Tiền Việt Nam là tài sản của Nhà nước. Ngân hàng nhà nước phát hành tiền đồng thời đưa ra các quy định nhằm bảo vệ đồng tiền Việt Nam.
Mang tiền đi đốt có vi phạm pháp luật?
Theo Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp mang tiền đi đốt được xem là hành vi hủy hoại tiền. Do đó, đốt tiền được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Đốt tiền sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:
…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, hành vi đốt tiền có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Bằng Lăng(tổng hợp)