Trang chủNewsThời sựLiệu thế giới có thể hạn chế sự nóng lên ở mức...

Liệu thế giới có thể hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C?


Ngưỡng an toàn 1,5 độ C

Kể từ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, mục tiêu quan trọng của hội nghị COP28 cũng như của thế giới được xác định là kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5⁰C, con số này khó đạt được ngày hôm nay, tuy nhiên nó lại rất quan trọng.

cop28 lieu the gioi co the han che su nong len toan cau o muc 15 do c hinh 1

Tấm bảng khổng lồ làm từ 125.000 tấm bưu thiếp riêng biệt, được đặt trên sông băng ở Thụy Sĩ để cảnh báo về sự nguy hiểm của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ảnh: AP

Nói cách khác, mục tiêu của thỏa thuận chính là giảm lượng khí thải nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu của hành tinh ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nó được ví như một cuộc cách mạng trên thế giới.

Các nhà khoa học cho biết ngưỡng 1,5 độ C đối với Trái đất được coi như một tuyến phòng thủ an toàn. Theo đó, việc bám sát ngưỡng này sẽ tạo cơ hội cho con người hành động trước khi các tác động khí hậu trở nên cực đoan do Trái đất nóng lên.

Giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) ở Đức Johan Rockström mô tả giới hạn 1,5 độ C “là một cấp độ mà chúng ta thực sự cần phải cố gắng và duy trì càng xa càng tốt”.

Nhưng để duy trì giới hạn đó, Liên hợp quốc cho biết lượng khí thải toàn cầu hiện nay cần phải giảm một nửa vào năm 2030, tức là thời hạn chỉ còn chưa đầy 7 năm nữa.

Trái đất đang sát ngưỡng 1,5 độ C đến mức nào?

Theo tính toán của các nhà khoa học, nhiệt độ toàn cầu tăng trung bình 0,08 độ C mỗi thập kỷ kể từ năm 1880. Tốc độ đó bắt đầu tăng nhanh vào năm 1981 và kể từ đó đã tăng hơn gấp đôi.

Mười năm nóng nhất từng được ghi nhận đều diễn ra sau năm 2010. Hiện các nhà khoa học khí hậu dự đoán rằng năm 2023 sẽ là năm nóng nhất lịch sử với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp là 1,43 độ C.

Hôm 20/11, Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo Trái đất đang bị đẩy vào quỹ đạo nóng lên thảm khốc lên tới 2,9 độ C trong thế kỷ này, do các quốc gia chưa thực sự hành động quyết liệt.

Những ngày trước khi diễn ra COP28, mức nhiệt độ cơ bản đã tăng trung bình 2 độ C, thậm chí tại đất nước Turkmenistan đã ghi nhận mức tăng nhiệt độ kỷ lục, tăng 10 độ C.

Điều gì xảy ra nếu Trái đất vượt ngưỡng 1,5 độ C?

Một báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt mức cao mới trong 5 năm tới. Trong khi đó, Liên hợp quốc cho biết việc hành tinh vượt qua ngưỡng 1,5 độ C sẽ đẩy nhanh hiện tượng nóng lên toàn cầu.

cop28 lieu the gioi co the han che su nong len toan cau o muc 15 do c hinh 2

Trái đất ấm lên do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự sống của con người. Ảnh: GI

Phó giám đốc Chương trình chung của MIT về Khoa học và Chính sách Thay đổi Toàn cầu Sergey Paltsev cho biết Trái đất vượt qua ngưỡng 1,5 độ C không có nghĩa là thảm họa sẽ ập tới nhân loại ngay lập tức. “Khoa học chưa bao giờ nói rằng ngày nhiệt độ vượt ngưỡng 1,51 độ C là ngày tận thế”, ông giải thích.

Thay vào đó, con người sẽ phải chịu tình trạng những thiên tai như bão, sóng nhiệt, hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn. Đây là yếu tố gây tác động sâu rộng đến đời sống.

Cụ thể, bão và lũ lụt đe dọa nơi ăn chốn ở của người dân cũng như cơ sở hạ tầng nhà nước, trong khi hạn hán kìm hãm nguồn cung cấp nước uống và hoạt động sản xuất lương thực, khiến giá cả tăng vọt. Sóng nhiệt gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi và người có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu.

Liệu tác động ở mọi nơi có giống nhau?

Câu trả lời là không. Chẳng hạn như các quốc gia đang phát triển chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào lượng khí thải toàn cầu, nhưng họ lại phải chịu những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Ví dụ, Pakistan chỉ thải ra ít hơn 1% lượng khí thải carbon trên thế giới nhưng lại là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu.

Ông Muhammad Mumtaz, trợ lý giáo sư tại Đại học Phụ nữ Fatima Jinnah ở Pakistan, cho biết 1/3 dân số sống trong khu vực thành thị nước này đang cảm nhận rõ nắng nóng gay gắt.

“Nhiều thành phố khác nhau trên khắp Pakistan đã ghi nhận nhiệt độ hơn 40 độ C, trong đó có những thành phố lên tới 51 độ C. Điều này rất đáng lo ngại”, ông Mumtaz chia sẻ.

