Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếLiên tục các trường hợp bị dập nát tay do pháo nổ

Liên tục các trường hợp bị dập nát tay do pháo nổ


Những ngày gần đây, các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao (Bệnh viện hữu nghị Việt Đức) liên tục tiếp nhận và điều trị các trường hợp tai nạn do pháo tự chế phát nổ. Hầu hết bệnh nhân đều thuộc độ tuổi thanh thiếu niên, đang đi học. Tai nạn gây thương tổn nặng ở bàn tay và để lại hậu quả tàn phế suốt đời.

Liên tục các trường hợp bị dập nát tay do pháo nổ- Ảnh 1.

Bác sĩ Lưu Danh Huy, Phó trưởng khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao thăm khám và tư vấn cho người bệnh sau phẫu thuật

Trong số 4 ca tai nạn do pháo nổ nhập viện gần đây nhất có bệnh nhi P.T.N (14 tuổi, trú Bắc Giang). Theo lời kể của gia đình, do tò mò, cháu đã sử dụng pháo và bị tai nạn khi đang cầm trên tay dẫn đến khiến bàn tay dập nát.

Sau tai nạn, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tuyến dưới sơ cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện hữu nghị Việt Đức trong tình trạng bàn tay phải có vết thương dập nát ngón 3 – 5, vết thương phần mềm bàn tay. Các bác sĩ đã mổ cấp cứu tạo mỏm cụt chỏm xương bàn ngón 3 – 5, cắt lọc khối cơ dập nát, cố định xương bàn ngón 1 tay phải.

Nam bệnh nhân khác ở Nam Định cũng phải nhập viện sau khi cùng bạn sử dụng pháo và bị nổ ngay khi vẫn đang cầm pháo đốt trên tay. Tại bệnh viện, các bác sĩ tiến hành cắt lọc, bơm rửa kỹ vết thương; đặt lại và găm kim khớp bàn thang; sửa mỏm cụt ngón 4.

Trường hợp khác thương tích nặng, phức tạp là một nam sinh cấp 2 ở Quảng Ninh. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện hữu nghị Việt Đức trong tình trạng vết thương dập nát phức tạp mặt gan bàn tay phải, vết thương nham nhở, bẩn, đáy sâu, đụng dập, tụ máu nhiều phần mềm, trật hở khối tụ cốt; gãy trật khớp bàn ngón 1, vết thương bàn tay trái, vết thương thành bụng.

Bệnh nhân được bác sĩ trong ca trực kịp thời phẫu thuật cấp cứu xử lý vết thương: tiến hành đánh rửa vết thương nhiều lần, cắt lọc làm sạch, xử lý vết thương phần mềm, sửa mỏm cụt ngón 5, đặt lại và khâu phục hồi dây chằng khớp bàn ngón 1, găm kim cố định khối tụ cốt.

Qua thực tế phẫu thuật điều trị cho các ca tai nạn do pháo nổ, bác sĩ Lưu Danh Huy, Phó trưởng khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao, cho biết đa phần các ca tai nạn pháo nổ do sử dụng pháo tự chế đều phải phẫu thuật trong tình trạng cấp cứu do vết thương bẩn, nguy cơ nhiễm trùng cao. 

Hầu hết các trường hợp đều có vết thương bàn tay, tỷ lệ cụt ngón bàn tay rất cao; ngoài ra còn gây ra các tổn thương khác như phần mềm, da, gân, ngón tay và thần kinh. Đặc biệt, ở những người trẻ tuổi, tổn thương ở tay thuận sẽ ảnh hưởng chức năng sinh hoạt, lao động và để lại di chứng cả cuộc đời.

Theo bác sĩ Huy, mặc dù đã tích cực tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của pháo tự chế nhưng cứ vào dịp giáp tết lại có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng.

Để ngăn ngừa thương tích cho con em mình và đảm bảo an toàn cho cộng đồng, người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ; không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ gây đe dọa tính mạng của bản thân và người xung quanh. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh, các bậc phụ huynh, nhà trường cần phối hợp tuyên truyền, giáo dục để hạn chế các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.



Source link

Cùng chủ đề

Bấm huyệt ở tay phòng trị được viêm khớp dạng thấp

Kích thích huyệt nào phòng trị bệnh?Theo Lương y Tân, viêm khớp dạng thấp nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:- Loãng xương: Bản thân bệnh lý nguy hiểm này cùng với một vài loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Đặc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với...

Cùng chuyên mục

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Mới nhất

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). ...

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù...

Mới nhất