Bông súng thường mọc nơi ao hồ hoặc vùng trũng thấp vào mùa nước nổi, được người dân sử dụng làm thực phẩm nhằm phong phú thêm bữa ăn cho gia đình.
Để tận dụng diện tích mặt nước mương vườn trồng cây ăn trái nhiều hộ gia đình ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã chọn bông súng Đà Lạt (bông súng đỏ) để trồng xen canh nhằm tăng thu nhập cho gia đình.
Khi hỏi về lý do ông trồng cây bông súng Đà Lạt, ông chia sẻ: Trồng bông súng chỉ cần tận dụng diện tích mặt nước mương để trồng. Chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc…”.
Theo ông Cương, sau khi trồng 2 tháng đến 2,5 tháng là có thể thu hoạch bông súng Đà Lạt. Trồng bông súng cũng khá đơn giản.
Bông súng được cấy từng bụi, mỗi bụi cách nhau khoảng 2m.
Nếu trồng bằng củ thì có thể ươm trên bùn non để củ súng nãy mầm trước khi cấy để tăng tỷ lệ sống.
Thời gian đầu số lượng bông còn ít, nhưng sau một thời gian bông súng sẽ mọc lan ra khắp mương.
Mương vườn trồng bông súng của gia đình ông Cương, nông dân thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Nếu mực nước trong mương càng sâu, đáy mương nhiều bùn thì bông súng Đà Lạt phát triển mạnh.
Sau mỗi năm thu hoạch, vào mùa khô bông súng sẽ tàn, nhưng nếu chăm sóc tốt, giữ được nước trong ao mương và bón thêm phân thì bông súng sẽ phát triển tốt.
Với diện tích 1,5 ha trồng chuối ông Cương đã tận dụng diện tích mương để trồng xen bông súng.
Hiện tại bông súng trong mương vườn nhà ông Cương đang cho thu hoạch mỗi đợt khoảng 600 kg – 700 kg bông súng, mỗi đợt thu hoạch cách nhau khoảng 5 ngày.
Ông Cương đang bán bông súng với giá bán dao động từ 3.500 đồng/kg – 4.000 đồng/kg, bình quân một tháng ông Chính thu nhập khoảng 14 triệu đồng.
Bông súng sau khi thu hoạch được cắt bông và bó lại thành từng bó, thương lái đến tận nhà để mua.
Mô hình trồng xen canh, không phải là mô hình mới ở địa bàn thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), nhưng để chọn được loại cây trồng thích hợp để trồng xen canh trong vườn cây ăn trái.
Điển hình như mô hình trồng xen canh, trồng kết hợp bông súng với cây ăn trái của ông Cương không những góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình, mà nó còn là một trong những hướng phát triển cho nông dân có thêm thu nhập trên cùng một diện tích cách tác.
Đây cũng là một mô hình hiệu quả có thể nhân rộng trên địa bàn thị trấn.
Nguồn: https://danviet.vn/lieu-dao-muong-trong-bong-sung-da-lat-mua-nuoc-noi-mot-ong-nong-dan-hau-giang-trung-lon-2024101819224148.htm