Ông Archibong Akpan, chuyên gia về chính sách khí hậu ở Nigeria tại Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC), chỉ ra các đợt nắng nóng và lốc xoáy, cùng với mức độ nghèo đói cao, là bằng chứng cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lương thực của châu Phi.

“Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực và cây trồng”, ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc gia tăng các tác động hiện có “sẽ tàn phá rất nhiều sinh kế”.

Làm thế nào để thích ứng?

Mặc dù tốc độ nóng lên toàn cầu có thể được kìm hãm bằng cách ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch, nhưng các nhà khoa học cho rằng ngay cả khi tất cả khí thải của con người biến mất ngay lập tức, nhiệt độ Trái đất vẫn sẽ tiếp tục tăng trong vài thập kỷ do những tác động từ trước. Nghĩa là biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Vì vậy, việc thích ứng với những thay đổi của thời tiết mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản là rất quan trọng.

Hiện có nhiều quốc gia, khu vực và thành phố đã nghiên cứu thành công các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong một thời gian dài. Ví dụ, Hà Lan có địa hình thấp và bằng phẳng, chỉ có khoảng 50% diện tích đất nằm cao hơn 1 m so với mực nước biển. Do đó, quốc gia này đã xây dựng tổng cộng khoảng 3.500 công trình lấn biển, thành phố được xây dựng dọc các con kênh. Đáng chú ý, các công trình này được các kỹ sư Hà Lan tính toán rất kỹ về vấn đề thích ứng, chống chọi với các đợt thủy triều và ngập lụt.

Nhiều quốc gia châu Phi cũng đang thực hiện các kế hoạch nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, tuy nhiên quy mô còn thấp vì không đủ tài chính.

Từ lâu, các quốc gia đang phát triển đã kêu gọi các quốc gia giàu có chịu trách nhiệm về lượng khí thải khổng lồ thông qua quỹ “Tổn thất và Thiệt hại” vừa chính thức được thành lập. Số tiền trong quỹ này sẽ được dùng để hỗ trợ các nước đang phải chịu thiệt hại nặng nề bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, giúp họ thích ứng với chúng.

Hoài Phương (theo DW)



Nguồn

Cùng chủ đề

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Trái đất cách đây 500 triệu năm từng nóng hơn ta nghĩ

Trong thời kỳ động vật và thực vật trên cạn tiến hóa này, nhiệt độ trung bình toàn cầu dao động quanh mức 24°C và đôi khi lên tới 36°C. Điều này so với nhiệt độ hiện tại chỉ ở mức khoảng 14°C-15°C. ...

Chuyển hướng đầu tư | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Tổ chức phi chính phủ Urgewald và 17 đối tác vừa phát hành báo cáo về tình hình đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023. Theo báo cáo, 7.500 nhà đầu tư tổ chức trên toàn thế giới nắm giữ 4,3 ngàn tỷ USD trái phiếu và cổ phiếu của các công ty nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023. Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn ngày hội Đại đoàn kết dân tộc

(CLO) Chiều 13/11, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận...

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

Sẽ tổ chức công phu với quy mô chưa từng có

(CLO) Ngày 13/11, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp thống nhất chủ trương về một số hoạt động trọng tâm trong dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. ...

Bắc Ninh trưng bày tư liệu UNESCO vinh danh dân ca Quan họ

(CLO) Sau 15 năm được UNESCO ghi danh, dân ca Quan họ đã có một sức sống mới trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn...

Đồng chí Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng mong muốn tân Bí thư Tỉnh ủy Nam Định phát huy truyền thống của địa phương, năng động, sáng tạo; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nam Định phát triển nhanh, bền vững; xứng đáng với kỳ vọng của Trung ương, đưa Nam Định vươn lên mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chiều 13/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam...

Chủ tịch nước đặt hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc và Tiền nhân nền độc lập Peru

Sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng dân tộc và Tiền nhân nền độc lập của Peru. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-dat-hoa-tuong-niem-anh-hung-dan-toc-va-tien-nhan-nen-doc-lap-peru-post992999.vnp

Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất

Kinhtedothi - Tối 13/11, Tổ dân phố 7, phường Mộ Lao, quận Hà Đông đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đến dự và phát biểu tại ngày hội. Tổ dân phố 7 (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) là địa bàn đông dân cư với 1.800 hộ dân, 4.800 nhân khẩu, có 136 đảng viên. Hàng năm, Ban vận động xây dựng đời...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru Javier Arévalo Vela. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chanh-an-toa-an-toi-cao-peru-post992998.vnp

Mới nhất

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi...

Thi đua Quyết thắng – Động lực quan trọng để Văn phòng Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

(Bqp.vn) - Nhận thức rõ “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Văn phòng Bộ Quốc phòng đã coi trọng...

Thắt ống dẫn tinh thì tinh trùng đi đâu, có ảnh hưởng đến sinh lý nam không?

Thực tế hiện nay cho thấy, nam giới đã cởi mở và chủ động hơn trong việc thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh để ngừa thai. Tuy nhiên, trước khi quyết định,...

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự...

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà...

Mới nhất