Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếLương giáo viên phải ở mức cao nhất trong hệ thống thang...

Lương giáo viên phải ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp



Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cho giáo viên
ĐBQH. Hà Ánh Phượng đề nghị tăng lương cho giáo viên. (Nguồn: Quốc hội)

Sáng 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đã nêu về thực trạng lương giáo viên và đề nghị trong lần cải cách tiền lương tới đây nâng lương lên mức cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Đại biểu Hà Ánh Phượng: Cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất…

Đại biểu Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) cho biết, theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo có nêu “lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

Tuy nhiên, theo Đại biểu Phượng, qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình. Nhiều người đã phải nghỉ, chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề.

Bên cạnh vấn đề lương giáo viên, đại biểu Hà Ánh Phượng cũng kể đến đội ngũ nhân viên trường học. Đây là bộ phận chiếm tỷ lệ không quá 10% biên chế trường học nhưng giữ vai trò quan trọng trong vận hành trường.

Đại biểu Hà Ánh Phượng nói: “Mặc dù làm 8 tiếng/ngày nhưng họ không được hưởng trợ cấp công vụ như công chức và cũng không được hưởng thâm niên như nhà giáo mặc dù làm cùng trong ngành giáo dục. Hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có vị trí không được hưởng phụ cấp gì”.

Từ đó, nữ đại biểu đoàn Phú Thọ đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại biểu cũng cho rằng, phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Hiện tại, bảng lương của giáo dục, y tế quá thấp

ĐBQH Hà Ánh Phượng: Lương giáo viên phải ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, cải cách tiền lương là nội dung nhận được sự quan tâm, kỳ vọng rất lớn.

Bà Việt Nga cho hay: “Với cách tính hiện nay, tiền lương của những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước quá ít ỏi và lạc hậu so với mặt bằng giá cả cuộc sống nói chung. Cải cách tiền lương không đơn thuần là tăng lương mà cách tính lương mới, không giống với thang bảng lương cũ truyền thống”.

Đồng thời, lần cải cách tiền lương này, điều quan trọng, là thang bảng lương được xếp theo yêu cầu công việc. Tức là với mỗi vị trí việc làm nhất định, người lao động được ấn định mức lương cụ thể, không phụ thuộc người ở vị trí đó có bao nhiêu năm kinh nghiệm, bao nhiêu năm công tác.

Nữ Đại biểu nói: “Hy vọng với cách tính lương mới, lương mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”.

Riêng đối với giáo viên và bác sĩ, bà Nga nhìn nhận, đây là 2 lực lượng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Song thang bảng lương của ngành y tế, giáo dục hiện nay rất thấp, đây là nguyên nhân chính đẫn đến chảy máu chất xám ở 2 ngành nghề quan trọng này.

“Chính phủ đang nỗ lực xây dựng Luật Nhà giáo, trình Quốc hội năm 2024. Hy vọng với những chế độ chính sách quy định trong Luật Nhà giáo, thu nhập của nhà giáo sẽ được cải thiện”, bà Nga nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng chỉ ra thực tế hiện nay, giáo viên, y bác sĩ đều đã có chế độ phụ cấp. Nhưng mức phụ cấp không đáng kể, chủ yếu là ghi nhận sự đóng góp cống hiến trong nghề. Do đó, bà Nga kiến nghị cần xem xét chế độ phụ cấp của giáo viên, y bác sĩ.

Bà Nga nêu quan điểm: “Với ngành đặc thù như y tế, giáo viên, ngoài lương, cần quan tâm đến phụ cấp đặc thù nghề nghiệp. Quan trọng, phụ cấp đặc thù nghề nghiệp cần có tác dụng để cải thiện thu nhập chứ không chỉ để động viên tinh thần. Cùng với sự cải cách tiền lương, xem xét phụ cấp của các ngành nghề đặc biệt, làm sao để thu nhập của người làm trong ngành y tế, giáo dục – ngành quan trọng trong đời sống con người được cải thiện đáng kể, ngăn chặn chảy máu chất xám, để họ yên tâm công tác”.

Đại biểu Dương Văn Phước: Cần có chế độ tiền lương tương xứng với giáo viên

Trong phiên thảo luận chiều 31/10, Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) cho hay, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học là 2022-2023 cả nước còn thiếu 118.000 giáo viên, làn sóng giáo viên nghỉ việc chưa dừng lại, khi gần 9.300 giáo viên nghỉ việc trong năm học vừa qua.

Qua giám sát Nghị quyết 88 của Quốc hội cho thấy, hiện nay tình trạng tinh giản biên chế cơ học cào bằng 10% với ngành đặc thù như ngành giáo dục là chưa khoa học, trong khi quy định của ngành giáo dục rất rõ về tỷ lệ giáo viên đứng lớp.

Khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn tình trạng thiếu giáo viên còn nghiêm trọng hơn nhiều, nhiều giáo viên xin chuyển công tác về xuôi, trong khi việc tuyển mới là rất khó khăn. Nhiều người không tham gia dự tuyển, thậm chí có người khi trúng tuyển tại khu vực này cũng bỏ việc, không nhận công tác ở những khu vực khó khăn như vậy.

Trước thực trạng đó, Đại biểu Phước đề nghị, Chính phủ cần sớm có chính sách ưu tiên đãi ngộ, có chế độ tiền lương tương xứng đối với giáo viên, trước mắt là giáo viên ở miền núi, hải đảo, khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn để đội ngũ giáo viên này yên tâm công tác, đảm bảo chất lượng dạy và học.

Ông Phước cũng đề nghị có chủ trương xét tuyển giáo viên ở các cấp học thay cho thi tuyển để kịp thời bổ sung, giải quyết tình trạng khó khăn thiếu giáo viên hiện nay ở khu vực miền núi.

Đồng thời, việc đào tạo giáo viên sư phạm phải đáp ứng với yêu cầu dạy và học, tránh tình trạng làm mất cân bằng giữa các ngành học, giữa các vùng, theo tinh thần “ở đâu có trường, có lớp ở đó phải có học sinh, giáo viên đứng lớp”.

Hiện nay, với cách tính lương dựa vào hệ số và mức lương cơ sở, lương giáo viên thấp nhất là 3,348 triệu đồng/tháng (áp dụng đối với giáo viên mầm non hạng IV).





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày nhà giáo và có đề nghị bất ngờ…

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 1, TP.HCM đã viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và thay vào đó là một đề nghị khá bất ngờ... ...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

Bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời chất vấn về lời giải cho bài toán kinh tế báo chí

Kinhtedothi- Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào đối với báo chí truyền thống… Sáng 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc...

Nhiều phòng khám thay tên đổi họ sau khi bị xử phạt, thách thức cơ quan quản lý

Chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn Hà Giang) phản ánh thực trạng nhiều công ty, nhà đầu tư, phòng khám đa khoa tư nhân thách thức các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế. Đó là sau khi bị xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ hoạt động 3-4 tháng, các đơn vị này tuyên bố giải thể rồi lại lập công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. ...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Mới nhất