Khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới đã tham gia lễ hội Nowruz, lễ mừng năm mới của người Ba Tư, được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.
Mới đây, người dân các quốc gia có ảnh hưởng văn hóa Ba Tư như Afghanistan, Azerbaijan, Iran, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan… đã đón lễ hội Nowruz. Trong ảnh: Những người phụ nữ Kyrgyzstan tạo dáng trong trang phục truyền thống trong lễ hội Nowruz ở Bishkek, Kyrgyzstan. (Nguồn: EPA) |
Lễ hội Nowruz được xem là Tết của người Ba Tư, là một trong những lễ hội lâu đời nhất trên thế giới, tồn tại hơn ba nghìn năm nay. Trong ảnh: Một gia đình Iran tham dự bữa tiệc Nowruz ở Tehran, Iran. (Nguồn: Reuters) |
Nowruz trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “ngày mới”, do đó, đây là ngày lễ kỷ niệm đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và bắt đầu một năm mới và được tổ chức vào ngày xuân phân thiên văn, thường diễn ra vào ngày 21/3. Trong ảnh: Người dân Afghanistan tụ tập quanh đền thờ Saint Sakhi Saib ở Kabul mừng lễ. (Nguồn: EPA) |
Lễ kỷ niệm kéo dài trong 13 ngày và là cơ hội để suy ngẫm về quá khứ và đặt ra những dự định cho tương lai. Lễ hội này bắt nguồn từ Zoroastrianism, một tôn giáo được thực hành ở Ba Tư cổ đại có trước cả Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Trong ảnh: Người phụ nữ Afghanistan đến thăm đền thờ Thánh Sakhi Saib để mừng lễ Nowruz, ở Kabul, Afghanistan. (Nguồn: EPA) |
Vào những ngày Nowruz, mọi người thường cầu mong một sự khởi đầu tốt lành cho một năm mới nhiều may mắn và sung túc. Trong ảnh: Người Kurd ở Syria đốt lửa trong ngày lễ Nowruz ở thành phố Qamishli, tỉnh Hasakah phía Đông Bắc Syria. (Nguồn: AFP) |
Theo thời gian, Tết Ba Tư trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc theo đạo Hồi. Ở một số quốc gia, Tết Ba Tư được công nhận là lễ hội quốc gia. Vào thời gian này, tất cả các thị trấn, làng mạc trên toàn cõi Ba Tư cổ xưa đều tổ chức các nghi lễ đón chào năm mới, đi đôi với các hoạt động lễ hội… (Nguồn: AFP) |
Năm 2009, UNESCO ghi nhận Nowruz nằm trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đánh giá Nowruz đã quảng bá giá trị của hòa bình và đoàn kết giữa nhiều thế hệ và trong các gia đình, cũng như sự hòa giải và tình láng giềng. Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2010 tuyên bố ngày 21/3 là Ngày Quốc tế Nowruz. Trong ảnh: Người dân tham gia lễ kỷ niệm Nowruz ở Bishkek, Kyrgyzstan. (Nguồn: AFP) |
Màn trình diễn nước và ánh sáng trong lễ kỷ niệm Nowruz tại Trung tâm thương mại Iran ở Tehran. [Fatemeh Bahrami/Anadolu qua Getty Images] |
Việc tổ chức Nowruz thường khác biệt ở mỗi quốc gia, nhưng có một số truyền thống chung. Phải kể đến việc chuẩn bị mang tính biểu tượng với lửa, nước và các điệu múa nghi lễ đôi khi liên quan đến việc nhảy qua những ngọn lửa. Ngọn lửa tượng trưng cho việc thanh lọc những trải nghiệm tồi tệ từ năm trước. Trong ảnh: Mọi người tụ tập quanh đống lửa ở Kirkuk, Iraq. (Nguồn: Getty Images) |
Chuỗi các sự kiện lễ hội của Nowruz kết thúc vào ngày thứ 13 của tháng thứ nhất trong năm mới theo lịch Ba Tư. Trong ngày này, mọi người kết thúc các hoạt động lễ hội, và từ ngày thứ 14 trở đi, mọi người quay trở lại công việc thường nhật. Trong ảnh: Ngọn lửa được thắp sáng trong lễ kỷ niệm Nowruz ở Kirkuk, Iraq. (Nguồn: Getty Images) |
(theo Al Jazeera)