Trang chủChính trịNgoại giaoLàn gió mới mát lành hay chỉ là ‘giấc mộng đêm hè’?

Làn gió mới mát lành hay chỉ là ‘giấc mộng đêm hè’?

Chuyến công du đầu tiên sau 14 năm tới Trung Á của một Thủ tướng Đức đã để lại nhiều lời hứa, nhưng ​​còn cần một chặng đường dài phía trước để những lời hứa này đơm hoa kết trái.

Từ trái sang: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev. (Nguồn: Orda)
Từ trái sang: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev. (Nguồn: Orda)

Chuyến thăm tới Kazakhstan và Uzbekistan của Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ ngày 15-17/9 đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên phạm vi toàn cầu.

Một mặt, việc người đứng đầu chính phủ Đức lần đầu tiên thăm các nước này trong 14 năm qua tạo nên sự thay đổi lịch sử trong quan hệ giữa Berlin và các nước Trung Á, đồng thời dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ chung giữa Liên minh châu Âu (EU) và khu vực.

Mặt khác, những bình luận của Tổng thống Kazakhstan Tokayev về việc quân đội Nga được coi là “bất khả chiến bại” có thể chỉ ra sự thiếu quan tâm của Astana đến việc tiếp tục hợp tác với Đức và EU.

Bất chấp sự mơ hồ về kết quả chung của các cuộc họp giữa Thủ tướng Scholz với những nhà lãnh đạo các nước Trung Á, điều có thể nói chắc chắn là năng lượng tái tạo đã trở thành chủ đề đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến thăm này.

Thảo luận về nguyên liệu thô quan trọng và hydro xanh chiếm ưu thế trong các cuộc gặp ở Astana và Samarkand, ám chỉ đến quan niệm rằng Trung Á là một trong những đối tác chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét mức độ thực tế của những tham vọng này, mối quan hệ đối tác nào được mong đợi và những thách thức nào có thể xảy ra trong quá trình hợp tác.

Cơ hội để quan hệ đối tác Z5+1 phát triển mạnh mẽ

Lâu nay, Berlin không phải là đối tác xa lạ với các lĩnh vực liên quan đến năng lượng xanh của Trung Á. Đức là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập phương pháp tiếp cận C5+1 (hay Z5+1 trong tiếng Đức) ở Trung Á, tập hợp 5 nước trong khu vực (gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) để đối thoại. Quốc gia Tây Âu này đã xây dựng hợp tác với Trung Á dựa trên phương pháp tiếp cận của EU, bắt đầu vào tháng 11/2022, khi liên minh 27 quốc gia thành viên và Kazakhstan ký kết quan hệ đối tác chiến lược về hydro xanh và nguyên liệu thô quan trọng.

Tiếp theo, vào tháng 7/2023, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Kazakhstan Alikhan Smailov đã triển khai các quy trình khoan thử nghiệm đầu tiên tại một nhà máy sản xuất hydro xanh lớn ở quận Karakiya thuộc vùng Mangystau.

Các dự án hydro xanh đã được thỏa thuận với các công ty Đức, chẳng hạn như Svevind (công ty ký thỏa thuận đầu tư với Kazakhstan cho sáng kiến ​​hydro xanh trị giá hơn 50 tỷ USD vào tháng 10/2022), là một phần của dự án Hyrasia One do Svevind khởi xướng.

Trong khi đó, Uzbekistan thực hiện quy trình hơi khác một chút khi họ tìm kiếm đối tác tại Đức có thể cung cấp hỗ trợ đầu tư cho các dự án quy mô nhỏ. Cụ thể, vào tháng 5/2024, Tổ chức đầu tư Đức đã cam kết hỗ trợ tập đoàn năng lượng ACWA Power phát triển một nhà máy điện hydro xanh tại tỉnh Bukhara của Uzbekistan, với khoản vay 25 triệu USD.

