Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngLý do khiến ngành điện khó thu hút đầu tư

Lý do khiến ngành điện khó thu hút đầu tư


Để thu hút đầu tư vào ngành điện nhằm tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai, các chuyên gia khuyến nghị điều chỉnh giá điện theo thị trường và tính đúng, tính đủ chi phí.





Ngành điện rất khó kêu gọi đầu tư do giá điện hiện nay chưa theo cơ chế thị trường (Arnh: Đ.T)
Ngành điện rất khó kêu gọi đầu tư do giá điện hiện nay chưa theo cơ chế thị trường (Arnh: Đ.T)

Bất cập giá bán điện

Thu hút đầu tư vào ngành điện còn khó nếu những bất cập về giá điện không nhanh chóng được điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ và minh bạch chi phí sản xuất để xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sát với thị trường. Đây là nhận định của các chuyên gia tại một tọa đàm mới đây về thu hút đầu tư vào ngành điện.

Chuyên gia về giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa chỉ rõ, ngành điện rất khó kêu gọi đầu tư do giá điện hiện nay chưa theo cơ chế thị trường.

Dẫn chứng là, các chi phí đầu vào như giá dầu, than, khí đã theo thị trường, nhưng giá điện đầu ra không phản ánh đúng chi phí, có lúc thì điều chỉnh quá lâu, có lúc điều chỉnh lại không tính đúng, tính đủ, không bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất – kinh doanh điện.

“Giá đầu vào theo thị trường, nhưng đầu ra phi thị trường” là nguyên nhân dẫn đến sản xuất – kinh doanh điện khó chồng khó”, ông Thỏa nói.

Ngành điện đang gặp thách thức rất lớn về vốn cho phát triển nguồn điện. Theo Tổng sơ đồ Điện VIII, đến năm 2030 nhu cầu này là 119,8 tỷ USD, tức là cần số vốn đầu tư ít nhất là 11 – 12 tỷ USD/năm.

Điều này gây ra lỗ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lên tới 47.500 tỷ đồng trong năm 2022-2023, đồng thời gây thêm khó khăn cho việc tái đầu tư nguồn và lưới điện. Ngoài ra, giá điện cũng được cho là đang phải gánh vác nhiệm vụ đa mục tiêu.

Ông Thỏa phân tích: “Chúng ta vừa phải tính đúng, tính đủ, bảo đảm bù đắp chi phí, nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, rồi lại phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát. Rất nhiều mục tiêu, trong đó có những mục tiêu ngược chiều nhau”. Thêm nữa, cơ chế bù chéo giá điện kéo dài nhiều năm, nhưng chưa có phương án xử lý.

Đó là việc bù chéo trong các bậc thang của nhóm tiêu dùng điện sinh hoạt; bù chéo giữa giá sinh hoạt với sản xuất, bù chéo giữa các vùng. Vì vậy, giá điện chưa đảm bảo đúng nguyên lý về giá cả thị trường, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

Phân tích thêm những hệ lụy, hệ quả khi giá điện không được tính đúng, tính đủ, PGS-TS Bùi Xuân Hồi, chuyên gia kinh tế năng lượng cho biết, năm 2023, câu chuyện rất điển hình là việc buộc phải cắt điện khi nguồn cung không đủ, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư, đời sống sinh hoạt người dân.

Theo ông Hồi, thiếu điện, phải ngừng cung cấp điện là một thiệt hại to lớn mà nền kinh tế phải gánh chịu, bởi điện là đầu vào, là hàng hóa thiết yếu đặc biệt, là đầu vào của các đầu vào. “Nền kinh tế dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp mà không có đầu vào đó thì không vận hành được. Mà nền kinh tế không vận hành thì không có tăng trưởng”, ông Hồi phân tích.

Lo thiếu vốn đầu tư và nguy cơ thiếu điện

Theo phân tích của các chuyên gia, nếu giá điện vẫn tiếp tục được điều hành theo hướng đa mục tiêu như hiện nay, giá bán lẻ chưa được tính toán đủ các chi phí, thì EVN lỗ, mà EVN là doanh nghiệp nhà nước, nên đồng nghĩa Nhà nước mất vốn.

Ngược lại, chi phí vốn được tính đúng, đủ vào giá bán, thì Nhà nước có lợi nhuận, có nguồn lực để EVN tái đầu tư mở rộng.

