Trang chủNewsThế giớiLượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp

Lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp


Theo Trung tâm Dự báo khí tượng khủy văn quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa trên các khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 5/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%.

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng về cường độ và số lần xuất hiện

Lượng nước về từ thượng lưu thấp, xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài

Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế dự báo lượng mưa trong tháng 5/2024 trên lưu vực sông Mê Công thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-30%. Các hồ trên sông Lan Thương đang chứa ở mức khoảng 40% tổng dung tích hữu ích, các hồ ở hạ lưu vực sông Mê Công cũng đang chứa ở mức khoảng 35% dung tích hữu ích và có thể sẽ tiếp tục phát điện như hiện nay.

Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, với các điều kiện như trên và nhận định dòng chảy từ sông Lan Thương vẫn ở mức thấp, dòng chảy qua trạm Kra-chê (Campuchia) trong tháng 5/2024 biến động trong khoảng từ 8,9 tỷ m3 đến 10,7 tỷ m3, trong khi lượng nước trữ ở Biển Hồ hiện tại là 1,2 tỷ m3 nên sẽ đóng góp không đáng kể ra dòng chính sông Mê Công trong thời gian tới.

Hình Dự báo tổng lượng dòng chảy tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 5/2024
Hình Dự báo tổng lượng dòng chảy tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 5/2024. (Ảnh: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam)

Kết hợp các thông tin trên với dự báo thủy triều, tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 5/2024, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đưa ra các nhận định về diễn biến dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc.

Theo đó, mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong tháng 5/2024 có xu thế biến động theo thủy triều trong khoảng từ 0,9 m đến 1,4 m. Lưu lượng trung bình ngày tới ĐBSCL qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 5/2024 được nhận định là sẽ biến động trong khoảng từ 3.200 m3/s đến 5.200 m3/s, ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023 nhưng cao hơn so với năm 2020.

Tổng lượng dòng chảy trong tháng 5/2024 qua hai trạm này có thể sẽ ở mức từ 9,7 tỷ m3 đến 11 tỷ m3 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 19 đến 28%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 khoảng từ 7 đến 18% nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng từ 16 đến 30%.

Ủy ban sông Mê Công Việt Nam nhận định: ĐBSCL đã vượt qua thời kỳ xâm nhập mặn lớn nhất và đang có chiều hướng giảm, tuy nhiên do lượng nước về từ thượng lưu còn ở mức thấp, mùa mưa ở ĐBSCL bắt đầu muộn nên xâm nhập mặn vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5. Đặc biệt là trên sông Vàm Cỏ Tây, do nguồn nước cung cấp trong thời gian tới vẫn rất hạn chế, nên tình hình xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài và có thể ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Dự báo chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các sông chính ở mức 40-50km trên sông Tiền, sông Hậu, từ 90-110 km trên sông Vàm Cỏ Tây.

Do tình hình xâm nhập mặn vẫn còn diễn biến phức tạp, các địa phương cần tiếp tục chủ động giám sát mặn, cập nhật các thông tin dự báo mặn để chủ động điều tiết mặn ngọt phục vụ sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các tác hại khác của hạn mặn trên địa bàn. Các địa phương vùng thượng nguồn đồng bằng xem xét xuống giống vụ hè thu sớm tại các chân ruộng đủ điều kiện về nguồn nước.

Chủ động thích nghi có kiểm soát

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết, ĐBSCL đang đối mặt 3 thách thức rất lớn đối với phát triển bền vững là an ninh nguồn nước, ngập nước diện rộng và kéo dài trong tương lai và suy thoái đồng bằng như xói lở bờ biển, bờ sông và hạ thấp đồng bằng. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận diện và định hướng chiến lược quan trọng đối với đồng bằng là chủ động thích nghi có kiểm soát, làm chủ tình huống khi bất lợi xảy ra, lấy tài nguyên nước làm cốt lõi để bố trí sản xuất, định hướng phát triển.

xâm nhập mặn vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5
Dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5. (Ảnh minh họa: dangcongsan.vn)

ĐBSCL cần chủ động về nguồn nước cho các vùng sản xuất dựa theo sinh thái tự nhiên, với 3 loại hình tiêu biểu là thủy sản mặn lợ ven biển, trái cây và lúa gạo.

Đối với vùng ven biển, đây là vùng khó khăn về nước và dễ bị tổn thương, nhiệm vụ trọng yếu là chủ động nguồn nước, được thực hiện theo chiến lược nâng cấp các hệ thống thủy lợi ven biển như: Xây dựng các công trình kiểm soát mặn, lấy nước ngọt và chủ động chuyển nước ngọt cho các vùng khan hiếm nước có tiềm năng kinh tế cao như các vùng nuôi tôm.

Cùng với các hệ thống thủy lợi tăng cường nguồn cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích nhân dân tự tích nước, tích nước rải, quy mô hộ gia đình.