Nguyên liệu thô quan trọng cũng là lĩnh vực Đức đã theo đuổi ở Trung Á trong những năm trước. Tháng 9/2023, công ty khai thác HMS Bergenbau của Đức đã công bố kế hoạch trị giá 700 triệu USD nhằm khai thác lithium ở Đông Kazakhstan. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa thành công và tới nay không đưa ra đề xuất phát triển nào khác.

Trong khi đó, đối với các quốc gia Trung Á còn lại, không thấy bất kỳ sự quan tâm nào từ phía Berlin về năng lượng, mặc dù họ rất giàu nguyên liệu thô quan trọng.

Cách tiếp cận của Đức ở Trung Á chắc chắn là đầy hứa hẹn và kịp thời, trong bối cảnh quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu thô quan trọng, cũng như nguồn cung cấp hydro xanh. Berlin đang háo hức phục hồi ngành công nghiệp, và việc này sẽ cần các nguyên liệu đã nói ở trên, cũng như hydro xanh.

Tầm quan trọng của hydro có thể được củng cố bởi thực tế là nó được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, và cả hai lĩnh vực này đều có tầm quan trọng tối cao đối với Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, và ở mức độ ít quan trọng hơn đối với Kyrgyzstan và Tajikistan.

Trở ngại và thách thức

Mặc dù những điều đã đề cập ở trên ủng hộ tuyên bố rằng chuyến thăm của Thủ tướng Scholz là kịp thời cho quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế xanh ở châu Âu và Trung Á, nhưng đồng thời, kế hoạch vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể.

Đức đặt cược vào năng lượng xanh ở Trung Á: Làn gió biến tham vọng thành hiện thực hay chỉ là một ‘giấc mộng đêm hè’?
Năng lượng tái tạo, hydro xanh trở thành chủ đề đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Trung Á, tháng 9/2024. (Nguồn: Getty Images)

Thách thức đầu tiên và quan trọng nhất là thiếu đầu tư. Dự án năng lượng xanh Hyrasia One cần nguồn tài chính 50 tỷ USD và hiện tại không có nhà đầu tư nào tỏ ra quan tâm. Trong khi đó, theo kế hoạch, các nhà phát triển dự án ​​sẽ điều chỉnh số tiền đầu tư cần thiết vào năm 2026, làm nổi bật bản chất không chắc chắn của nỗ lực này.

Tương tự, đối với Uzbekistan, tham vọng đặt ra quá cao khi hướng tới một nhà máy hydro xanh công suất 27GW, trong khi tổng số tiền các nhà đầu tư Đức có thể cam kết chỉ đủ cho một dự án quy mô nhỏ khoảng 30MW. Hiện vẫn chưa rõ nguồn tài chính sẽ lấy từ đâu và cần có sự cam kết từ các tổ chức tài chính châu Âu nếu muốn đạt được bất kỳ tiến triển nào.

Xét đến xu hướng toàn cầu, trong khi chỉ có 5% dự án hydro xanh có thể nhận được khoản đầu tư toàn diện cho phát triển, thì mức độ tin tưởng vào việc hoàn thiện các sáng kiến ​​nói trên là khá thấp. Điều này cũng được nhấn mạnh bởi thực tế là, trong số tất cả các thỏa thuận trị giá 6,3 tỷ USD đã được ký kết giữa Kazakhstan và Đức, chỉ có một Biên bản ghi nhớ về hợp tác khoa học về hydro xanh là có liên quan.

Thách thức thứ hai ​​sẽ xuất hiện từ các khuôn khổ của EU nhằm vào thẩm định doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội và môi trường, chẳng hạn như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và Chỉ thị thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD). Các công ty hoạt động tại châu Phi đã báo cáo rằng, những khuôn khổ của EU dự kiến ​​sẽ dẫn đến khoản lỗ 25 tỷ USD ở lục địa này.

Và nếu liên minh mở rộng sự hiện diện đầu tư tại Trung Á, đồng thời áp dụng các khuôn khổ trên, thì dự kiến khoản lỗ cũng sẽ tương tự. Thậm chí có thể gây nên sự bất mãn đối với gánh nặng hành chính mà các quy định này gây ra.