Một khi không có lợi nhuận, thì không có tái đầu tư mở rộng và chắc chắn ảnh hưởng đến đầu tư nguồn điện và lưới điện.

Tại phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/8, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa nhận, có thời điểm, chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra của EVN tới 208-216 đồng/kWh.

Lo xa hơn, PGS-TS Bùi Xuân Hồi phân tích: “Nếu tình hình tài chính của EVN thua lỗ, không thể đầu tư, thì nguy cơ thiếu điện xảy ra. Đồng thời, khi EVN bị lỗ nhiều quá, mất khả năng thanh toán, thì những doanh nghiệp khác tham gia bán điện cho EVN chắc chắn bị ảnh hưởng, tạo thành hiệu ứng domino, dẫn đến thu hút đầu tư ngành điện càng khó khăn”.

Theo Tổng sơ đồ Điện VIII, đến năm 2030, nhu cầu đầu tư là 119,8 tỷ USD, tức là cần 11 – 12 tỷ USD/năm. Trong khi đó, khả năng thu xếp vốn của EVN rất hạn chế do không còn cơ chế bảo lãnh Chính phủ, tiếp cận nguồn vốn ODA cần có các cam kết cơ bản, vay vốn thương mại thì cần chứng minh hiệu quả dự án, nên sẽ không dễ để huy động vốn.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cơ chế giá điện, cơ chế điều hành giá điện chậm thay đổi là một thực tế khó thu hút đầu tư. Theo ông, giá đầu vào và đầu ra không hợp lý, thì khó cho vận hành, do đó, phải cải cách toàn diện và đồng bộ về chính sách.

Liên quan cơ cấu ngành điện, có cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, thì cơ chế tài chính cần minh bạch, làm rõ đâu là trợ cấp xã hội, đâu là bù giá, đâu là kinh doanh…

“Mấu chốt để sự cạnh tranh trong mọi hoạt động, mọi khâu của điện lực, trong việc bán điện và tính giá, thì phải tăng tính cạnh tranh và tính thị trường. Đơn cử, khi nào giá cả đầu vào biến động, thì được điều chỉnh giá đầu ra. Có biến động mà mình không kiểm soát, bỏ ngỏ 6 tháng – 1 năm mới điều hành, thì đó không phải là thị trường”, ông Phan Đức Hiếu nói.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quyết liệt trong cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, bởi không thể để một văn bản quan trọng về điều hành giá điện áp dụng từ năm 2014 đến nay chưa được điều chỉnh.

Đồng thời, cơ cấu biểu giá và cơ chế điều hành giá nên luật hóa ở mức độ cao hơn. Xăng dầu hiện nay điều hành một tuần/lần, điện có thể không làm được như vậy, nhưng có thể quy định ở cấp độ luật điều chỉnh 3 tháng/lần, thì giá điện sẽ cơ bản ổn định hơn.

Trên hết, nếu giá điện không tính đúng, tính đủ, ngành điện, doanh nghiệp điện có nguy cơ bị mất cân đối dòng tiền, không có động lực để phát triển thêm nguồn điện, dẫn đến nguy cơ thiếu điện trong tương lai.





Nguồn: https://baodautu.vn/ly-do-khien-nganh-dien-kho-thu-hut-dau-tu-d223015.html

Cùng chủ đề

EVN được giao xây dựng phương án điều chỉnh giá điện

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 7 tháng đầu năm 2023.  Trong đó, đáng chú ý là thông tin Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính...

Hóa đơn tiền điện hộ gia đình ra sao khi sửa biểu giá bán lẻ

Với giá bán lẻ theo đề xuất mới, các hộ sử dụng dưới 700 kWh một tháng sẽ có lợi, còn trên mức này phải trả tiền điện nhiều hơn so với cách tính hiện hành. Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về sửa biểu giá bán lẻ điện, với giá sinh hoạt dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành. Theo đó, giá điện tính lũy tiến theo bậc thang, với mức thấp nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định

Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư ngay trong quý IV/2024. Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xeDự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu...

Chưa có cơ sở khẳng định người dân Việt thừa i-ốt

Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. ...

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Nhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định

Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư ngay trong quý IV/2024. Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xeDự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu...

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Nhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4,...

Mới nhất

Nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phục vụ người dân

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế cho người dân toàn quốc, hôm nay (8/11), Hệ thống Y tế MEDLATEC chính thức ký hợp tác...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp...

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ...

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh...

Mới nhất