làm cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh, chứ không phải là ban “phụ thu tiền” đầu năm.

Chính vì vậy có thể bỏ hẳn chức năng “thu tiền” của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Để có nguồn lực ủng hộ nhà trường thực hiện nhiệm vụ dạy – học trong điều kiện kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung còn thấp, kinh phí cho nhà trường còn hạn chế, rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nhà tài trợ… Thiết nghĩ nhà trường mạnh dạn kêu gọi những tấm lòng vàng tài trợ kinh phí tạo thuận lợi cho trường. Việc làm này thể hiện tính nhân văn, nhân ái sẽ được ủng hộ đồng tình hơn việc huy động sự đóng góp “tự nguyện” của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc lập quỹ hội dễ dẫn đến lạm thu.

Tránh lạm thu: Mở sổ 'tấm lòng vàng' thay vì quỹ phụ huynh được không? - Ảnh 2.

Tổng số tiền thu chi đầu năm học mới của một lớp Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) gây xôn xao dư luận

 “Quy định hóa” chính sách xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là giải pháp hữu hiệu để cải thiện cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ nhà trường thực hiện nhiệm vụ dạy học một cách chất lượng, hiệu quả trong điều kiện kinh phí dành cho giáo dục còn hạn chế. Nhưng chính sách xã hội hóa đang bị lợi dụng để biến thành tấm áo giáp che chắn cho những khoản thu cao ngất ngưởng ở một số trường học khiến chính sách nhân văn này “chệch khỏi đường ray” và bị phản ứng kịch liệt.

Học phí trường công không bao nhiêu mà phụ phí muôn hình vạn trạng góp thành tiền triệu, chục triệu. Ngoài các khoản khiêm tốn như tiền điện nước, tiền vệ sinh, tiền giữ xe thì vô số khoản thu “nặng ký” từ tiền học thêm, tiền vận động cải tạo cơ sở vật chất, tiền quỹ hội phụ huynh trường và lớp, tiền hỗ trợ chi phí bán trú…

Vỏ bọc “tự nguyện” cùng các hình thức vận động phụ huynh ký cam kết, giơ tay biểu quyết đồng thuận và cả viết đơn xin… tự nguyện đóng góp tạo nên vô số câu chuyện bi hài mỗi mùa họp phụ huynh đầu năm học. Đã đến lúc câu chuyện xã hội hóa giáo dục cần được tường minh và cụ thể bằng những quy định sát sao.

Tránh lạm thu: Mở sổ 'tấm lòng vàng' thay vì quỹ phụ huynh được không? - Ảnh 3.

Tổng dự kiến thu chi của quỹ phụ huynh Trường THCS Tứ Hiệp (H.Thanh Trì, Hà Nội) lên tới hơn 500 triệu đồng với nhiều khoản không đúng quy định

Xử phạt nghiêm minh người đứng đầu

Về mặt quản lý, tất cả các khoản thu trong nhà trường hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất vì là chủ tài khoản. Việc thu chi các khoản đầu năm học đều có trong kế hoạch chi tiêu nội bộ được thông qua trong hội nghị công chức viên chức đầu năm học. Nếu việc thu chi không rõ ràng, công khai minh bạch, hiệu trưởng bị xử lý theo pháp luật quy định.

Mỗi khi có dấu hiệu lạm thu như phản ánh của phụ huynh, cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Tránh tình trạng cả nể và xử phạt theo kiểu “giơ cao đánh khẽ” không đủ sức răn đe như lâu nay khiến vấn nạn lạm thu cứ âm thầm diễn ra.

Thu đúng, thu đủ và hài hòa lợi ích giữa nhà trường – gia đình, vận dụng linh hoạt và nhân văn quy định xã hội hóa giáo dục là yêu cầu cấp thiết để ngăn chặn lạm thu.



Source link

Cùng chủ đề

Đưa ra phương hướng, giải pháp thiết thực

(Tổ Quốc) - Chiều 8/11, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp. ...

Công trình nhà đa năng tiền tỉ ‘đắp chiếu’ vì huyện thiếu vốn

Được đầu 5 tỉ đồng để xây dựng công trình nhà đa năng nhằm nâng cấp công tác dạy học tại Trường tiểu học và THCS Vĩnh Long (H.Vĩnh Linh, Quảng Trị), thế nhưng vì thiếu nguồn vốn công trình tiền tỉ này...

Hội phụ huynh lớp 8 dự chi hơn 21 triệu cho 1 tiết mục văn nghệ mừng ngày 20/11

Phụ huynh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM dự kiến chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu dừng ngay việc này. Bảng dự trù kinh phí tổ chức tiết mục múa hát dân ca, do một trung tâm đào tạo năng khiếu trên địa bàn quận 12 gửi cho lớp 8A1 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, đang gây xôn xao khi được...

Phấn đấu đến năm 2030, 100% phòng học trên cả nước được kiên cố hóa

Bộ GD&ĐT đã tập trung xây dựng và triển khai chương trình đầu tư công kiên cố hoá trường học, xoá phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu... Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo. Ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91 về tiếp...

Trường học tổng lực dọn vệ sinh sau lũ

(Tổ Quốc) - Ngay sau khi nước lũ bắt đầu rút, nhiều trường học tại địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) các giáo viên đã gấp rút làm vệ sinh trường lớp để kịp thời đón học sinh trở lại... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Mới nhất