Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLiệu có giảm khoảng cách vùng miền?

Liệu có giảm khoảng cách vùng miền?


Giải pháp nào để giảm khoảng cách về kết quả thi THPT giữa 2 vùng này, nhất là khi thực hiện đánh giá năng lực người học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Liệu có giảm khoảng cách vùng miền?- Ảnh 1.

Thí sinh làm bài thi môn toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Môn này có độ chênh lệch lớn giữa các vùng miền và tăng dần qua các năm

KHOẢNG CÁCH GIÁO DỤC VÙNG MIỀN NGÀY CÀNG GIẢM

Trong hàng chục năm qua, Chính phủ, ngành giáo dục và xã hội có nhiều giải pháp hỗ trợ giáo dục vùng khó khăn, miền núi, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…; nhờ đó, khoảng cách giáo dục giữa vùng thuận lợi và khó khăn ngày càng giảm.

Điều này được thể hiện qua mức độ điểm ưu tiên trong tuyển sinh ĐH giảm theo từng giai đoạn, được xã hội đồng tình. Trước năm 2003, học sinh (HS) được cộng điểm nhiều nhất 3,0 điểm, giai đoạn 2004 – 2017, cộng ưu tiên nhiều nhất là 1,5 điểm, kể từ năm 2018, cộng nhiều nhất chỉ còn 0,75 điểm.

Theo Bộ GD-ĐT, việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh là do điều kiện học tập ở các vùng/khu vực vẫn có sự chênh lệch, các vùng miền núi, hải đảo, nông thôn còn nhiều khó khăn về trường lớp, về giáo viên, môi trường học tập, chất lượng đầu vào THPT thấp… Đặc biệt, thiếu giáo viên khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc chuyển đổi số trong giáo dục vẫn hạn chế ở những vùng kinh tế – xã hội khó khăn.

TRUNG BÌNH ĐIỂM THI 9 MÔN CHỈ LỆCH NHAU DƯỚI 1 ĐIỂM

Trên cơ sở kết quả điểm thi tốt nghiệp do Bộ GD-ĐT công bố, chúng tôi thống kê và tính điểm trung bình 9 môn của 10 địa phương cao nhất và 10 địa phương thấp nhất của 3 năm liên tiếp gần đây cho thấy, điểm chênh lệch giữa 2 nhóm địa phương này luôn ở mức dưới 1 điểm.

Cụ thể, năm 2021 (trung bình điểm thi 9 môn của 10 địa phương cao nhất là 6,823 điểm; của 10 địa phương thấp nhất là 6,003 điểm; chênh lệch giữa 2 nhóm địa phương là 0,820 điểm). Tính toán tương tự, năm 2022 (6,859; 5,946; 0,913) và năm 2023 (6,959; 6,046; 0,913). Như vậy, nếu tính điểm trung bình 9 môn, điểm chênh lệch giữa 10 địa phương cao nhất và 10 địa phương thấp nhất dưới 1,0 điểm, có thể chấp nhận được.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Liệu có giảm khoảng cách vùng miền?- Ảnh 2.

ĐIỂM VĂN, TOÁN VÀ NGOẠI NGỮ LỆCH NHAU TỪ 1,5 ĐẾN GẦN 2 ĐIỂM

Tuy nhiên, đối với 3 môn văn, toán và ngoại ngữ, là 3 môn thi bắt buộc, chênh lệch điểm giữa 10 địa phương cao nhất và 10 địa phương thấp nhất từ 1,5 điểm đối với môn ngữ văn và gần 2,0 điểm đối với môn ngoại ngữ.

Với cách tính toán như trên, đối với môn ngữ văn, năm 2021 (6,993; 5,676; 1,317), năm 2022 (7,295; 5,530; 1,765), năm 2023 (7,632; 6,001; 1,631). Môn ngữ văn chênh lệch giữa 2 nhóm địa phương trên 1,5 điểm.

Môn toán có độ chênh lệch lớn hơn và tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2021 (7,075; 5,521; 1,554), năm 2022 (7,012; 5,422; 1,590), năm 2023 (6,805; 5,120; 1,685). Chênh lệch giữa 10 địa phương cao nhất và 10 địa phương thấp nhất đối với môn toán trên 1,6 điểm.