Cuối cùng, một thách thức lớn đã được chứng minh là tính bao trùm và sự tham gia của tất cả các quốc gia Trung Á. Ví dụ, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon đã đề xuất sự tham gia của các thực thể Đức vào những dự án thủy điện tại Tajikistan.

Mặt khác, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án năng lượng và giảm tình trạng thiếu năng lượng trong khu vực, trong khi Tổng thống Turkmenistan là đại biểu ít tham gia nhất trong các cuộc thảo luận này, với sự hợp tác của Ashgabat với các bên liên quan ở châu Âu vẫn ở các dự án quy mô nhỏ.

Cách tiếp cận phân mảnh của Berlin ở Trung Á có thể dẫn đến sự phân mảnh về quan điểm của các quốc gia Trung Á đối với EU và sẽ khiến chiến lược tổng thể phải chịu sự hỗn loạn về địa chính trị.

Hơn nữa, các quốc gia Trung Á nằm trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng như nhà máy thủy điện, điện hạt nhân, phương tiện di chuyển thông minh/xanh sẽ giúp họ giảm thiểu tác động của môi trường và có khả năng xuất khẩu năng lượng xanh. Đức có thể là đối tác mạnh mẽ cung cấp chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Nhìn chung, chuyến thăm Kazakhstan và Uzbekistan của Thủ tướng Scholz chắc chắn đã làm dấy lên kỳ vọng về quá trình chuyển đổi năng lượng, cho cả Trung Á và châu Âu. Các dự án đầy tham vọng có thể định hình lại ngành năng lượng ở Astana và Tashkent, đồng thời đưa 2 quốc gia Trung Á này thành các nước xuất khẩu chiến lược các nguyên liệu thô quan trọng và hydro xanh.

Tuy nhiên, để những tham vọng này trở thành hiện thực, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Khoảng cách đầu tư hiện tại quá lớn và có một số cách để khắc phục điều này.

Là một phần của quá trình chuyển đổi sang thế giới đa cực, Đức phải tìm kiếm các mối quan hệ đối tác. Những mối quan hệ này có thể đến thông qua một quỹ đầu tư của EU cho Trung Á hoặc, trong bối cảnh kinh tế trì trệ ở châu Âu, Berlin có thể hợp tác với các bên đang hoạt động trong khu vực, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc – những đối tác chia sẻ lợi ích về hydro xanh và nguyên liệu thô quan trọng, để thành lập các liên doanh đầu tư chung.

Một vấn đề khác nảy sinh là gánh nặng do CBAM và CSDDD gây ra cho nền kinh tế. Berlin nên khởi xướng cuộc đối thoại tại Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu về các bản sửa đổi giúp duy trì lợi ích bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của thẩm định doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu các trở ngại về mặt pháp lý và gánh nặng hành chính.

Cuối cùng, chuyến công du của Thủ tướng Scholz được cho là thiếu cách tiếp cận bao trùm đối với tất cả các quốc gia Trung Á. Trong khi đó, các quốc gia nhỏ hơn, như Tajikistan và Kyrgyzstan, về cơ bản cần có chuyên môn, khoa học và kỹ thuật để giảm tác động tiêu cực của môi trường. Để hạn chế nguy cơ phân mảnh trong quan hệ Z5+1, cần có một chương trình nghị sự toàn diện và bao trùm hơn.

Tóm lại, chuyến thăm đầu tiên sau 14 năm tới Trung Á của một Thủ tướng Đức đã để lại nhiều lời hứa, nhưng ​​sẽ còn một chặng đường dài phía trước để những lời hứa này đơm hoa kết trái.





Nguồn: https://baoquocte.vn/duc-dat-cuoc-vao-nang-luong-xanh-o-trung-a-lan-gio-moi-mat-lanh-hay-chi-la-giac-mong-dem-he-288519.html

Cùng chủ đề

Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạo

Sau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, điều các nhà đầu tư và các bên liên quan đang chờ đợi là các văn bản hướng dẫn cụ thể. Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạoSau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, điều các nhà đầu tư và các bên liên quan đang...