Đối với vùng ngập lũ, theo đánh giá và dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hiện nay tần suất xuất hiện lũ lớn giảm mạnh (khoảng 10 – 15 năm mới xuất hiện 1 lần; tương lai khi thượng lưu hoàn thiện các hồ chứa theo quy hoạch khoảng 110 tỷ m3 thì khoảng 90 – 100 năm mới xuất hiện 1 lần), lũ vừa và lũ nhỏ xuất hiện thường xuyên, do đó việc sản xuất trên vùng ngập lũ cần thay đổi cho phù hợp để khai thác tốt nhất tài nguyên đất và nước với các mô hình kinh tế nông nghiệp phù hợp.

Các tỉnh ĐBSCL cần tiếp tục tăng cường các giải pháp phi công trình để chỉ đạo điều hành, xây dựng các kịch bản hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra trên địa bàn và giải pháp ứng phó phù hợp. Tăng cường, hiện đại hóa công tác giám sát, cập nhật các bản tin của các cơ quan dự báo chuyên ngành phục vụ cho công tác điều hành mùa vụ, tạo thuận lợi cho nhân dân có thông tin về nguồn nước để chuyển đổi sản xuất ngắn và dài hạn. Điều chỉnh mềm dẻo lịch sản xuất theo từng mùa, từng năm. Thay đổi, điều chỉnh các mô hình sản xuất theo hướng ít sử dụng nước ngọt hơn và tăng cường khuyến khích người dân tích trữ nước trong các ao, mương khu vực vườn cây ăn trái và trên ruộng (đối với lúa) trước thời điểm dự báo có đợt xâm nhập mặn.

Các tỉnh ĐBSCL rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành các hệ thống thủy lợi đã hình thành để tăng cường vận hành, kết nối nguồn nước trong nội vùng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên đất – nước và công trình thủy lợi.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/luong-nuoc-ve-dong-bang-song-cuu-long-o-muc-thap-199780.html

Cùng chủ đề

Nhiều nơi dân héo hon vì xâm nhập mặn, anh nông dân ở Hậu Giang làm cách gì mà lại giàu lên?

Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Kiệt Em ở ấp 7, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Theo anh Em, vào đợt xâm nhập mặn trong mùa khô của các năm, anh không thể trồng lúa được, bắt buộc phải chuyển...

Check in ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền – sông Hậu

Lên thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam ở An Giang và Đồng Tháp, du khách sẽ chinh phục 3 cột mốc biên giới trong ngày. Độc giả Minh Đức, TP HCM, vừa có chuyến khám phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Anh chia sẻ hành trình phiêu lưu bụi bặm, với nắng, gió và những con đường gập ghềnh để chinh phục các cột mốc ở đây.Sông Tiền là nhánh chính dòng Mekong, đổ...

Trung ương Đoàn trao tặng hơn 4 tỷ đồng cho người dân vùng hạn mặn ĐBSCL

05/05/2024 | 10:30 TPO - Trong 2 ngày 3 - 4/5, chương trình hỗ trợ nhân dân và thanh thiếu nhi vùng hạn mặn các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long do Trung ương Đoàn tổ chức đã trao tặng nguồn lực hơn 4 tỷ đồng, bao...

Tặng 1.000 bình nước ngọt cho bà con vùng hạn mặn

Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết sáng 4-5, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ nhân dân và thanh thiếu nhi vùng hạn mặn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Hội đã trao tặng 1.000 bình nước ngọt (dung tích 19 lít) cho bà con nhân dân xã An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Đồng...

Hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn khu vực ĐBSCL

Ngày 3/5, Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp Hội Nữ doanh nhân thành phố Cần Thơ và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Phụ nữ thành phố tổ chức lễ khai trương Văn phòng đào tạo nghề cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn khu vực ĐBSCL đặt tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Hơn 200...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Dương đã thiết lập mối quan hệ với 13 tỉnh, thành phố trên thế giới

Thời gian qua, bên cạnh việc chủ động triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh Bình Dương cũng luôn tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương và các đối tác nước ngoài. Tính đến nay, tỉnh đã thiết lập mối quan hệ với 13 tỉnh, thành phố trên thế giới và hiện là đối tác đáng tin cậy của 3 tổ...

Vũng Tàu: Sẽ tổ chức festival biển đảo Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Từ ngày 23/5-26/5, lần đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu sẽ diễn ra festival biển đảo Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Hải đoàn 129 chúc Tết Trung tâm điều dưỡng thương binh và người có công ở Bà Rịa Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ...

Nhật Bản cung cấp bản đồ cảnh báo lũ lụt cho 4 nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam

Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu cung cấp bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ lụt cho 4 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Campuchia. Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Dấu ấn nhiệm kỳ của Đại sứ Yamada Takio: tổ chức hơn 500 hoạt động văn hóa nghệ...

Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều hơn vào thúc đẩy hòa bình, phát triển

Việt Nam mong muốn đa dạng hóa đối tác, củng cố môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, đồng thời đóng góp cho hòa bình và phát triển trên thế giới. Đây là thông điệp của Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc...

Tích cực hỗ trợ, sửa chữa nhiều tàu cá của ngư dân hư hỏng trên biển

Hải đoàn 129 Hải quân (trụ sở đóng tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, lúc 9 giờ ngày 11/5, nhân viên kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Trường Sa, thuộc Hải đoàn 129 Hải quân đã khắc phục thành công sự cố hỏng trục lái cho tàu cá BĐ 98826 TS. Đến 10 giờ cùng ngày, tàu này đã rời Âu tàu đảo Trường Sa tiếp tục...

Bài đọc nhiều

Chiến đấu cơ nào làm chủ bầu trời?

Bầu trời Ukraine có khả năng trở thành “võ đài” cho một trong những cuộc đấu tay đôi kịch tính nhất trong nhiều thập kỷ giữa một máy bay phản lực cũ kỹ nhưng mạnh mẽ của phương Tây và một trong những chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Nga: Trận chiến giữa F-16 Fighting Falcon và Sukhoi Su-35. Theo Popular Mechanics, Tạp chí lâu đời về khoa học và công nghệ có trụ sở tại New...

Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam, trong cuộc gặp đầu tiên với Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sau khi hai nước nâng cấp quan hệ. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 25/3 đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt - Mỹ tại Washington. Đây là cuộc đối thoại cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Việt...

Ukraine ‘tiêu diệt’ chỉ huy Hạm đội Biển Đen, Nga lo ngại về tình hình ở quốc gia này

Budapest ra điều kiện để ủng hộ Kiev, diễn biến mới ở Nagorno-Karabakh… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Houthi “đe” Mỹ và Anh, chiến thắng đầu tên của ông Joe Biden, thảm họa cháy rừng ở Chile

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/2.

Cùng chuyên mục

Hé lộ thời điểm hồi ký của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel “lên kệ”

Những người mong ngóng được đọc cuốn hồi ký của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ không phải đợi lâu nữa. Sau khi rời chính trường, bà Merkel đã viết lại những hồi tưởng chính trị của mình trong cuốn hồi ký, tập trung vào các sự kiện chính trị lớn trên toàn cầu và một câu hỏi cụ thể nằm ở trọng tâm của cuốn sách. Cuốn sách có tựa đề “Freiheit” (Tự do), sẽ “lên kệ”...

Mỹ-Trung đối thoại về AI, Cuba tính mở sứ quán ở Hàn Quốc, Ngoại trưởng Ukraine thăm Serbia

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/5.

Nga sắp tấn công toàn diện vào Kharkov, Singapore cải tổ nội các, Mexico thuê thêm 1.200 bác sĩ Cuba

Tổng thống Putin đề cử Bộ trưởng Quốc phòng mới, Thủ tướng Campuchia thăm Hàn Quốc, Tình báo Mỹ tiết lộ Thủ lĩnh Hamas không ở Rafah, Philippines tố Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Dự án sân bay Sa Pa

Lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Dự án sân bay Sa PaDự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức PPP đang được UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn thực hiện. ...

Quảng Bình đầu tư khu đô thị mới gần 490 tỷ đồng tại TP. Đồng Hới

Quảng Bình đầu tư khu đô thị mới gần 490 tỷ đồng tại TP. Đồng HớiUBND tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị phía sau chợ Đức Ninh, xã Đức Ninh, TP. Đồng Hới, đồng thời phê duyệt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của...

Cách BEE Logistics thực hiện giấc mơ doanh nghiệp vận tải Việt tầm cỡ Quốc tế

Cách BEE Logistics thực hiện "giấc mơ" doanh nghiệp vận tải Việt tầm cỡ Quốc tế Từ năm 2004, ra đời với quy mô nhỏ, kinh nghiệm ít nhưng mục tiêu vươn tầm quốc tế sau 20 năm của BEE Logistics đã dần thành hiện thực với doanh thu năm 2023 đạt 485 triệu USD cùng mạng lưới...

Thu hút, trọng dụng người tài trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Trần Anh Tuấn - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực để đạt tính khả thi và thực hiện có hiệu quả, cần làm rõ khái niệm về người có tài, tiêu...

Giới trẻ đô thị: Cả tháng nấu ăn 1 lần, coi chừng sinh bệnh vì ăn linh tinh

Ăn uống là phải an toàn Ngày nay, vì một số lý do, nhiều người như Ngọc hay gia đình anh Phong thường xuyên lựa chọn sử dụng thức ăn đường phố cho các bữa chính lẫn bữa phụ, ngày thường hay ngày...

Mới nhất