Đối với môn ngoại ngữ, điểm chênh lệch giữa 2 nhóm địa phương rất lớn. Cụ thể, năm 2021 (6,579; 4,590; 1,989), năm 2022 (5,800; 4,117; 1,683), năm 2023 (6,148; 4,257; 1,891). Như vậy, môn ngoại ngữ điểm chênh lệch giữa 2 nhóm địa phương gần 2,0 điểm.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS. Và việc thi tốt nghiệp từ sau năm 2025 là đánh giá theo các yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều này dẫn tới nguy cơ chênh lệch vùng miền sẽ cao nếu không có giải pháp hữu hiệu, do điều kiện dạy và học, chất lượng đầu vào của các trường miền núi, vùng khó khăn luôn thấp hơn các vùng thuận lợi.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Liệu có giảm khoảng cách vùng miền?- Ảnh 3.

GIẢI PHÁP GIẢM KHOẢNG CÁCH VÙNG MIỀN

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án 2+2 (2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn, hai môn tự chọn theo xu hướng nghề nghiệp) được đánh giá là phương thức thi giảm áp lực thi cử và cân bằng hơn giữa tỷ lệ HS chọn môn thi thuộc khoa học xã hội (KHXH) và thuộc khoa học tự nhiên (KHTN). Đặc biệt ngoại ngữ là môn tự chọn sẽ làm giảm áp lực cho các địa phương vùng khó khăn.

Nhìn vào bảng thống kê điểm môn ngoại ngữ năm 2021, 2022 và 2023 cho thấy, các thành phố và các tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển cao luôn ở tốp đầu; trong khi các tỉnh miền núi phía bắc, Tây nguyên và ĐBSCL – những nơi có nhiều HS dân tộc thiểu số – luôn ở tốp cuối.

Để giảm khoảng cách chất lượng vùng miền thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, trước hết Bộ GD-ĐT cần khảo sát, đánh giá, tổng kết triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên từng vùng, miền, địa phương; tập huấn về phương thức ra đề thi và đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực, chú trọng tập huấn, hỗ trợ đặc biệt cho giáo viên vùng khó. Đồng thời, cho kiểm tra thử các bộ đề thi trên tất cả các vùng, sau đó đối sánh kết quả giữa các vùng, các địa phương. Việc ra đề thi cũng cần đảm bảo công bằng giữa các môn thi với nhau, tránh tình trạng môn dễ, môn khó.

Kế đến, các địa phương, các trường THPT cần khảo sát nguyện vọng chọn môn thi tốt nghiệp của HS, tăng cường hoạt động giáo dục hướng nghiệp để HS chọn môn thi, vừa đảm bảo đỗ tốt nghiệp, vừa phù hợp với xu hướng nghề nghiệp của bản thân.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Liệu có giảm khoảng cách vùng miền?- Ảnh 4.

Để đảm bảo năng lực về đánh giá, ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực, tăng cường vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn của đội ngũ giáo viên. Các trường ĐH sư phạm trên từng vùng cần phối hợp với các địa phương nơi trường đóng, để giảng viên và giáo viên THPT cùng xây dựng đề thi theo định dạng mới, từ đó rút kinh nghiệm để giảng dạy cho sinh viên sư phạm về kiểm tra, đánh giá và phương thức đánh giá năng lực.

Về phía HS, phụ huynh cần thay đổi quan điểm, học để phát triển năng lực phẩm chất, thi cử chỉ là đánh giá một giai đoạn học tập, việc học tập là một quá trình suốt đời.

Tìm nguyên nhân kết quả đánh giá PISA của VN tụt hạng

Mới đây, kết quả PISA năm 2022 đánh giá năng lực HS lứa tuổi 15 của hơn 73 nước, vùng lãnh thổ thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và ngoài OECD cho thấy, kết quả của HS VN bị tụt hạng rất nhiều so với năm 2018.

