Trang chủKinh tếNông nghiệpMô hình xanh – thu nhập khủng

Mô hình xanh – thu nhập khủng


Liều nuôi lung tung, một người Quảng Nam có doanh thu 10 tỷ/năm, là Nông dân Việt Nam xuất sắc- Ảnh 1.

Thay đổi thói quen sản xuất

Tôm sinh thái là con tôm lớn lên trong môi trường thiên nhiên, sống và kiếm ăn với bản năng tự nhiên. Nhờ đó con tôm không mang dư lượng chất kháng sinh, chất tăng trọng, hóa chất làm sạch môi trường. Tùy địa phương, tôm sinh thái phát triển với các hình thái canh tác khác nhau như tôm – rừng, tôm – lúa,…

img

Nông dân thu hoạch tôm nuôi dưới tán rừng. Ảnh: Tân Điều

Đối với tỉnh cực Nam tổ quốc, đặc trưng là hệ sinh thái rừng ngập mặn, mô hình tôm rừng – nuôi tôm dưới tán rừng đước chiếm phần lớn diện tích. Tôm sinh thái ở rừng ngập mặn là tôm sống trong môi trường nước lợ, có độ che phủ rừng tối thiểu 50% diện tích mặt nước nuôi.

Ông Phạm Văn Lẫm ở xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, có hơn 20 năm nuôi tôm dưới tán rừng đước là một trong những hộ khá thành công với mô hình. Ông kể, từ xa xưa, phần lớn tôm giống bắt từ tự nhiên rồi bỏ vào vuông tôm để chúng tự phát triển mà không cần chăm sóc. Sau này, khi nghề nuôi tôm phát triển, số lượng tôm giống tự nhiên giảm dần nên bà con phải mua thêm con giống nhân tạo về nuôi trồng, nhưng vẫn giữ phương pháp sản xuất truyền thống.

“Những năm sau này, canh tác tự nhiên không còn hiệu quả do chất lượng nguồn nước giảm dần, người tiêu dùng cũng khó tính hơn. Nông dân bắt đầu chuyển sang nuôi tôm sinh thái”, ông Lẫm cho biết.

Cũng theo ông Lẫm, doanh nghiệp đứng ra liên hệ và thuyết phục người dân xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái, bao tiêu sản phẩm cho người dân trong vùng. Những ngày đầu, người dân chưa quen, nhưng dần cùng hiểu rõ lợi ích của mô hình rồi làm theo. Việc lựa chọn con giống được nông dân chú ý hơn, mật độ thả cũng thưa hơn trước.

Nuôi tôm sinh thái về cơ bản không khác cách làm cũ, chỉ có thay đổi nhỏ là nông dân không dùng thức ăn công nghiệp, thuốc diệt cá tạp và các loại thuốc cấm. Tôm sinh thái thường được nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, tùy vào điều kiện từng vùng mà mật độ nuôi có thể cao thấp khác nhau và có thể bổ sung con giống định kỳ hàng tháng. Trong quá trình nuôi, nông dân phải tuân thủ các quy định về sử dụng phân bón, vi sinh (có nguồn gốc hữu cơ).

img

Ông Lẫm thu hoạch sò huyết nuôi kết hợp trong mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đước. Ảnh: Tân Điền

Cách đó không xa, ông Phạm Thế Kiệp cho biết gia đình đang có hơn 5ha đang sản xuất theo mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng. “Rừng có tán làm cho nhiệt độ nước giảm là điều kiện tốt để thủy sản phát triển. Lá đước rơi xuống là thức ăn cho tôm, cua bên dưới. Thông thường, nông dân sẽ thu hoạch tôm dần sau từ 4 đến 6 tháng nuôi. Nếu năm nào làm tốt, nuôi tôm kết hợp với cua, sò huyết hiệu quả thì tôi có lợi nhuận vài trăm triệu đồng. So với cách nuôi truyền thống, nông dân có nguồn thu cao và bền vững hơn”, ông Kiệp cho hay.

Theo thống kê của ngành chức năng, một số nguồn thu nhập từ mô hình nuôi tôm sinh thái trung bình với tôm từ 100 – 120 kg/ha/năm; cua khoảng từ 50 – 80 kg/ha/năm, cá các loại 50 kg/ha/năm; sò huyết khoảng từ 100 – 150 kg/ha/năm, tổng thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/năm. Tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với mức giá cao hơn khoảng 5 – 10% so với sản phẩm truyền thống khác. Cũng nhờ đó, nông dân áp dụng mô hình sẽ bớt lo về đầu ra, giá cả bấp bênh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 250.000 – 500.000 ha/năm và hỗ trợ về con giống có chất lượng cao để thả nuôi. Ngoài thu nhập từ nuôi trồng thủy sản, người dân được hưởng thêm nguồn thu từ việc khai thác cây rừng khi đến tuổi khai thác theo quy định.

