Trang chủNewsKinh tếLinh hoạt trong công tác điều hành thị trường năm 2025

Linh hoạt trong công tác điều hành thị trường năm 2025

Công tác tham mưu điều hành thị trường trong năm 2025 phải đảm bảo mục tiêu vừa ổn định thị trường, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Công tác tham mưu điều hành thị trường năm 2024 được thực hiện tốt

Tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước quý IV năm 2024 diễn ra sáng ngày 7/1/2025, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, ngày 6/1, Tổng cục Thống kê đã công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2024. Các chỉ số cho thấy nhìn chung, tình hình kinh tế năm 2024 đã đạt được các chỉ số vĩ mô như đã đề ra, lạm phát được kiểm soát tốt.

Linh hoạt trong công tác điều hành thị trường năm 2025
Bà Nguyễn Thu Oanh phát biểu tại cuộc họp

Đối với thị trường trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 9% so với cùng kỳ, đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2024 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,85% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,63%).

Theo bà Nguyễn Thu Oanh, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai các giải pháp điều hành thị trường linh hoạt nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, các chỉ tiêu của thị trường trong nước đã có sự đóng góp kịp thời của Tổ Điều hành thị trường trong nước trong việc tham mưu triển khai các giải pháp điều tiết thị trường, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp điều hành giá, xuất cấp hàng hoá kịp thời cho người dân bị thiệt hại trong cơn bão số 3, kịp thời cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hoá phục vụ đời sống người dân.

Bên cạnh đó, năm 2024, giá các mặt hàng do nhà nước định giá đã được điều hành thận trọng: giá dịch vụ y tế không thay đổi; giá điện được điều chỉnh 1 lần; giữ mức học phí như năm ngoái… Việc kiểm soát tốt các mặt hàng giá này đã góp phần quan trọng trong kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, các chính sách điều chỉnh thuế phí, chính sách tiền tệ cũng góp phần cho mục tiêu điều hành chung.

“Ngoài ra, một điểm khách quan khác là sự hạ nhiệt lạm phát thế giới giúp cũng giúp hạ nhiệt nhập khẩu lạm phát, góp phần cho kết quả chung” – bà Nguyễn Thu Oanh chia sẻ.

Linh hoạt trong công tác điều hành thị trường năm 2025
Đại diện Cục Quản lý Giá thông tin tại cuộc họp

Theo đại diện Cục Quản lý Giá – Bộ Tài chính, năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính là đã ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về giá, từ Luật Giá đến các Nghị định, Thông tư. Như vậy, hệ thống văn bản đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu tôn trọng yếu tố thị trường và các yếu tố liên quan trong công tác điều hành giá, tạo dư địa thuận lợi cho công tác điều hành trong những năm tiếp theo.

Năm 2025, song hành giữa mục tiêu ổn định thị trường và tăng trưởng kinh tế

Bước vào năm 2025, bà Nguyễn Thu Oanh cho biết, năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội 13, yêu cầu ưu tiên tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Mục tiêu chỉ số CPI được kiểm soát ở mức 4,5%. Đây là mức không quá nặng nề với kinh nghiệm điều hành giá của Chính phủ thời gian qua.

Tuy nhiên, mục tiêu này không nên chủ quan vì có những yếu nằm ngoài tầm kiểm soát như tình hình chiến sự trên thế giới còn diễn biến phức tạp; cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn; thời tiết cực đoan khiến đứt gãy cung ứng, ảnh hưởng đến các mặt hàng chiến lược, gây ra mất an ninh lương thực năng lượng; chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống tái đắc cử Donald Trump dự báo tác động đến hoạt động xuất khẩu…

Ở thị trường trong nước, áp lực cũng đến khi chi phí nhập khẩu tăng khi cả nước đang nhập khẩu hơn 94% tư liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu nên nếu giá thế giới tăng sẽ tác động giá cả hàng hoá sản xuất trong nước, tác động đến tình hình lạm phát và giá tiêu dùng. Chưa kể, nhiều mặt hàng giá do nhà nước quản lý phải đến chu kỳ tăng giá cũng gây tác động đến chi phí giá…

Ở chiều ngược lại, nước ta cũng có một số yếu tố giúp kiềm chế CPI như có nguồn lương thực thực phẩm dồi dào; chính giảm thuế VAT; chủ trương ổn định kinh tế kỳ vọng sẽ giúp ổn định lạm phát. Do đó, Tổng cục Thống kê đã đưa ra các kịch bản về điều hành giá trong năm 2025, trong đó kịch bản 1 là CPI ở mức 3,8%; kịch bản 2 là CPI ở mức 4,2% và kịch bản thứ 3 là 4,5%.