‘Kho trữ điện khổng lồ’ lớn nhất thế giới được đầu tư giữa sa mạc

Dự án pin khổng lồ ở sa mạc Atacama dự kiến tạo ra khoảng 5,5 TWh năng lượng hàng năm, giúp giảm khoảng 1,4 triệu tấn CO2. Dự án này vừa nhận thêm khoản tài trợ bổ sung từ các tập đoàn đầu tư lớn. Công ty Grenergy của Tây Ban Nha hôm 17/12 công bố đã ký kết khoản tài trợ bổ sung trị giá 299 triệu USD cho dự án Oasis de Atacama ở miền bắc Chile. Đây...

Loạt chính sách ưu đãi mới với ‘nguồn điện trời cho’ có gì hấp dẫn?

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó đề xuất hàng loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án này. Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất các dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện và có đấu nối với hệ thống điện...

Hãng tàu lớn thứ ba trên thế giới đầu tư sà lan điện tại Việt Nam

Tập đoàn CMA CGM, một trong ba hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, vừa công bố dự án đầu tư sà lan chạy hoàn toàn bằng điện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang tối ưu hóa chuỗi cung ứng xanh. Tập...

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. Theo đó, trên cơ sở Luật Điện lực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Nhóm điều tra liên ngành của Hàn Quốc đang rốt ráo tiến hành cuộc điều tra về vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm muộn 3/12, bất chấp việc nhà lãnh đạo không hợp tác.

Khát vọng đổi mới và vươn tầm vị thế quốc phòng Việt Nam

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 (19-22/12), Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội Viettel đã giới thiệu nhiều sản phẩm thế hệ mới ứng dụng công nghệ cao, khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, sản xuất và phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam. "Cầm đuốc" tiên phong Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội...

Bài đọc nhiều

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Cùng chuyên mục

Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Những lô hàng xuất khẩu nông sản cuối năm tại Đắk Lắk vẫn đang tiếp tục góp phần tạo nên niềm vui cho mùa Xuân mới. Kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk năm 2024 tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 1,675 tỷ USD, bằng 104,7% kế hoạch năm, tăng 10,47% so với năm trước.

Một dự luật của ông Trump không được Hạ viện Mỹ “gật đầu”, chính phủ Mỹ lại “lung lay”

Một dự luật chi tiêu của đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ đã không được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 19/12 (giờ địa phương). Điều này khiến chính phủ Mỹ đối mặt khả năng đóng cửa một phần.

Được “trời phú” cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện

Sở hữu trữ lượng khí đốt khổng lồ nhưng Iran đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đến mức phải đóng cửa các nhà máy công nghiệp. Vì sao nghịch lý này lại xảy ra?

Giá cà phê trong nước còn tăng, đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR

USDA dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU tiếp tục tăng thêm 146.000 tấn so với năm trước và đạt mức 2,5 triệu tấn. Còn thị trường Mỹ ước tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn cà phê trong năm tới.

Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thế giới tiếp tục lao dốc, trong nước giá xăng đồng loạt tăng.

Mới nhất

Biết ơn, khắc ghi sự hy sinh to lớn cho đất mẹ Việt Nam ‘nở hoa độc lập, kết trái tự do’

Trong lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, đại diện cựu chiến binh Việt Nam và thế hệ trẻ đã có những chia sẻ niềm tự hào bề dày truyền thống 80 năm của QĐND Việt Nam anh hùng; thể hiện sự...

Triển lãm về di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

(CLO) Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh từ ngày 25 - 28/12....

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi...

Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa (UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2024.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số...

Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất

Trong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025 và 2026, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đề cập mới có Dự án Khu đô thị Cát Hải là đang thẩm định hồ sơ để phê duyệt chủ trương đầu tư. Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư,...

Mới nhất