Trang chủChính trịNgoại giaoLực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn

Sáng 21/9, tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. (Ảnh: Nhật Bắc)

Hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì với sự tham dự đóng góp ý kiến của 12 tập đoàn tư nhân lớn của cả nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện tại, Việt Nam có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh,

Năm 2023, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 46% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra khoảng 30% nguồn thu ngân sách Nhà nước, thu hút 85% lực lượng lao động.

Trong đó, đã xuất hiện một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu tại thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế như: Tập đoàn Vingroup, Thaco, Hòa Phát

Tuy nhiên, báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; các doanh nghiệp lớn còn nhiều rào cản, hạn chế; chưa phát huy hết tiềm lực, chưa thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt như kỳ vọng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp quy mô lớn nói riêng còn chịu nhiều tác động bất lợi của bối cảnh khách quan, xung đột địa chính trị, đứt gẫy các chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu đầu vào.

Bên cạnh đó, thể chế, pháp luật còn một số vướng mắc, bất cập. Việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính chưa triệt để.

Ngoài ra, mặc dù đã xuất hiện đội ngũ doanh nghiệp vừa và lớn, nhưng chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế như kỳ vọng.

“Quá trình phát triển của đội ngũ doanh nhân nước ta còn non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích lũy được nhiều về vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm, truyền thống kinh doanh.

Quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế phần lớn là nhỏ và vừa, chưa có công nghệ gốc, chưa đủ tiềm lực để số hóa và xanh hóa hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến còn hạn chế.

Hoạt động của các doanh nghiệp lớn còn tương đối độc lập, tính liên kết, lan tỏa, dẫn dắt chưa thể hiện rõ khi tỉ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn trong nước và FDI còn thấp. Các doanh nghiệp lớn chưa thực hiện hết vai trò tiên phong, dẫn dắt quá trình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. (Ảnh: Nhật Bắc)

Cũng theo Bộ trưởng, tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân lớn tham dự hội nghị hôm nay đạt khoảng 70 tỷ USD. Việc huy động được khối tài sản này, cùng với công nghệ, kiến thức, trình độ quản trị, nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp bổ sung một nguồn lực lớn cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo tính tự chủ của kinh tế đất nước.

Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và đầu tư nói: “Vi vậy, hội nghị hôm nay giống như Hội nghị Diên Hồng đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân để Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, bàn về những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp lớn”.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng gửi gắm cộng đồng doanh nghiệp lớn cần chủ động đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những lĩnh vực khác.

Ngoài ra, bên cạnh hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đem lại doanh thu lợi nhuận, các doanh nghiệp lớn cần tham gia cùng với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn đầu tư vào các lĩnh vực mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh; tham gia vào các dự án lớn của đất nước…

Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, định hướng, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia làm nhà thầu phụ cùng phát triển theo chuỗi giá trị.

“Chính phủ mong muốn doanh nghiệp phát huy tinh thần tiên phong, chủ động cùng Chính phủ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.





Nguồn: https://baoquocte.vn/luc-luong-doanh-nghiep-tu-nhan-lon-dong-luc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-viet-nam-287139.html

Cùng chủ đề

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Ngân hàng Thế giới vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên 6,5% vào năm 2025... Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung và chi phí...

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo đột phá cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam?

Theo báo cáo từ Google, AI dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó các ngành bán lẻ, y tế, sản xuất, tiêu dùng và cơ sở hạ tầng… sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Bắc Ninh đối thoại không có khoảng cách với doanh nghiệp, cùng doanh nhân tiến bước

Sáng 16/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024. Chương trình tập trung về phát triển và quản lý chợ.

Năm 2030, kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 74 tỷ USD

DNVN - Theo nghiên cứu về nền kinh tế số của Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương 74 tỷ USD, trong...

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Sáng nay (15/11), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới

Ông Jared Kushner, con rể ông Donald Trump có thể sẽ không nằm trong cơ cấu chính thức của nhà nước, nhưng sẽ đóng vai trò cố vấn bên ngoài.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Từ ngày 13-16/11, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dẫn đầu, đã thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan.

Mỹ – Hàn – Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cực lực lên án việc Nga và Triều Tiên vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), đồng thời kiên quyết ủng hộ Ukraine thực thi quyền tự vệ chính đáng theo Điều 51 của Hiến chương LHQ.

G7 ra tuyên bố chung về Nga, Ukraine, Tổng thống Zelensky khẳng định dốc sức kết thúc xung đột trong năm 2025

Lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhóm họp tại Rome, Italy tái khẳng định cam kết tiếp tục gây sức ép mạnh đối với Nga.

Bài đọc nhiều

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tích cực thúc đấy hợp tác với nhiều địa phương...

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Cùng chuyên mục

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Từ ngày 13-16/11, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dẫn đầu, đã thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan.

Việt Nam – Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã trải qua một hành trình đáng chú ý, phát triển từ những nền tảng ban đầu để đạt được những tiến bộ thực chất.

Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lao dốc, quá sớm để gọi là đáy; sự phấn khích hậu bầu cử Mỹ sắp kết thúc, thấy ‘ánh sáng cuối...

Giá vàng hôm nay 17/11/2024, giá vàng đã giảm gần 5%, đánh dấu mức giảm hằng tuần mạnh nhất trong gần 3 năm. Tâm lý bi quan mạnh mẽ bao trùm. Vẫn có ánh sáng cuối đường hầm bởi sự phấn khích hậu bầu cử Mỹ sắp kết thúc. Giá vàng nhẫn và SJC thuận đà lao dốc.

Mới nhất

Hợp tác đầu tư, thương mại Việt

Hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Mỹ trong giai đoạn tới còn nhiều dư địa để tăng trưởng, với sự hậu thuẫn lớn từ việc nâng tầm quan hệ hợp tác lên mức cao nhất - Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 9 năm ngoái. Hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Mỹ trong...

BSR ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?

Chiến lược quản trị biến động, thích ứng linh hoạt của BSR BSR đã nhanh chóng thích ứng và ứng phó với sự suy giảm của giá dầu nhằm chống chịu và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. BSR đã xây dựng và triển khai chiến lược quản trị biến động, tập trung vào việc duy trì...

Máy nuôi thú ảo bất ngờ gây “sốt”

Trào lưu nuôi thú ảo bỗng thịnh hành trở lại thời gian gần đây, nhất là gen Z. ...

Doanh nghiệp Pháp đánh giá cao tiềm năng hợp tác với Long An

Năng lượng xanh, sạch là một trong những lĩnh vực tiềm năng cho phát triển hợp tác giữa Long An An với các doanh nghiệp Pháp. Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao khác cũng hứa hẹn nhiều triển vọng đầu tư trong thời gian tới. Năng lượng xanh, sạch là một trong những lĩnh vực...

Căn hộ cao cấp dưới 80 triệu/m2 ngày càng khan hiếm

Liên tiếp ra mắt thị trường nhưng phân khúc căn hộ cao cấp có giá dưới 80 triệu/m2 tại TP.HCM đang trở nên khan hiếm. Điều này phản ánh sự chuyển dịch của thị trường khi nguồn cung tập trung vào phân khúc cao cấp, đẩy giá trị bất động sản ngày càng tăng cao. Liên tiếp ra mắt thị...

Mới nhất

Để không hối tiếc