Đại diện Cục Quản lý giá cho biết thêm, qua công tác điều hành thị trường cho thấy những yếu tố năm 2025 ảnh hưởng đến điều hành giá là các yếu tố giá cả thị trường thế giới. Đặc biệt, việc đứt gẫy chuỗi cung ứng do tình hình chiến sự có thể gây ảnh hưởng đến chi phí xuất nhập khẩu hàng hoá.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có các Nghị định hướng dẫn Luật Giá, trong đó đã đẩy mạnh khâu hậu kiểm. Tức là các bộ, ngành không trực tiếp giám sát giá mà đã đưa một số dịch vụ vào diện kê khai giá, giúp các cơ quan quản lý nắm thông tin để có dự báo, có thông tin chính xác công khai cho xã hội. Đây là điều kiện để công tác điều hành giá thuận lợi hơn.

Đánh giá cao công tác điều hành thị trường trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân – Tổ trưởng Tổ Điều hành thị trường trong nước cho biết, năm 2024, các chỉ số đều đạt, trong đó CPI đạt 3,63% (mức trần là 4,5%). Nhưng nếu kiềm chế CPI thấp quá cũng không phải là tốt.

Năm 2025, trên đà năm 2024 đang khí thế, là cơ hội để tăng tốc, bứt phá đạt các mục tiêu kinh tế. Cho nên công tác tham mưu điều hành thị trường cũng phải tính toán sao cho linh hoạt. Có thể đẩy kịch bản CPI tiệm cận với chỉ số quốc hội cho phép là 4,5% để vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tạo điều kiện cho tăng trưởng” – Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh. Đồng thời, cho biết không chỉ năm 2025 mà những năm tiếp theo, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tuyên bố phát triển ở mức 2 con số, cho nên công tác tham mưu điều hành phải kịp thời điều chỉnh thích ứng với thị trường.



Nguồn: https://congthuong.vn/linh-hoat-trong-cong-tac-dieu-hanh-thi-truong-nam-2025-368340.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt đầu tư 664,8 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2024

Trong năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 164 dự án mới, đồng thời điều chỉnh 26 lượt đầu tư, với tổng vốn đầu tư đạt gần 664,8 triệu USD. Doanh nghiệp Việt đầu tư 664,8 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2024Trong năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 164 dự án mới, đồng thời điều chỉnh 26 lượt đầu tư, với tổng vốn...

Giá nhà khó giảm trong năm 2025

Trước những áp lực về chi phí đầu tư và nhu cầu thực tế tăng cao, khả năng giảm giá nhà được nhận định là khó xảy ra trong năm 2025. Trước những áp lực về chi phí đầu tư và nhu cầu thực tế tăng cao, khả năng giảm giá nhà được nhận định là khó xảy ra trong năm 2025. Chi phí đầu tư cao, nên vẫn...

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng

Đây đã là năm thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng với khoản lợi nhuận toàn tổng công ty năm 2024 ước đạt 4.940 tỷ đồng. Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồngĐây đã là năm thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ...

Nhà đầu tư trái phiếu cần thêm “menu” để lựa chọn

Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings (tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập nội địa đầu tiên được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động) cho rằng, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có chất lượng tín nhiệm tương đối cao để nhà đầu tư đánh giá được giá trị của trái phiếu và có thêm “menu” để lựa chọn. Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings (tổ chức xếp hạng...

Người khuyết tật hào hứng với hội chợ việc làm đầu tiên ở Quảng Nam

Hàng trăm người khuyết tật đã hào hứng tham gia hội chợ việc làm với chủ đề cơ hội không của riêng ai. Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-khuyet-tat-hao-hung-voi-hoi-cho-viec-lam-dau-tien-o-quang-nam-20250107104138135.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Từ chỗ hoang mang, đến nay, doanh nghiệp thép Việt Nam đã làm quen và chủ động hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp thép đã quen với quy trình của một vụ kiện Thép là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Theo Hiệp hội Thép Việt...

Lúa quay đầu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh, thị trường lượng giao dịch ít, gạo biến động nhẹ, lúa quay đầu giảm mạnh. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ với gạo, một số mặt hàng lúa giảm mạnh so với cuối tuần trước. ...

Cụ thể hoá quy hoạch khu công nghiệp 329 ha tại Sóc Sơn

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, với quy mô hơn 329 ha. Ngày 6/1/2025, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000. Theo Quyết định số 45/QĐ-UBND, quy mô nghiên cứu lập quy...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 -...