Năm 2018, VN xếp thứ 24/79 (quốc gia) về toán, 13/79 về đọc hiểu và 4/79 về khoa học, xếp trên trung bình các nước OECD. Trong khi năm 2022, VN xếp thứ 31/73 về toán, 34/73 về đọc hiểu và 34/73 về khoa học, xếp dưới trung bình các nước OECD. Đặc biệt là thứ hạng môn khoa học, tụt hạng sâu, từ thứ 4 năm 2018 xuống 34 năm 2022.

Một điều thấy rất rõ là tỷ lệ HS chọn tổ hợp KHXH trong thi tốt nghiệp THPT ngày càng tăng. Năm 2021 tỷ lệ này chiếm 64,72%; năm 2022 chiếm 66,96% và năm 2023 chiếm 67,64%. Nhất là các tỉnh miền núi, vùng khó khăn, tỷ lệ này rất cao, có tỉnh trên 80%. Xu hướng này chứng tỏ HS chọn tổ hợp KHXH để dễ học, dễ tốt nghiệp, chứ không phải chọn theo xu hướng nghề nghiệp.

Xu hướng này dẫn đến việc HS VN ngay từ lớp 10 đa số chọn theo học các môn xã hội và nhân văn, nhất là các tỉnh. Ngay cả TP.HCM hay Hà Nội, các trường thuộc tốp dưới, HS cũng chọn học các môn KHXH nhiều hơn. Điều này làm cho năng lực khoa học của HS VN trên phương diện đại trà bị giảm so với nhiều nước trên thế giới. Việc HS chọn học các môn KHXH tăng cũng ảnh hưởng đến việc tỷ lệ chọn các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) của sinh viên VN thấp hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT đưa ra ngày 6.12.2023, tỷ lệ này năm 2021 của VN 28%, trong khi Singapore là 46%, Malaysia là 50%, Hàn Quốc là 35%, Phần Lan là 36% và Đức là 39%.

Ở VN, sinh viên học ngành STEM ở vùng Đông Nam bộ chiếm 58,2% trong tổng số sinh viên của vùng, đồng bằng sông Hồng chiếm 50,2%, vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15%, vùng núi phía bắc 10% và Tây nguyên, thấp nhất chỉ chiếm 2%.



Source link

Cùng chủ đề

Nguy cơ tụt hạng ở các tỉnh miền núi phía bắc

Kinh tế - xã hội còn thấp cùng với thiên tai, dịch bệnh liên tục diễn ra ở vùng trung du và miền núi phía bắc, đặc biệt là cơn bão số 3 vừa qua, càng làm cho giáo dục THPT khó...

Bộ GD&ĐT chính thức công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học, ngay từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, chuẩn bị từ sớm,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cardi B chỉ trích Elon Musk sau khi vận động tranh cử cho bà Kamala Harris

      Cardi B chỉ trích Elon Musk vì gọi cô là 'con rối' sau khi cô tỏ ra bối rối do sự cố máy nhắc chữ tại cuộc mít tinh vận động tranh cử của bà Kamala Harris ở Milwaukee cuối tuần qua.   "Tôi không phải là con rối, Elon Musk. Tôi là con gái của người nhập cư, đã phải làm việc quần quật để nuôi tôi!", rapper Cardi B viết trên X cuối tuần qua. Theo Cardi B (32 tuổi), "Tôi là sản...

‘Cứu cánh’ cho mùa đông lạnh giá gọi tên áo khoác dài

Áo khoác dài luôn có sức hút nhờ sự đa dạng trong thiết kế, đáp ứng nhu cầu...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 8

Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao VN tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 8 (GMS8), từ ngày 5 - 8.11.2024.   Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Kông lần thứ 10, Hội...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Bỏ xét tuyển học bạ để giảm tỷ lệ ảo

Trong kế hoạch tuyển sinh năm 2025 tới đây, nhiều trường đại học (ĐH) cho hay sẽ bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Trước đó từ mùa tuyển sinh 2024, không ít trường cũng đã bỏ phương thức tuyển sinh này. ...

Mới nhất

Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã

Tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện,...

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề...

Nỗi lo đột quỵ trẻ hóa tại miền Tây, người dân cần hiểu đúng và đủ về bệnh lý này

Những năm gần đây, khu vực miền Tây với tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa gióng lên hồi chuông báo động người dân cần trang bị hiểu biết về...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? ...

Mới nhất