Chất lượng tôm vượt trội

Tại Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi thị trường đánh giá cao sản phẩm tôm sinh thái, nhiều doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo các chứng nhận.

Hiện tỉnh có khoảng 40.000ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000ha, Năm Căn với hơn 7.600ha, Đầm Dơi khoảng 5.000ha và Phú Tân có 4.000ha. Trong số diện tích này có khoảng 20.000ha tôm nuôi đạt các chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Theo bà Bùi Ngọc Tố Nga, cán bộ quản lý dự án tôm sinh thái của một doanh nghiệp ở Cà Mau, nuôi tôm sinh thái phải lưu ý hai yếu tố quan trọng là con giống và chất lượng nước. Ở mô hình này, con tôm được nuôi thuần tự nhiên, chất lượng nước khó can thiệp nên phía công ty phải đảm bảo con giống tốt. “Khu vực này thường có diện tích nuôi rộng nên chúng tôi cũng có nghiên cứu qua, số lượng con giống thả nhiều hơn thì hiệu quả cũng tương đương. Quan trọng nhất là con tôm sạch và hoàn toàn có thể xuất khẩu đi các thị trường quốc tế khó tính”, bà Nga cho biết.

Tỉnh Cà Mau đang xác định nuôi thủy sản dưới tán rừng là mô hình bền vững để phát triển kinh tế, bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng chú trọng liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nhận khoán trên đất rừng.

img

Tôm sinh thái đạt các chứng nhận quốc tế được nhiều thị trường khó tính chấp nhận.

Ông Phan Hoàng Vũ – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau thông tin: Nuôi thủy sản dưới tán rừng là hình thức gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn với nhiều đối tượng nuôi như tôm, cá, cua, sò huyết, ốc len,…Ngày nay, mô hình này còn được xem như biện pháp hấp thu carbon, giảm phát thải nhà kính, phù hợp với xu thế phát triển xanh trên thế giới. Đây là hình thức nuôi sử dụng thức ăn tự nhiên, hạn chế chất thải phát sinh, chi phí đầu tư thấp, đem lại thu nhập khá cao cho nông dân.

“Ngành nông nghiệp đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản xây dựng các vùng nuôi liên kết, gắn với các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng phải hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, chứng nhận vùng nuôi; xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường để tiêu thụ sản phẩm”, ông Vũ nhấn mạnh.

Với vị trí đặc biệt, là tỉnh duy nhất có 3 mặt giáp biển, Cà Mau có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm. Tỉnh hiện có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước với gần 280.000ha. Địa phương đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ giữ vững, sản lượng đạt 280.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.

img





Nguồn: https://danviet.vn/ve-at-mui-ca-mau-xem-vung-rung-ngap-man-nuoi-tom-sinh-thai-mo-hinh-xanh-thu-nhap-khung-2024091213053478.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Bài đọc nhiều

Mùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân bắt cá đồng, có cá linh, cá rô, cá sặc rằn

9 giờ sáng, bỏ mấy tay lưới xuống vỏ lãi, anh Nguyễn Văn Sang (xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) hối tôi: "Lẹ lẹ lên, chút nắng gắt là da cháy đen bây giờ. Người thành phố hay sợ đen chứ nông dân như...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cùng chuyên mục

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Lũ bất ngờ xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Khí tượng phát ngay cảnh báo

Cụ thể, theo bản tin cảnh báo lũ sông Cửu Long của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sáng 16/9, hiện nay, mực nước sông Mê Công đang lên nhanh. Mực nước tại một số trạm chính như sau:Lúc 07 giờ ngày...

Mới nhất

Giá rau củ quả tại chợ truyền thống “neo” ở mức cao

Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi) Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa...

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

TPO - Sáng 15/9, các đơn vị thi công đã bắt đầu san gạt mặt bằng, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh chóng dựng nhà tạm cho các hộ dân khu Làng Nủ trong khi chờ khu tái định cư mới hoàn thành. Trao đổi với PV, ông Trần Trọng Thông – Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên,...

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm cấp nhà...

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa của chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith? Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ hai của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đến Việt Nam kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội...

Nhiều trường đại học quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa khai giảng

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh không tổ chức khai giảng, quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa trong lễ khai giảng...

Mới nhất