Giá đậu tương tăng nhẹ

Theo MXV, khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ, hồi phục trở lại sau cú lao dốc vào cuối tuần trước. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư chảy mạnh mẽ vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần (6/1). Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng 0,82% lên 2.227 điểm, mức cao nhất trong gần...

Bài đọc nhiều

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Thủ phủ bưởi Diễn tất bật thu hoạch phục vụ Tết

Người dân đất trồng bưởi Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) thơm ngon nổi tiếng đang tất bật thu hoạch để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 3/1, tại thủ phủ bưởi Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội), các nhà vườn đang tất bật thu hoạch bưởi để kịp cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2025....

Tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá theo lộ trình thị trường

Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tiến cho biết: Năm 2025 sẽ thực hiện kiểm tra 4 chuyên đề gồm mặt hàng nông, lâm, thủy sản; tư liệu sản xuất; công nghiệp tiêu dùng và lĩnh vực thẩm định giá trong năm 2025. ...

Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể

Hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kểHơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Thông tin cập nhật của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và...

Năm 2024, xuất khẩu cá tra thu về 2 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023. Ngành cá tra Việt Nam sẵn sàng chinh phục cột mốc mới trong năm 2025. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023. Như vậy, trải qua 2 năm nhiều biến động về cả thị trường xuất khẩu và...

Cùng chuyên mục

Giá nhà khó giảm trong năm 2025

Trước những áp lực về chi phí đầu tư và nhu cầu thực tế tăng cao, khả năng giảm giá nhà được nhận định là khó xảy ra trong năm 2025. Trước những áp lực về chi phí đầu tư và nhu cầu thực tế tăng cao, khả năng giảm giá nhà được nhận định là khó xảy ra trong năm 2025. Chi phí đầu tư cao, nên vẫn...

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng

Đây đã là năm thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng với khoản lợi nhuận toàn tổng công ty năm 2024 ước đạt 4.940 tỷ đồng. Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồngĐây đã là năm thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ...

Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Từ chỗ hoang mang, đến nay, doanh nghiệp thép Việt Nam đã làm quen và chủ động hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp thép đã quen với quy trình của một vụ kiện Thép là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Theo Hiệp hội Thép Việt...

Lúa quay đầu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh, thị trường lượng giao dịch ít, gạo biến động nhẹ, lúa quay đầu giảm mạnh. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ với gạo, một số mặt hàng lúa giảm mạnh so với cuối tuần trước. ...

Loạt lãnh đạo Phát Đạt Corporation muốn bán lượng lớn cổ phiếu

3/6 thành viên Ban Tổng giám đốc Phát Đạt Corporation vừa đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu. Trong đó, Tổng giám đốc Bùi Quang Anh Vũ muốn bán toàn bộ cổ phiếu PDR đang sở hữu. Mới đây, một số lãnh đạo cấp cao tại Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt Corporation; HoSE: PDR) vừa thông báo cơ quan quản lý về việc đăng ký bán cổ phiếu. Theo đó, ông Bùi Quang...

Mới nhất

Đề xuất trình Quốc hội dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chính phủ đề xuất trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ở kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, diễn ra cuối tháng 2/2025. ...

Huy động cả hệ thống chính trị toàn Petrovietnam để đưa dự án NMNĐ Long Phú 1 về đích

Huy động cả hệ thống chính trị toàn Petrovietnam để đưa dự án NMNĐ Long Phú 1 về đích Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, các ban chuyên môn và tập thể cán bộ, đảng viên Tập...

Ít ai biết Ngọc Anh 3A có bố là NSND, từng làm giám đốc nhà hát

Ngọc Anh 3A ít khoe gia đình nên không mấy ai biết rằng, cô ca sỹ có giọng hát quyến rÅ© này có bố là Nghệ sỹ Nhân dân, nguyên Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam. Ngọc Anh sinh năm 1975, từng là thành viên nhóm nhạc 3A đình đám ở Hà Nội những năm 1990. Sau khi nhóm...

Hoàn tất trùng tu tháp A13 ở khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam

Ngày 11.10, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, vừa hoàn tất tái phát hiện và bảo tồn ngôi tháp A13 - di tích cuối trong nhóm tháp A, đồng thời khép lại Dự án hợp tác bảo tồn văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ. Tháp A13 khu Di sản văn hoá (DSVH)...

Phát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngoài sản phẩm hiện có là các khu đền tháp, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn ở Quảng Nam sẽ phát triển sản phẩm du lịch tại vùng đệm và vùng lõi. Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong Di sản Văn...

Mới nhất